![]() | Sách Bồ Tát đi giày trái - XB 2023 1 × 90.000 ₫ | ![]() |
![]() | Sách Thiên thần Quét Lá 1 × 145.000 ₫ | ![]() |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |

Cửa hàng
Sách The Banh Mi Handbook
The Banh Mi Handbook
A cookbook devoted to the beloved Vietnamese sandwich, with 50 recipes ranging from classic fillings to innovative modern combinations.
Created by Vietnamese street vendors a century or so ago, banh mi is a twist on the French snack of pâté and bread that is as brilliant as it is addictive to eat. Who can resist the combination of crisp baguette, succulent filling, and toppings like tangy daikon and carrot pickles, thin chile slices, refreshing cucumber strips, and pungent cilantro sprigs? You’ll have ample opportunities to customize your sandwich with filling options such as grilled pork, roast chicken, and “the special”—a delectable combination of garlicky pork, liver pâté, and Vietnamese cold-cuts.
Opening a new realm of flavor for anyone tired of standard sandwich fare, The Banh Mi Handbookpresents more than fifty recipes and numerous insights for crafting a wide range of sandwiches, from iconic classics to modern innovations, including:
Crispy Drunken Chicken
Shrimp in Caramel Sauce
Grilled Lemongrass Pork
Beef and Curry Sliders
Coconut Curry Tofu
Lettuce Wrap Banh Mi
Respected food writer Andrea Nguyen’s simple, delicious recipes for flavor-packed fillings, punchy homemade condiments, and crunchy, colorful pickled vegetables bring the very best of Vietnamese street food to your kitchen.
0đ
470.000đ
-100%Sách Bare Feet Iron Will
The author and every male member of his immediate family served in the Vietnam war. In 1988, his older brother, Elmo, died from Agent Orange-related cancers linked to his service as a Swift Boat commander during the Vietnam war. In a bitter irony, it was the actions of his father, Admiral Elmo R. Zumwalt, Jr., in ordering the spraying of Agent Orange when he commanded all US naval forces in Vietnam that sealed his brother’s fate. People react differently to grief. For the author, it turned to animosity, directed against not only the war but also the enemy against whom we had fought.
In 1994, traveling to Vietnam for the first time since the war, he met with Vietnamese leaders to discuss the Agent Orange issue. In doing so, it provided him with the opportunity to learn about the conflict from the perspective of those who had fought it on the other side of the battlefield. As these former enemy veterans began sharing their personal stories of hardship and tragedy-one of which was not too dissimilar from the author’s own-he was struck by a stark realization. As difficult and tragic as the war had been for Americans who served, it had taken as much, if not greater, a toll on the Vietnamese.
In war, there are never winners-and Vietnam was no exception. Returning to Vietnam more than 50 times to interview hundreds of North Vietnamese Army (NVA) and Viet Cong (VC) veterans, in addition to Vietnamese civilians, the author obtained a better understanding as to the extent of our former enemy’s suffering during that war. The result was a metamorphosis, which changed his attitude towards a former foe.
“Bare Feet, Iron Will” became the vehicle by which he shares what this metamorphosis taught him. In “Bare Feet, Iron Will” are stories of intrigue, of patience, of ingenuity, of dedication and, most importantly, about a people with no option other than victory. These stories, share unique insights about the war. Intriguing insights evolving into odd coincidences-such as what led a Vietnamese veteran to write a novel, praised by Western critics, about the war; an interview where the author would learn the interviewee had tried to assassinate his father; the earlier-than-realized first American casualty of the Vietnam conflict and what that incident would portend for US involvement. About Vietnam’s allies-including China, a country with which Vietnam has fought in almost every century and how China sought at times to give the appearance of helping North Vietnam while not doing so and North Korea, which pressured to send pilots to fight the Americans, only to have Hanoi send the Koreans home, trying to hide their participation by burying North Korean pilots in an obscure cemetery.
More than a generation after the war in Vietnam ended, many Americans are still haunted by its memory. More than thirty-four years after the fall of Saigon, it is time to better understand the enemy we fought and the ro1e their “iron will” played. And with that understanding, hopefully many may find the healing they seek
348.000đ
350.000đ
-1%Sách Life Behind The Front Line
There are endless meters of films and countless photo books on the Vietnam War. But this must be the first time you have held a collection of photos, taken by Vietnamese themselves. They are photographers, who grew up during the war and who approached photography without any training, but rather in the traditional way: the elders assisted those younger than them in their careers. But all came to photography with enthusiastic hearts.
These are photos taken on the spot by professional and amateur photographers who held in their hands ancient cameras without zooms, whose only means of transport were their own legs or at most a bicycle, and their dark rooms were just blankets over their heads and a kerosene lamp… But they have bought us such lively images ‒ not images of war full of bomb blasts and destruction, but images of real life behind the front lines, of peasants, workers, intellectuals and particularly women and children living through the war, day by day, in happiness and in sorrows… This book offers a different images of the war ‒ images of the simple people who were not born to arms, but had to face war and find a way to survive it…
“Behind the front line” is in fact, another front line, and on this fierce “front line” there are peasant and workers, mostly “girls who still felt shy with their boyfriends, and old people who were almost ready to join their ancestors, calmly raised their rifles, aimed at the deadly planes and shot at the right time.” And, on this “front line”, all women, wives, sisters… have to ensure good harvests on the fields (with rifles on their backs); to ensure production in the enterprises (with rifles at their sides); to ensure the kindergartens and schools well functioning in the evacuation sites…
In certain cases, a young soldier return home to find that his wife, behind the front line, has passed away during the war.
“…
The young man of fire and sword is not die
but the little girl behind the front line.
I return
not seeing her
My mother sat next to her grave full of darkness.
The wedding flower vase
Become the incense-burner
with cold ashes around.”
Huu Loan
(The violet of tomentose rose myrtle)
“But we have a common sorrow, the immense sorrow of war, the lofty sorrow that is higher than happiness and that overcomes misery. Owing to this sorrow, we escape from the war, escape from being buried in the interminable slaughtering, in the misery of guns and bayonets, escape from the obsession with violence to return to our path in life, which may be unhappy and full of sins, but is still the most beautiful life that we can hope for, since it is life in peace.”
Bao Ninh
(The Sorrow of War)
448.000đ
450.000đ
-0%Tạp Chí Elle Decoration Tháng 9/2023 – Slow Living
Tạp Chí Elle Decoration Tháng 9/2023 – Slow Living
Bạn đọc mến, Khi nhà văn Carlo Petrini sáng lập tổ chức Slow Food ở Ý năm 1986 – một phản đề trực tiếp với khái niệm fast food – có lẽ ông không hình dung được sự đón nhận và lan tỏa của tôn chỉ “ăn chậm” ( bao gồm chậm rãi thưởng thức hương vị, ủng hộ nông sản địa phương, hạn chế độc canh, giảm thiểu áp lực tinh thần). Trong một thế giới ngày càng đủ đầy, thứ đang thiếu ở mọi nơi có lẽ chính là một nhịp chủ động chậm đi, một khoảng lặng đủ cho sự chiêm nghiệm – và đó chính là cảm hứng cho ấn phẩm này. Chuyên mục Feature giới thiệu Mai Tạ, Đào Huy Hoàng và Nguyễn Hùng Cường – ba người trẻ với thực hành nghệ thuật kiên định một lối riêng nhưng gặp nhau ở điểm chung là sự nhẫn nại và tỉ mỉ, sự độc lập tự nghiên cứu – thứ phẩm chất từ tốn hiếm thấy ở tuổi đời của họ
0đ
100.000đ
-100%Tạp chí phái đẹp ELLE tháng 9/2023 – Tóc Tiên
Ca sĩ Tóc Tiên chính là Gương mặt trang bìa của ấn phẩm The Fashion Issue – Spécial Mode của ELLE. Lần này lấy cảm hứng từ phong cách kinh điển của thập niên 90, nữ ca sĩ của bản hit “906090” phô diễn vẻ đẹp đầy tự tin và quyến rũ trong trang phục Calvin Klein. Với tầm nhìn sáng tạo và phá cách của BTV khách mời – NTK Lâm Gia Khang, những chiếc áo thun, áo khoác denim, quần jeans… của thương hiệu nước Mỹ đã tạo nên những bản phối đầy bất ngờ và phóng khoáng, gợi mở nhiều ý tưởng mặc đẹp với những món đồ cơ bản nhưng không bao giờ lỗi mốt.
Khi trò chuyện với ELLE, Tóc Tiên đã chia sẻ về niềm đam mê du lịch gần đây của mình và những thay đổi trong cuộc sống, sự nghiệp sau khi kết hôn. “Cuộc sống hiện tại đối với Tiên là đủ. Sự cân bằng, theo lý thuyết là rất hay nhưng không dễ đạt được, Tiên cũng không chủ đích đạt đến nó nhưng rất may mình lại đang chạm đến cảm giác cân bằng đó.” – Cô chia sẻ.
0đ
65.000đ
-100%Tạp chí phái đẹp ELLE tháng 9/2023- H’Hen Niê & Wukong
Tạp chí phái đẹp ELLE tháng 9/2023- H’Hen Niê & Wukong
Bùng nổ năng lượng tươi mới và tinh thần thể thao không giới hạn với Hoa hậu H’Hen Niê và DJ Wukong trên trang bìa ấn phẩm The Fashion Issue – Spécial Mode của ELLE.
Năng động, ưa dịch chuyển, yêu thích sự thoải mái và có phong cách thời trang tinh tế, H’Hen Niê và Wukong dường như tìm thấy sự đồng điệu đặc biệt khi lần đầu kết hợp trong bộ ảnh của ELLE. Nếu nàng hậu ghi điểm trong lòng công chúng bởi ngoại hình khỏe khoắn, năng lượng tích cực và tâm hồn rộng mở; thì anh chàng DJ điển trai lại khiến mọi người bất ngờ bởi sự ấm áp, ngọt ngào và luôn hướng về các giá trị văn hóa Á Đông. Các trang phục có tính ứng dụng đa dạng thuộc BST FW23 Tracksuit của Lacoste gợi mở sự giải phóng trong từng chuyển động nhưng vẫn ngấm ngầm nét thanh lịch tinh tế đậm chất Pháp. “Những kết nối không lời” tạo nên dòng chảy xuyên suốt, tôn vinh vẻ đẹp đa văn hóa, vốn là giao điểm muôn đời của thời trang và thể thao.
0đ
65.000đ
-100%Sách tô màu – 50 Places to Color before You die Coloring book
A fun coloring book for adults and children with the theme of world famous beautiful landmarks.
Quyển sách tô màu thú vị dành cho người lớn và trẻ em với chủ đề các địa danh nổi tiếng thế giới.
0đ
390.000đ
-100%Sách Cách mạng liệu pháp thư giãn
CÁCH MẠNG LIỆU PHÁP THƯ GIÃN
Phanbook và NXB Lao Động trân trọng giới thiệu!
Cách mạng Liệu pháp Thư giãn là tác phẩm độc nhất vừa trình bày những khám phá khoa học mới nhất, vừa chỉ rõ y học thân tâm có thể được áp dụng – và trên thực tế đang được áp dụng – như thế nào trong điều trị cho nhiều căn bệnh mà con người đang phải đối mặt hiện nay như: cao huyết áp, các chứng đau nhức kinh niên, nhiều dạng ám ảnh, sợ hãi, viêm khớp, trầm cảm và lo âu…
Liệu pháp thư giãn là nền tảng chữa trị của Viện Y học Thân Tâm Benson-Henry tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, một bệnh viện giảng dạy của Đại học Y Harvard. Bác sĩ Benson, một chuyên gia về bệnh tim, đã khám phá ra phản ứng thư giãn tại Đại học Harvard vào những năm cuối của thập niên 1960. Cụ thể, bác sĩ Benson nhận thấy thiền làm giảm quá trình trao đổi chất, nhịp thở, nhịp tim và hoạt động của não. Cho nên, liệu pháp thư giãn có nội dung và hình thức của thiền tập.
Cách mạng Liệu pháp Thư giãn là tác phẩm thứ hai của vị bác sĩ này. Cuốn sách sẽ đem đến cho bạn đọc những giây phút khám phá vui thú về sức khỏe thân tâm. Đây cũng là một tài liệu quý giá cho các chuyên viên y tế để tìm hiểu thêm về sự liên quan giữa bệnh tâm và bệnh thân.
– Tên tác phẩm: Cách mạng Liệu pháp Thư giãn
– Tác giả: Herbert Benson, MD và William Proctor, JD
– Thể loại: Sách tham khảo
– Hình thức: Bìa mềm
– Nhà xuất bản: NXB Lao Động
– Đơn vị phát hành: PHANBOOK
– Năm xuất bản: 12/2023
260.000đ
289.000đ
-10%Sách Mỗi bước chân là thương yêu – Tập 1
Mỗi bước chân là thương yêu
THÔNG TIN TÁC PHẨM
Tên tác phẩm: Mỗi bước chân là thương yêu
Tác giả: Tăng thân Làng Mai biên soạn
Kích thước: 15.5 x 23.5cm
Loại bìa: Bìa cứng – Sách in màu
Số trang: 584 trang
Ngày xuất bản: Tháng 01/2024
Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng
Đơn vị phát hành: Phanbook
Sách có tại nhà sách An Thư
Fanpage\anthubook
Fanpage\Antruthanhthoi
442.000đ
520.000đ
-15%Sách Ông Đạo và giếng nước thơm trong
Sách Ông Đạo và giếng nước thơm trong
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Trong một túp lều nhỏ được làm bằng tre và rơm giữa lòng núi Nưa (Thanh Hóa), chỉ có một cái chõng nhỏ và một bàn thờ làm bằng tre. Sư Ông Làng Mai, lúc đó lag một em bé 10 tuổi, nhìn vào túp lều để tìm ông đạo.
Ông đạo đang ở đâu? Túp lều vắng bóng người. Sư Ông đi tìm. Và tiếng từng giọt nước thánh thót như tiếng chuông giữa rừng yên tĩnh gọi Sư Ông dừng lại bên một giếng nước thơm trong.
Mời các em cùng nắm tay Sư Ông đi gặp ông đạo nhé.
—————————————–
SÁCH CÙNG TÁC GIẢ, DO PHANBOOK ẤN HÀNH
– Mỗi hơi thở một nụ cười
– Con gà đẻ trứng vàng
– 365 ngày An Lạc
– 365 ngày Yêu Thương
– Bồ Tát Ngàn Tay Ngàn Mắt
– Hương thơm quê mẹ: Thể hiện nếp sống tâm linh qua nghệ thuật thư pháp.
——————————————
178.000đ
198.000đ
-10%Sáng Tác Của Francois Rabelais Với Nền Văn Hóa Dân Gian Trung Cổ Và Phục Hưng
Trên giá sách của các nhà nghiên cứu văn hóa và văn học của chúng ta vừa xuất hiện một cuốn sách rất có giá trị, cuốn: Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hoá dân gian Trung cổ và Phục hưng (1) của nhà triết học, nhà ngữ văn học xuất chúng người Nga M. M. Bakhtin. Công trình này cũng như nhiều tác phẩm khác của Bakhtin đã từng được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ chủ yếu của thế giới. Di sản lý luận của Bakhtin bước đầu được giới thiệu ở Việt Nam khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Đến đầu những năm 90, lý thuyết về đối thoại, đa thanh đã được giới thiệu một cách hệ thống với sự đóng góp nổi bật của hai nhà nghiên cứu Trần Đình Sử và Phạm Vĩnh Cư (2). Có thể nói, việc tiếp nhận lý thuyết của Bakhtin đã tạo được những bước chuyển lớn trong đời sống nghiên cứu, phê bình, mở ra nhiều hướng tiếp cận hứa hẹn. Nhưng phải đến một thập kỷ sau, cũng là hơn một nửa thế kỷ khi nó được viết ra, công trình lớn nhất của Bakhtin mới đến được với công chúng Việt Nam. Với cuốn này, người đọc Việt Nam được tiếp cận đầy đủ lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực nghịch dị mà hạt nhân cơ bản là tiếng cuời lưỡng trị trong nền văn hoá trào tiếu dân gian.
Đây thực sự là một công trình đồ sộ. Với một chương Dẫn luận và bảy chương khảo sát di sản của Rabelais trong sự gắn kết với nền văn hoá trào tiếu dân gian Trung cổ và Phục hưng, Bakhtin đã đưa ra một mô hình mỹ học nghịch dị và chứng minh một cách thuyết phục qua những sáng tác của Rabelais. Với lý thuyết của Bakhtin, lần đầu tiên mỹ học nghịch dị mới được thực sự khẳng định, trở thành một nhánh song song với mỹ học cổ điển, phát triển và tạo nên trường ảnh hưởng tới đời sống sáng tác và phê bình văn hoá nghệ thuật.
Tiếp cận với lịch sử vấn đề nghiên cứu Rabelais, Bakhtin nhận thấy sự lệch lạc của các nhà khoa học đi trước khi họ không thể cắt nghĩa một cách thuyết phục các yếu tố “dâm tục” trong sáng tác của Rabelais dẫn tới việc không thể lý giải được tầm vóc vĩ đại của ông trong lịch sử văn hoá châu Âu. Bakhtin đã chỉ ra hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: có quan niệm hẹp hòi về tính dân gian và văn hoá dân gian đã dẫn đến việc không thu nạp vào khuôn khổ của nó loại văn hoá quảng trường và tiếng cười dân gian với tất cả biểu hiện phong phú của nó; chưa coi “nhân – dân – cười – quảng – trường” là đối tượng chuyên biệt dưới các góc nhìn văn hoá – lịch sử, sáng tác truyền khẩu và sáng tác thành văn. Đó là một hình thức quy chụp văn hoá trào tiếu dân gian vào điều kiện văn hoá tư sản và mỹ học của thời đại mới, tức là hiện đại hoá nó. Vì vậy, Bakhtin nêu ra yêu cầu phải đặt văn hoá trào tiếu vào chính vị trí của nó bằng việc đi sâu nghiên cứu những nguồn gốc dân gian của Rabelais, đặt vấn đề về nền văn hoá trào tiếu dân gian thời trung cổ và phục hưng, xác định dung lượng và nhận định tính đặc thù của nó để xây dựng lý thuyết về tiếng cười lưỡng trị.
Đặt Rabelais trong lịch sử tiếng cười (Chương I), trong thế đối diện thường xuyên với văn hoá chính thống trang nghiêm, trên cả ba loại hình: 1,- những hình thức nghi lễ – diễn trò (kiểu lễ hội giả trang – canaval và trò diễn trào tiếu công cộng); 2,- các tác phẩm ngôn từ trào tiếu (bằng tiếng Latinh và các thứ tiếng dân dã); 3,- Những hình thức và thể loại đặc thù của ngôn ngữ suồng sã quảng trường (mắng chửi, nguyền rủa, thề bồi, các lối nói chế nhạo dân gian…), Bakhtin chỉ ra ba hình thức biểu hiện cơ bản của văn hoá trào tiếu trung cổ chưa được nghiên cứu với từ phổ là hình thức nghi lễ – diễn trò hội giả trang, tức là ngoài cái chỉnh thể thống nhất của văn hoá trào tiếu dân gian trung cổ. Vấn đề văn hoá ấy hoàn toàn chưa được đặt ra. Nó chưa được tìm hiểu với ý nghĩa là kiểu hình tượng trào tiếu đặc thù. Từ đó, tìm hiểu kiểu hình tượng trào tiếu này là nhiệm vụ trung tâm của công trình để giải mã hiện tượng Rabelais và đặt nền móng cho một hướng tiếp cận nền văn hoá trào tiếu dân gian cũng như những dư hưởng của nó trong đời sống văn hoá nghệ thuật sau này.
Các hình thức nghi lễ – diễn trò dân gian được tổ chức theo nguyên tắc tiếng cười được truyền thống linh thiêng hóa trong thế đối lập thường xuyên với nguyên tắc trang nghiêm của các nghi lễ chính thống. Nó làm nên trạng thái hai thế giới, một nét đặc thù của văn hóa Trung cổ, mà trong xu thế phát triển, tiếng cười phi chính thống dần dần trở thành “những hình thức cơ bản để biểu đạt cảm quan thế gới của dân gian, biểu đạt văn hóa dân gian”. Gần với các hình thức nghệ thuật hình tượng kiểu như trò diễn kịch trường, hòa tan vào đám hội, nó đứng ở đường biên của nghệ thuật sân khấu – diễn trò và cuộc sống. Ở đó, không có sự phân biệt giữa người diễn và người xem mà nếu như cố tạo một “khoảng cách kịch trường” thì vở diễn sân khấu sẽ bị phá vỡ. Kết quả, tiếng cười đã làm cho hội giả trang mang tính toàn dân, trở thành lễ hội của tất cả mọi người, dù muốn hay không con người cũng không thể trốn tránh. Quy luật tự do hội hè làm cho con người được cảm thụ sống động cuộc sống và như được thoát ly nhất thời khỏi những thể chế của cuộc sống thông thường. Vì thế, ở hội giả trang, bản thân cuộc sống chơi dỡn và diễn trình một hình thức sinh tồn khác của mình, hình thức tự do, diễn trình sự tái sinh và tự đổi mới mình trên những cơ sở tốt đẹp nhất mà nó tạo ra, một hình thức tái sinh lý tưởng của nó. Điều đó cho thấy bản chất của hội giả trang: bản thân cuộc sống diễn trò còn trò diễn thì nhất thời trở thành bản thân cuộc sống. Một cuộc sống thứ hai của nhân gian được tổ chức trên cơ sở tiếng cười, cuộc sống hội hè của nhân dân.
Tồn tại trên cơ sở cái hòa đồng cái lý tưởng không tưởng và cái hiện thực nhất thời trong cảm quan thế giới hội hè, hội giả trang tạo được một không khí bình đẳng, xóa bỏ ngôi thứ đẳng cấp; chế tác ra những hình thức ngôn từ và cử chỉ quảng trường không có khoảng cách giao tiếp. Ngôn ngữ trong hội giả trang, vì vậy, tạo được một một phong cách ngôn từ hội hè – quảng trường đặc thù với logic đảo ngược, lộn trái bằng các hình thức giễu nhại, hý phỏng, hạ bệ, giải thiêng… Tất cả nhằm tạo nên một “thế giới lộn ngược” so với thực tại thông thường. Sau này, khi đi vào các tác phẩm ngôn từ trào tiếu, ngôn ngữ đó vẫn thấm đẫm cảm quan hội hè và sử dụng rộng rãi ngôn ngữ của các hình thức và biểu tượng của hội giả trang. Tuy nhiên, do được ra đời dưới sự bảo trợ các quyền tự do được hợp pháp hóa của hội giả trang nên đa số các tác phẩm này gắn bó với lễ hội, trực tiếp tạo thành phần văn chương của ngày hội đó. Nó trở thành văn học giải trí nhờ tiếng cười hội hè lưỡng trị trong cái nhìn tự do, dân chủ về thế giới. Tiếp cận với biểu hiện phong phú và độc đáo này của hội giả trang, Bakhtin nhận định: Nếu không hiểu loại ngôn ngữ đặc thù đó thì không thể hiểu một cách đích thực hệ thống hình tượng của Rabelais, không hiểu được đầy đủ nền văn học Phục hưng và Barouc, thậm chí cả những học thuyết và thế giới quan bấy giờ.
Ngôn ngữ hội hè là một biểu hiện sinh động và chân thực của thế giới phi chính thống trong ngày hội nên nó không phải là kiểu dạng ngôn ngữ thuần khiết, có thể chuẩn mực hóa và tách rời đời sống. Nó luôn gắn với những hình tượng nghịch dị, làm thành hai mặt biểu hiện của cảm quan hội hè. Trái với mỹ học cổ điển, Bakhtin nhận thấy những dấu hiệu đặc thù của kiểu hình tượng trào tiếu này, qua mật độ dày đặc những nhân tố vật chất – xác thịt, di sản của quan niệm thẩm mỹ về sinh tồn đặc thù của văn hóa trào tiếu. Ông đã gọi một cách ước lệ quan niệm thẩm mỹ ấy là chủ nghĩa hiện thực nghịch dị.
Với quan niệm thẩm mỹ này, thân xác không dung tục mà mang tính vui tươi và tốt lành, mang tính vũ trụ và tính toàn dân, không bị cá thể hóa và phân lập. Nó góp phần xác lập tính chất vui tươi hội hè trong mô hình hai thế giới thời trung cổ chứ không phải tính thường nhật, đời thường của nó. Vì thế, đặc điểm chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị theo quan niệm của Bakhtin là hạ thấp, tức là hoán đổi tất cả những gì cao siêu, tinh thần, lý tưởng, trừu tượng sang bình diện vật chất – xác thịt trong sự thống nhất không tách rời của bình diện mặt đất (trần thế) và thân xác. Đó là hình thức xác quyết để hạ thấp và vật chất hóa cái bị cười. Có điều sự hạ thấp ở đây không mang tính hình thức và tính tương đối. Nó dựa vào ý nghĩa tuyệt đối, ý nghĩa định vị nghiêm ngặt của phần trên và phần dưới trong quan niệm chính thống để thực hiện phép hoán cải nhưng không nhằm mục đích triệt tiêu mà xác lập tính nhị chức năng, vừa phủ định vừa khẳng định: phủ định để tái sinh.
Trong trạng thái nguyên hợp ấy, hình tượng nghịch dị thâu tóm hiện tượng ở trạng thái biến chuyển, biến hóa chưa hoàn kết, ở thời điểm chết đi và ra đời, tăng trưởng và đổi thay. Quan hệ với thời gian, với sự biến hóa trong tính hai chiều trở thành đặc điểm cấu thành không thể thiếu ở kiểu hình tượng nghịch dị. Cảm quan và ý thức về thời gian là cơ sở sâu xa cho suốt quá trình phát triển của kiểu hình tượng này. Sơ khởi là một sự song hành đồng thời của hai quá trình đối nghịch: khởi nguyên và kết thúc, sinh và tử… Thời gian ở đấy, vì vậy, dĩ nhiên mang ý nghĩa tuần hoàn. Song trong quá trình phát triển, cảm quan về thời gian được rộng mở và khơi sâu, thu hút vào quỹ đạo của nó cả những hiện tượng xã hội – lịch sử, tính tuần hoàn được khắc phục và nâng lên cấp độ thụ cảm lịch sử. Tính hai chiều ở chúng đã trở thành một phương diện nghệ thuật – tư tưởng, nhất là trong thời đại Phục hưng. Ở đây, hình tượng nghịch dị đã mang tính “nước đôi” và mâu thuẫn với quan niệm của mỹ học cổ điển, có cội nguồn từ mỹ học Hy – La với hạt nhân là quan niệm sự sinh tồn luôn hoàn chỉnh và hoàn kết. Còn ở phương diện biến hóa của thể xác, thân thể nghịch dị trở thành yếu tố cơ bản để xây dựng hình tượng. Thân xác không được thể hiện ở dưới dạng hoàn tất xong xuôi, nó luôn mang đặc điểm “hai thân thể trong một thân thể”, tức luôn là một giá trị hai mặt: về mặt hình thức, nó xấu xí, méo mó, phình rộp, vặn vẹo…; về mặt thời điểm xuất hiện, nó ở trạng thái gần nhất của sự ra đời hay mất đi. Tính hai chiều khiến thân xác trở thành nhân tố có vai trò phát huy ảnh hưởng, quyết định hình thức tổ chức trực tiếp tới toàn bộ ngôn ngữ, văn phong, cách cấu tạo hình tượng của văn học trào tiếu, để thể hiện thật cởi mở và năng động trong thế tương đồng với các hình thức hạ bệ, giải thiêng của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị. Qua sự khảo sát ngôn ngữ và hình tượng nghịch dị trong sáng tác của Rabelais, được triển khai ở nhiều cấp độ từ chương II đến chương VII, Bakhtin kết luận: với những quy phạm khác nhau, chủ nghĩa hiện thực nghịch dị là đối trọng của chủ nghĩa hiện thực cổ điển. Nhiệm vụ đặt ra là phải phục chế lại quy phạm nghịch dị với ý nghĩa đích thực của nó, phải đo quy phạm nghịch dị bằng thước đo của chính nó.
Từ chỗ là một kiểu hình tượng cổ xưa nhất, đã từng phát triển rực rỡ thời hậu kỳ Hy – La, tuy không được định danh và biện giải, thậm chí ở thời cổ điển đã có lúc bị tẩy chay nhưng sức sống của nó là vô cùng bền vững. Để sang thời kỳ ánh sáng, trong xu hướng mất dần của lễ hội, quảng trường, hình thức nghịch dị hầu như đã trở thành truyền thống văn học thuần túy vẫn bị lợi dụng theo những khuynh hướng khác nhau cả trong sáng tác và phê bình. Tuy nhiên dư hưởng của nó là không nhỏ, hình thức nghịch dị vẫn thực hiện một chức năng tương tự: hợp lệ hóa tính hư cấu tự do, cho phép kết hợp những cái trái ngịch và xích gần lại những cái xa cách, giúp giải phóng ý thức con người khỏi quan điểm chính thống về thế giới, khỏi mọi sự ước lệ, mọi chân lý khuôn sáo, khỏi tất cả những gì là bình thường, quen thuộc, được mọi người thừa nhận. Nó cho phép nhìn thế giới bằng con mắt mới, nhận thấy tính tương đối của mọi thực tại hiện hữu và khả năng có thể có một trật tự thế giới hoàn toàn khác. Ở cả những biểu hiện đương thời hay những dư hưởng sau này, theo Bakhtin, quy phạm của nó, cái thước đo khiến nó có thể phát triển và phát huy ảnh hưởng nằm ở nguyên tắc tiếng cười lưỡng trị, với tất cả biểu hiện phong phú và phức tạp của nó.
Tiếng cười lưỡng trị luôn hiện diện và luôn là yếu tố then chốt của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị. Tại quảng trường hội hè, “nhân – dân – cười – nơi – quảng – trường” đã xóa bỏ những rào chắn về ngôi thứ để hình thành một kiểu giao tiếp đặc biệt vừa lý tưởng vừa hiện thực, tuy hướng đến ý nghĩa không tưởng nhưng là biểu hiện của chiều sâu thế giới quan trung cổ. Ở đường biên giữa cuộc sống và nghệ thuật, trong những trò diễn sân khấu, kiểu hình tượng nghịch dị đem đến tiếng cười từ hình thức, cử chỉ đến ngôn ngữ mà nó sử dụng. Cuộc sống tự diễn trò hạ bệ để tái sinh đem đến thuộc tính tiếng cười hội hè; nhằm vào mọi thứ và mọi người đem đến thuộc tính toàn dân và phổ quát; cả hai thuộc tính này đều mang cảm quan nhất nguyên về thế giới đem đến thuộc tính hai mặt, vấn đề cốt tử của tiếng cười hội giả trang. Phân tích bản chất của tiếng cười này, Bakhtin nhấn mạnh hai thuộc tính:
1,- Tiếng cười nhằm vào cả bản thân người cười, là một phương diện quan trọng để khu biệt nó với tiếng cười trào phúng thuần túy của thời đại mới (tiếng cười phủ định một chiều). Trong tiếng cười hội hè, nhân dân không loại mình ra khỏi chỉnh thể thế giới luôn chuyển biến. Họ biết mình không hoàn bị nên cũng cần phải chết đi và đổi mới;
2,- Tiếng cười hội hè có tính thế giới quan và tính không tưởng trong sự hướng tới cái tối cao ở đó. Nghĩa là nó vẫn còn rơi rớt tiếng cười nhạo báng thần linh (của một thế giới đa thần giáo). Kết quả, những yếu tố thờ phụng hạn hẹp, những nghi lễ trang nghiêm chính thống sẽ bị tiêu tan, chỉ còn lại cái toàn nhân loại, cái phổ biến và cái không tưởng. Tiếng cười lưỡng trị, vì thế, không chỉ đơn thuần là biểu hiện của một hiện thực chưa hoàn kết, phóng khoáng và vui nhộn, hầu như để vui cười mà nó còn là biểu hiện sâu sắc của cảm quan về thế gới của con người cổ trung đại.
Với lý thuyết về tiếng cười lưỡng trị, Bakhtin đã tiếp cận và lý giải một cách thuyết phục sự vĩ đại của Rabelais qua di sản mà ông để lại, điều mà các nhà nghiên cứu đi trước chỉ cảm nhận mà không chỉ ra được. Vì vậy, việc chuyển ngữ tác phẩm Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng vừa có ý nghĩa đem đến một sự hiểu biết đúng đắn và mới mẻ về Rabelais vừa cung cấp một mô hình lý thuyết ưu việt để nghiên cứu nền văn hóa trào tiếu dân gian và những dư hưởng của nó. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn hóa và văn học Việt Nam. Nhiều hiện tượng văn hóa Việt Nam có thể được giải thích từ lý thuyết về tiếng cười lưỡng trị của Bakhtin, chẳng hạn như trường hợp thơ của Hồ Xuân Hương,… Bản dịch tiếng Việt công trình này đã mang đến cho người đọc niềm hứng khởi nhờ mọt thứ ngôn ngữ uyển chuyển diễn đạt sáng rõ những tư tưởng mới lạ, uyên bác của tác giả./.
Hà Nội, tháng 04/ 2007
Đoàn Ánh Dương
630.000đ
700.000đ
-10%Sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ (Bìa Cứng)
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ BẮC KỲ – MARCEL BEMANASE
Nghệ Thuật luôn là một thứ vô tận, và trong hàng vạn những khía cạnh, chủ đề nghệ thuật, thì Nghệ Thuật Trang Trí cũng là một dạng đặc biệt. Ở Bắc Kỳ, trong lịch sử đã có những dấu ấn riêng biệt trong cách trang trí, và đây cũng là một khía cạnh được rất nhiều người quan tâm cũng như khảo cứu.
Bởi vậy, với những tài liệu từ chính những người thợ thủ công cung cấp, và kèm đó là sự quan sát một cách miệt mài từ lịch sử cho đến giai đoạn đương thời của những người viết sách, thêm vào đấy là những thông tin mang tính huyền thoại và lịch sử, liên quan đến từng lĩnh vực nghệ thuật của Bắc Kỳ của ông Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông – con của nguyên Nhiếp chính vương, một người yêu nghệ thuật khai sáng, người bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật ở Bắc Kỳ, thì cuốn “Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ” ra đời như một lời giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông, đồng thời là một lời tri ân đối với các nghệ nhân ở Bắc Kỳ.
“Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ” của Marcel Bernanose bao gồm 64 hình khắc nằm ngoài bài và 48 hình minh hoạ sống động nằm trong các bài viết giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông là tác phẩm trang trí nghệ thuật sơ khai và đặc trưng nổi tiếng một thời của những người thợ thủ công Bắc Kỳ. Dõi theo từng bước công việc sáng tạo vô cùng tỉ mẩn và tinh xảo trên nhiều chất liệu (gỗ, kim loại, vải, giấy, v.v..), phong phú về hình thức thể hiện (lăng mộ, chùa, công trình kiến trúc) bạn đọc sẽ thêm thấu hiểu và tri ân công sức của các nghệ nhân, để cùng chung sức bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật trang trí Bắc Kỳ nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.
Mục lục sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ
- THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO GIỚI THIỆU
- NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở BẮC KỲ
- I. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
- Nguồn gốc
- Các điều kiện phát triển
- Sự phát triển
- II. NHỮNG NHẬN XÉT VỀ NGHỆ THUẬT
- Nét đặc trưng
- Họa tiết trang trí
- III. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
- Nguyên tắc
- Chùa
- Lăng mộ
- IV. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỖ
- Chạm khắc
- Đồ sơn mài
- Đỗ khảm
- V. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIM LOẠI
- Đồng và đồ đồng, thiếc
- Đồ kim hoàn
- VI. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒ GỐM
- VII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ VẢI VIII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GIẤY
- IX. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
- Nghệ thuật trang trí gỗ
- Nghệ thuật trang trí kim loại
- Nghệ thuật trang trí vải
- Nghệ thuật trang trí giấy
- THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO
- MỤC LỤC HÌNH ẢNH
- MỤC LỤC HÌNH KHẮC
495.000đ
550.000đ
-10%Sách Các Tác Phẩm Hội Hoạ Michael-Ange (Bìa Cứng)
CÁC TÁC PHẨM HỘI HỌA MICHAEL-ANGE (BÌA CỨNG)
Tại Cung điện Tông Tòa ở Vatican, trên tường và mái vòm nhà nguyện dành cho các Giáo hoàng là bức họa tiêu biểu nhất của Michel-Ange. Các tác phẩm này dường như đã xóa bỏ hoàn toàn những kiểu cách con người trong ý tưởng cũng như trong hình thức và làm cái vô hình trở nên hữu hình; cũng chính nhờ vào tài năng thiên bẩm, các tác phẩm này khiến cho đôi mắt trần của ta có thể thấy được sự hình thành và kết thúc của thế giới, điều này cho thấy những ý niệm trừu tượng đã in sâu vào tâm trí của các nhà tư tưởng trong nhiều thế kỷ qua.
Sự ra đời của ánh sáng và sự sống, tội tổ tông, Ngày phán xét, tất cả những điều này được thể hiện qua hình thể giận dữ trên cơ thể con người. Cũng giống như một vở bi kịch chỉ đạt được cao trào cực độ khi mà ở đoạn kết các nhân vật trở nên siêu việt nhờ vào sức mạnh và sự nỗ lực, vì vậy, ở các tác phẩm của Michel-Ange, cơ thể của các nhân vật phải là cơ thể của người khổng lồ để có thể chạm tới sức mạnh vô hạn của Sự sống, của Đấng tạo hóa của Người phán xử (Jesus) và về sự yếu đuối không thể thay đổi của con người .
Khi vẽ những cơ thể siêu phàm đang bị chấn động, ông diễn tả nỗi thống khổ của loài người, nhưng khi tự họa bức chân dung khốn khổ và méo mó, ông tự khắc nên nỗi đau của chính mình. Những vần thơ, lá thư của Michel-Ange và của những người nghiên cứu về tiểu sử của ông đã khắc họa nỗi đau của người sáng tạo.
Bởi vậy, ở tất cả những tác phẩm hội họa của Michel-Ange, luôn chứa trong đó là những “đỉnh cao” của nghệ thuật, và với những ai còn đang lạc lõng giữa những trường phái mơ hồ, đang băn khoăn đâu là đỉnh cao của một khái niệm rộng rãi, thì Michel-Ange hoàn toàn là một cuốn sách phù hợp dành cho bạn.
378.000đ
420.000đ
-10%Sách Ký Họa Việt Nam Đầu Thế Kỷ 20 (Bìa Cứng)
KÝ HỌA VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ 20
Trong những năm gần đây, báo chí trong và ngoài nước đã đưa tin về một “Bộ tranh khắc gỗ” hay “Một kho tàng văn hóa” gồm hàng ngàn bức vẽ mới tìm lại được khi từ Hà Nội, từ Paris hay khi từ thành phố Hồ Chí Minh.
Tin ấy đã gợi sự chú ý của nhiều người xa gần muốn tìm hiểu thực chất của kho tàng này như thế nào. Để đáp ứng thị hiếu đó, thì PGS.TS Sử Học Nguyễn Mạnh Hùng đã dành ra nhiều năm miệt mài nghiên cứu và thu thập tư liệu, đặc biệt trong đó là tìm lại được một công trình tưởng chừng đã quên lãng đó là Kỹ thuật của người An Nam (Trchnique du peuple Annamite) của Henru Oger, cùng với sự giúp đỡ của các giáo sư Hán Nôm, Hán Học, Pháp Văn của khoa Văn, khoa Luật thuộc Viện Đại học Sài Gòn, thì sau một thời gian dài “thai nghén”, cuốn Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ được ra đời như một tài liệu đầy đủ cho mọi độc giả đang tò mò về vấn đề này.
Sau bản ra mắt lần đầu năm 1988 và được đón nhận một cách nồng nhiệt, thi cuốn sách này đã được trở lại với đương đại sau một thời gian suy nghĩ về tính phù hợp của văn bản này với đương thời, hãy nhanh tay đón đọc pho sử này nhé.
“Kỹ thuật của người An Nam” của Henri Oger (người Pháp thực hiện từ năm 1908 đến 1909 tại Hà Nội) là một công trình khảo cứu về cơ cấu xã hội từ làng xã đến gia đình cùng các phong tục tập quán, đời sống văn hóa, tín ngưỡng vùng Bắc Bộ.
Công trình giá trị này từng bị quên lãng từ gần 1 thế kỷ. Thầy Nguyễn Mạnh Hùng bằng say mê tâm huyết của mình đã có nghiên cứu khám phá ở tầm vĩ mô cũng như vi mô góp phần phát hiện và công bố chính thức công trình của Henri Oger không chỉ trong nước và còn ở Pháp, Mỹ, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc…
315.000đ
350.000đ
-10%Sách Yên Bái đêm đỏ lửa
YÊN BÁI ĐÊM ĐỎ LỬA – (La nuit rouge de Yen Bai)
Đêm 9 rạng ngày 10/2/1930, Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa không chỉ đánh thức lòng yêu nước của toàn dân tộc mà còn làm rung chuyển nước Pháp… Cuộc khởi nghĩa này đã được một sĩ quan quân đội Pháp ghi chép lại qua cuốn sách: Yên Bái Đêm Đỏ Lửa (La nuit rouge de Yen Bai)
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc nổi dậy bằng vũ trang bùng phát tại Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức và lãnh đạo nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của Bắc Kì vào đêm mùng 9, rạng ngày 10 tháng 2 năm 1930. Dù nhanh chóng bị thất bại do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan nhưng cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước, ý chí căm thù của dân tộc ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.
Cuốn sách Yên Bái Đêm Đỏ Lửa (La nuit rouge de Yen Bai) của tác giả có bút danh Bốn Mắt, một sĩ quan quân đội Pháp, đã phân tích nguyên nhân dẫn đến vụ bạo động này. Ông đề cập chủ yếu đến những nguyên nhân chủ quan từ phía quân đội Pháp và trách nhiệm của nhà cầm quyền Đông Dương thời đó. Với cái nhìn sắc sảo, khách quan, với đầu óc quan sát tỉ mỉ, cụ thể, cộng với sự phân tích mang tính khoa học của một nhà quân sự, tác giả đã đưa ra những nhận định tổng quan về tình hình Bắc Kì lúc đó. Những phân tích và đánh giá của ông khá bao quát, từ vị trí địa lí các vùng miền, từ tâm tính, đặc điểm của con người đến những giá trị đạo đức và tinh thần dân tộc.
Báo cáo của mật thám Đông Dương gửi Toàn quyền Đông Dương và Bộ Thuộc địa số 2037, phông RST/NF đã viết: “Việt Nam Quốc dân Đảng đã thành công trong việc tổ chức và đánh ngay vào quân đội mà đội quân ấy được thành lập dành cho mục đích thực hiện chức năng đàn áp và sự kiện lịch sử này đã giáng một đòn đặc biệt nghiêm trọng vào chính quyền thuộc địa…”.
Nhà thơ cộng sản Pháp Louis Aragon xúc động trước cuộc khởi nghĩa Yên Bái với những tấm gương yêu nước và tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam đã viết:
“Yên Bái,
Đây là điều nhắc nhở ta rằng,
không thể bịt miệng một dân tộc
mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ”.
“Yên Bái,
Xin gửi tới những người anh em da vàng lời nguyền này,
để mỗi giọt cuộc sống các bạn đều tràn máu của một tên Varenne”.
212.500đ
250.000đ
-15%