Giỏ hàng của bạn không có sản phẩm. |

Biên Khảo - Văn Hóa Lịch Sử
Sách Nghệ Thuật An Nam
NGHỆ THUẬT AN NAM – LOUIS BEZACIER
Phản đối cách nhìn nhận thành kiến và nhầm lẫn giữa nghệ thuật Việt Nam với nghệ thuật Trung Quốc, là nhà nghiên cứu phương Tây, khi nhận định về mỹ thuật Việt Nam, bạn đọc sẽ thấy quan điểm khách quan, khác biệt của Louis Bezacier trong cuốn sách “Nghệ thuật An Nam” qua cách so sánh, đối chiếu các chi tiết nhỏ kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lăng mộ, đền chùa.
Cuốn sách cung cấp nguồn tư liệu nghiên cứu quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về nghệ thuật An Nam, cách thiết đặt nền móng nghiên cứu về nghệ thuật Việt Nam một cách bài bản với những minh chứng nhằm biện luận rằng, nghệ thuật truyền thống thẩm mỹ rực rỡ, huy hoàng của người An Nam từ ngàn xưa là một nền nghệ thuật độc lập, đậm đà bản sắc dân tộc và thuần Việt.
245.000đ
288.000đ
-15%Sách Nghệ thuật Chăm Pa: Nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc Đền – Tháp, XB 2021
NGHỆ THUẬT CHĂM PA NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC ĐỀN THÁP – TRẦN KỲ PHƯƠNG
Trên tay bạn là một cuốn sách quý, “Nghệ thuật Chăm Pa: Nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc đền-tháp” của Trần Kỳ Phương, nhà nghiên cứu Champa tâm huyết và kỳ cựu, thành viên Viện Phan Châu Trinh (Hội An).
Sách tập họp 11 nghiên cứu của tác giả, nói chung đều ngắn nhưng đọc kỹ mới thấy hóa ra đều thất công phu và sâu sắc, thậm chí có bài có thể được coi như một luận văn độc lập, tổng kết súc tích mà sáng sủa, khá hoàn chỉnh những tìm tòi, thảo luận phong phú và đa dạng về một đề tài quan trọng và phức tạp, đồng thời lại đưa thêm ra những ý kiến đề xuất, tranh luận độc lập của tác giả, do dựa trên những suy nghiệm lâu dài và đặc biệt dựa trên những tư liệu phong phú có được từ nhiều cuộc điền dã sâu, công phu, chăm chú.
Nhiều đề xuất do vậy có tính thuyết phục cao, có thể coi là những đóng góp mới có giá trị cho những đề tài đang tranh cãi hoặc thậm chí đã được coi là xong.
Tên sách như đã thấy là nói về đặc sắc của Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đền-tháp Champa, song để làm được điều này, Trần Kỳ Phương đã đặt đối tượng nghiên cứu của mình trong cả một hệ thống các mối quan hệ nhiều mặt địa lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, kinh tế, giao thương… trong thời gian và trong không gian rộng lớn hơn rất nhiều, bao gồm không chỉ Đông Dương, Đông Nam Á, mà đến cả Đông Á, Nam Á, và không ít khi đến tận Ả Rập.
Là một nhà khoa học thật sự, bằng con mắt và đam mê quan sát đến từng vật thể tưởng chừng rất quen thuộc và thông thường, nhiều lần anh dắt người đọc đến những phát hiện bất ngờ mà rất quan trọng, chẳng hạn như từ vai trò của chiếc ché hay của lá trầu… mà lần ra những con đường đi của cư dân (các) vương quốc Champa
*chú ý: bao giờ Trần Kỳ Phương cũng viết (các) vương quốc Champa chứ không phải vương quốc Champa từ vùng ven biển Nam Trung Bộ len lỏi đến vùng các sắc tộc Tây nguyên, và xa, rất xa hơn nữa, tạo nên những mối quan hệ giữa người với người đa dạng, phức tạp đến không ngờ, và để lại trên những nẻo đường ấy dấu vết văn hóa không chỉ tinh thần mà cả vật chất của họ: những ngôi tháp Chàm trong rừng sâu, mãi đến gần đây thỉnh thoảng mới được phát hiện ra, và hầu như chắc chắn vẫn còn ẩn khuất đầu đó chưa phát hiện được….
Cuốn sách nhỏ và súc tích này do vậy là một cuốn sách đầy gợi mở. Trần Kỳ Phương là một nhà Champa học luôn còn muốn đi tìm.
Có một số điều anh nghĩ là đã tìm thấy và khẳng định, có những điều trước đây anh đã khẳng định này thấy cần nghĩ lại, xác định lại. Cũng có những ý tưởng nảy sinh anh còn cố đeo đuổi để có thể đi đến khẳng địn Chẳng hạn về việc giao thương giữa cư dân vùng ven biển người Chàm trước đây hay người Việt về sau này, lâu ” vẫn được coi chủ thể là những người ở vùng duyên hải động thu hút hàng lâm thổ sản của cư dân các sắc tộc miền núi, thường theo các dòng sông lớn đổ về các thị cảng ven biển…
Trần Kỳ Phương, qua những quan sát chăm chú trong các chuyến điền dã công phu của mình, đã nghĩ rằng sự thực không chỉ có thế. Cư dân các sắc tộc ở miền núi còn chủ động tổ chức thị trường riêng của mình, đưa hàng hóa của họ, nhiều khi không phải theo các dòng sông mà đi đường bộ, về các hướng Tây. Nên chú ý: sườn phía đông Tây Nguyên dốc đứng, còn sườn phía tây lại thoai thoải khá bằng phẳng xuôi về sông Mekong.
Đọc cuốn sách này của nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương do vậy thường không bị nặng cảm giác khô khan. Mà là cảm giác được đi theo một người đang say mê đi tìm và thân mật tâm sự với ta về cuộc hành trình lắm khi nhọc nhằn mà hấp dẫn và thú vị của anh.
Viên Phan Châu Trinh xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Chủ Tịch Hội Đồng Viện
Nguyên Ngọc
Tháng 12 – 2019
Sách có tại Nhà sách An Thư
Fanpage: anthubooks\fanpage
178.000đ
209.000đ
-15%Sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ (Bìa Cứng)
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ BẮC KỲ – MARCEL BEMANASE
Nghệ Thuật luôn là một thứ vô tận, và trong hàng vạn những khía cạnh, chủ đề nghệ thuật, thì Nghệ Thuật Trang Trí cũng là một dạng đặc biệt. Ở Bắc Kỳ, trong lịch sử đã có những dấu ấn riêng biệt trong cách trang trí, và đây cũng là một khía cạnh được rất nhiều người quan tâm cũng như khảo cứu.
Bởi vậy, với những tài liệu từ chính những người thợ thủ công cung cấp, và kèm đó là sự quan sát một cách miệt mài từ lịch sử cho đến giai đoạn đương thời của những người viết sách, thêm vào đấy là những thông tin mang tính huyền thoại và lịch sử, liên quan đến từng lĩnh vực nghệ thuật của Bắc Kỳ của ông Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông – con của nguyên Nhiếp chính vương, một người yêu nghệ thuật khai sáng, người bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật ở Bắc Kỳ, thì cuốn “Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ” ra đời như một lời giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông, đồng thời là một lời tri ân đối với các nghệ nhân ở Bắc Kỳ.
“Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ” của Marcel Bernanose bao gồm 64 hình khắc nằm ngoài bài và 48 hình minh hoạ sống động nằm trong các bài viết giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông là tác phẩm trang trí nghệ thuật sơ khai và đặc trưng nổi tiếng một thời của những người thợ thủ công Bắc Kỳ. Dõi theo từng bước công việc sáng tạo vô cùng tỉ mẩn và tinh xảo trên nhiều chất liệu (gỗ, kim loại, vải, giấy, v.v..), phong phú về hình thức thể hiện (lăng mộ, chùa, công trình kiến trúc) bạn đọc sẽ thêm thấu hiểu và tri ân công sức của các nghệ nhân, để cùng chung sức bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật trang trí Bắc Kỳ nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.
Mục lục sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ
- THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO GIỚI THIỆU
- NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở BẮC KỲ
- I. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
- Nguồn gốc
- Các điều kiện phát triển
- Sự phát triển
- II. NHỮNG NHẬN XÉT VỀ NGHỆ THUẬT
- Nét đặc trưng
- Họa tiết trang trí
- III. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
- Nguyên tắc
- Chùa
- Lăng mộ
- IV. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỖ
- Chạm khắc
- Đồ sơn mài
- Đỗ khảm
- V. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIM LOẠI
- Đồng và đồ đồng, thiếc
- Đồ kim hoàn
- VI. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒ GỐM
- VII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ VẢI VIII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GIẤY
- IX. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
- Nghệ thuật trang trí gỗ
- Nghệ thuật trang trí kim loại
- Nghệ thuật trang trí vải
- Nghệ thuật trang trí giấy
- THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO
- MỤC LỤC HÌNH ẢNH
- MỤC LỤC HÌNH KHẮC
495.000đ
550.000đ
-10%Sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ (Bìa mềm)
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ BẮC KỲ – MARCEL BEMANASE
Nghệ Thuật luôn là một thứ vô tận, và trong hàng vạn những khía cạnh, chủ đề nghệ thuật, thì Nghệ Thuật Trang Trí cũng là một dạng đặc biệt. Ở Bắc Kỳ, trong lịch sử đã có những dấu ấn riêng biệt trong cách trang trí, và đây cũng là một khía cạnh được rất nhiều người quan tâm cũng như khảo cứu.
Bởi vậy, với những tài liệu từ chính những người thợ thủ công cung cấp, và kèm đó là sự quan sát một cách miệt mài từ lịch sử cho đến giai đoạn đương thời của những người viết sách, thêm vào đấy là những thông tin mang tính huyền thoại và lịch sử, liên quan đến từng lĩnh vực nghệ thuật của Bắc Kỳ của ông Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông – con của nguyên Nhiếp chính vương, một người yêu nghệ thuật khai sáng, người bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật ở Bắc Kỳ, thì cuốn “Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ” ra đời như một lời giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông, đồng thời là một lời tri ân đối với các nghệ nhân ở Bắc Kỳ.
“Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ” của Marcel Bernanose bao gồm 64 hình khắc nằm ngoài bài và 48 hình minh hoạ sống động nằm trong các bài viết giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông là tác phẩm trang trí nghệ thuật sơ khai và đặc trưng nổi tiếng một thời của những người thợ thủ công Bắc Kỳ. Dõi theo từng bước công việc sáng tạo vô cùng tỉ mẩn và tinh xảo trên nhiều chất liệu (gỗ, kim loại, vải, giấy, v.v..), phong phú về hình thức thể hiện (lăng mộ, chùa, công trình kiến trúc) bạn đọc sẽ thêm thấu hiểu và tri ân công sức của các nghệ nhân, để cùng chung sức bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật trang trí Bắc Kỳ nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.
Mục lục sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ
- THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO GIỚI THIỆU
- NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở BẮC KỲ
- I. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
- Nguồn gốc
- Các điều kiện phát triển 3. Sự phát triển
- II. NHỮNG NHẬN XÉT VỀ NGHỆ THUẬT
- Nét đặc trưng
- Họa tiết trang trí
- III. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
- Nguyên tắc
- Chùa
- Lăng mộ
- IV. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỖ
- Chạm khắc
- Đồ sơn mài
- Đỗ khảm
- V. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIM LOẠI
- Đồng và đồ đồng, thiếc
- Đồ kim hoàn
- VI. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒ GỐM
- VII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ VẢI VIII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GIẤY
- IX. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
- Nghệ thuật trang trí gỗ
- Nghệ thuật trang trí kim loại
- Nghệ thuật trang trí vải
- Nghệ thuật trang trí giấy
- THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO
- MỤC LỤC HÌNH ẢNH
- MỤC LỤC HÌNH KHẮC
200.000đ
235.000đ
-15%Sách Quy Hoạch Đô Thị Và Kiến Trúc Ở Đông Dương
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ KIẾN TRÚC Ở ĐÔNG DƯƠNG
Trước hết chúng ta cần hiểu rằng quy hoạch đô thị không phải là một sự đổi mới ở Đông Dương, vì nó thực sự đã tồn tại rất lâu trước khi thuật ngữ này được ra đời tương đối gần đây. Sách “Quy hoạch đô thị và kiến trúc ở Đông Dương” là một ấn phẩm mà trong đó bạn đọc sẽ dễ dàng tìm thấy các khái niệm, nguyên tắc quy hoạch và kiến trúc cơ bản bất di bất dịch vừa mang tính kế thừa vừa sáng tạo, kết hợp nhưng không lẫn lộn giữa nền văn minh Pháp quốc và truyền thống bản địa, từ những Đại học xá Hà Nội, những ngôi nhà dành cho sĩ quan đến những toà nhà quy hoạch ở Hà Nội, Sài Gòn – Chợ Lớn, cảng sông và thành phố công nghiệp. Qua mỗi trang sách, những di sản kiến trúc nổi tiếng một thời được lấy cảm hứng từ những công trình đẹp nhất của nước Pháp nhưng vẫn hoàn toàn thích nghi với khí hậu và các điều kiện sống của mỗi vùng…
Mục lục sách Quy Hoạch Đô Thị Và Kiến Trúc Ở Đông Dương
- Lời nói đầu
- Lời giới thiệu sách Tìm hiểu Quy hoạch và Kiến trúc Đông Dương trước 1945
- Quy hoạch đô thị và các quy hoạch thành phố ở Đông Dương Các cách thức quy hoạch đô thị
- Quy hoạch đô thị ở các nước thuộc địa
- Những điều kiện quy hoạch đô thị ở Đông Dương
- Các quy hoạch và cải tạo thành phố ở Đông Dương
- Những thành tựu trong quy hoạch Hà Nội trở thành một thành phố lớn nhất.
- Hải Phòng, cảng sống và thành phố công nghiệp
- Công trình quy hoạch đô thị ở Nam Định
- Những thành tựu quy hoạch đô thị tại Đà Lạt
- Quy hoạch vùng Sài Gòn – Chợ Lớn
- Những khu nghỉ dưỡng trên núi cao ở Đông Dương
- Các khu nghỉ dưỡng 159 Phnom-Penh thủ đô cao miền
- Kiến trúc Đông Dương
- Miền Bắc Đông Dương
- Cảng ngoài của vùng nước sâu ở Vịnh Hạ Long
- Nỗ lực của Pháp ở Đông Dương
- Xu hướng kiến trúc hiện đại ở miền Nam Nam Kỳ Vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.
- Chợ Lớn
- Công trình xây dựng Đại học xá Hà Nội được bắt đầu một cách hiệu quả
- Kiến trúc tôn giáo
- Hai công trình mang dấu ấn ở Cao Miên
199.700đ
235.000đ
-15%Sách Trang Trí Trên Áo Lễ Phục Cung Đình Triều Nguyễn – 1802-1945
TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ PHỤC CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN – 1802-1945
Lễ phục cung đình cũng là một trong những yếu tố phản ánh dấu ấn văn hóa góp phần tạo nên bản sắc phong phú đa dạng của di sản trang phục dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn là đi tìm lại những tinh hoa, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ qua những biểu hiện về nội dung và hình thức của yếu tố mật độ, bố cục, hình tượng, hoa văn – họa tiết trang trí, màu sắc.
Lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 – 1945) cho tới nay còn khá nhiều nguồn sử liệu, tư liệu hình ảnh, những di sản còn lưu giữ lại. Đó là những tác phẩm nghệ thuật của người xưa với sự kết hợp tinh tế của tạo hình trang trí và kỹ thuật may, thêu, dệt đã tạo lên một không gian chuyên biệt mang đậm dấu ấn của mỹ thuật cung đình triều Nguyễn.
Từ đầu thế kỉ XX đến nay có nhiều nguồn tài liệu phong phú về tổng quan mỹ thuật thời Nguyễn được nghiên cứu ở nhiều góc độ như lịch sử mỹ thuật, khảo cổ học, văn hóa học, sân khấu điện ảnh, kiến trúc.
Tuy nhiên, các công trình này không đi sâu nghiên cứu về tạo hình trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Đặc biệt là nghiên cứu nghệ thuật học dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu liên ngành để chỉ ra giá trị nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Khoảng trống này cũng chính là hướng đi mới mà cuốn sách muốn thực hiện.
212.500đ
250.000đ
-15%Sách Trương Hán Siêu – Danh sĩ thời Trần
TRƯƠNG HÁN SIÊU – DANH SĨ THỜI TRẦN – ĐẶNG CÔNG NGA
Trương Hán Siêu là nhà thơ, nhà văn, một danh sĩ nổi tiếng, sống và hoạt động vào cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV dưới triều Trần. Trương Hán Siêu còn là một chính khách tên tuổi đã để lại những dấu ấn đậm nét trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam. Kể từ khi ông đi vào cõi vĩnh hằng tới nay đã 667 năm (1354-2021), có rất nhiều nhà sử học ghi chép về hành trạng, sự nghiệp của ông, cũng như luận bàn, bình phẩm về nhân cách của ông.
Cho dù có khá nhiều ý kiến khác nhau nhận định về Trương Hán Siêu, nhưng ông vẫn được lịch sử ghi nhận là một danh sĩ tính tình chính trực, học vấn sâu rộng. Các vua Trần rất tin cậy và tôn trọng ông, thường gọi là Thầy, mà không gọi tên. Sau khi Trương Hán Siêu qua đời, năm 1363, vua Trần Dụ Tông truy tặng ông chức Thái phó, và năm 1372, vua Trần Nghệ Tông cho ông được phối thờ ở Văn Miếu, Kinh đô Thăng Long. Trương Hán Siêu là một nhân vật nổi tiếng, một danh nho đương thời. Nhiều thế hệ Nhọ sĩ các đời sau đều nhất trí xem Trương Hán Siêu là một trong những trí thức Nho học chân chính, tiêu biểu của giai đoạn thịnh Trần.
621.000đ
699.000đ
-11%Sách Trường Mỹ Thuật Đông Dương – Lịch Sử Và Nghệ Thuật
TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG – LỊCH SỬ VÀ NGHỆ THUẬT
Ở khoảng thời gian đầu của thế kỉ trước, một cuộc gặp mặt giữa Victor Tardieu và Nguyễn Nam Sơn đã tạo ra “một ngôi trường mỹ thuật không giống với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới” – theo lời nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng nước Pháp – Waldemar George.
Ngôi trường ở trên chính là Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mặc dù thời gian tồn tại của ngôi trường này chỉ vỏn vẹn 20 năm, nhưng trong 2 thập kỉ đấy, hàng loạt những nhân tài cũng như các tác phẩm nghệ thuật đã ra đời, và đây cũng được coi như cái nôi cho những kiệt tác sau này.
Mặc dù cũng đã có một vài những khảo cứu để tổng hợp những tác phẩm thuộc Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương trong khoảng thời gian nêu trên, nhưng những khảo cứu đó vẫn chưa đầy đủ cũng như là không có tính tổng hợp, hay có thể nói là dần dần đi vào những cái “ngách” sâu, nhưng cái độc giả cần là một “con đường thẳng và rộng”.
Để đáp ứng cái thị hiếu ấy, thì cuốn “Trường Mỹ Thuật Đông Dương – Lịch Sử và Nghệ Thuật“ ra đời như đưa một cái nhìn tổng thể cho những bạn đọc mong muốn được sở hữu những thông tin đầy đủ về Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương cũng như những con người, tác phẩm được sản sinh từ cái nôi ấy. Một nội dung tưởng chừng đã biến mất, một giao diện hoàn toàn thuyết phục mọi cái nhìn, cái chạm, vậy còn đợi gì nữa mà không nhanh tay sở hữu ?
719.000đ
799.000đ
-10%TRỊNH CÔNG SƠN VÀ BOB DYLAN | JOHN C. SCHAFER
Bằng phương pháp đối chiếu văn hóa và sử dụng chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng, tác giả John C.Schafer đặt Trịnh Công Sơn bên cạnh Bob Dylan để giải quyết các câu hỏi: Liệu Trịnh Công Sơn có phải là một Bob Dylan của Việt Nam hay không?; có những tương đồng, dị biệt nào giữa họ trong tư cách nghệ sĩ và con người xã hội?…
Một “sân khấu” được dựng lên với những cuộc khảo sát thú vị trên các phương diện: tôn giáo, chính trị, chiến tranh, tình yêu và chung quy là hai bối cảnh văn hóa đã hun đúc nên hai tài năng này. Từ đó, không chỉ vấn đề tiểu sử cá nhân, tiểu sử nghệ thuật, cá tính sáng tạo, vai trò trí thức của Trịnh Công Sơn và Bob Dylan được trình bày cụ thể, lý tính, mà cuốn sách này còn tái hiện một bức tranh thời đại biến động qua những tương đồng, dị biệt của hai nhân vật lớn thuộc về hai nền văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh xung đột, chiến tranh những năm 1960-1970.
Cuốn sách không dừng lại ở những vấn đề thuộc phạm vi âm nhạc, mà xa hơn, soi tỏ một phông nền thời cuộc. Từ đó, có thể lý giải vì sao Trịnh Công Sơn và Bob Dylan đã trở thành hai tượng đài vượt ra khỏi khuôn khổ nền văn hóa của mình.
Thông tin tác giả
John Schafer là giáo sư dạy môn văn chương đối chiếu tại Đại Học Humboldt, California, từng viết nhiều bài nghiên cứu về văn chương Việt Nam. Ông đã chọn điểm nhìn so sánh giữa Trịnh Công Sơn và Bob Dylan, một so sánh tưởng chừng có lý để rồi chỉ ra rằng, đây là hai con người hoàn toàn khác nhau, cả về cá tính âm nhạc lẫn tâm thế.
169.000đ
192.000đ
-12%NGHIÊN CỨU HUẾ
Trung tâm Nghiên cứu Huế thành lập năm 1995, đến năm 1999 thì ấn hành Nghiên cứu Huế tập một. Đến nay, cả chín tập sách Nghiên cứu Huế đều khổ lớn, được trình bày đẹp và sang trọng, hàm lượng thông tin rất lớn thuộc nhiều lĩnh vực về Huế.
Một số bài viết mang tính tổng kết về các hội thảo, hội nghị, diễn đàn khoa học có chất lượng cao cũng được lựa chọn để đăng tải. Không hẳn các bài viết đều là những nghiên cứu mới nhưng đều có chất lượng tốt và được lựa chọn có chủ ý và được biên tập rất kỹ.
“Nghiên cứu Huế thực sự là những công trình xuất bản nghiêm túc, chất lượng và rất đáng trân trọng của Trung tâm nghiên cứu Huế.” – TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế.
280.000đ
320.000đ
-13%NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC PHẨM
“Một cuộc phi nước đại về lịch sử với những cuộc sang trang không ngừng, đi qua khoảng 2.500 năm từ Ba Tư cổ đại và Alexander Đại đế tới ngày nay… Nếu phải chọn một bộ sách cập nhật, để có thể nhìn nhận tổng quát về lịch sử thế giới, thì đó hẳn phải là tác phẩm này.” – Asian Review of Books.
“Nghiên cứu mang tính sử thi – một cuốn sách với độ phủ rộng và tham vọng huy hoàng.” – New Statesman.
“Kỳ vĩ… phi thường… sửng sốt. Frankopan là một người bạn đồng hành hồ hởi cho hành trình dọc theo những con đường đã mang tơ lụa, nô lệ, các ý tưởng, tôn giáo và bệnh tật; xung quanh những con đường đó ngày nay có thể chính là định mệnh tương lai của thế giới.” – Vanity Fair.
“Một nghiên cứu choáng ngợp và đáng đọc một cách say sưa… Những con đường tơ lụa làm đảo lộn những tri kiến đã được chấp nhận.” – New Zealand Herald.
“Những chi tiết mang tính giai thoại làm mê đắm… Đó là một bức tranh với khổ siêu rộng và bao phủ hơn 2000 năm lịch sử… Một chuyến xe lửa cao tốc đầy hứng khởi.” – Business Standard.
TRÍCH ĐOẠN
“Những Con đường Tơ lụa này có vai trò là hệ thần kinh trung ương của thế giới, kết nối các dân tộc và địa điểm với nhau, nhưng nằm dưới lớp da, mắt thường không nhìn thấy được. Giống như môn giải phẫu học giải thích cơ thể vận hành ra sao, hiểu được những kết nối này cho phép chúng ta hiểu được thế giới vận hành ra sao. Dẫu vậy, bất chấp tầm quan trọng của khu vực này trên thế giới, nó đã bị lãng quên trong lịch sử chủ lưu. Một phần nguyên do là điều vẫn được gọi là “Đông phương luận” – một quan điểm trịch thượng và hết sức tiêu cực về phương Đông, coi đó như một vùng kém phát triển và thấp kém hơn so với phương Tây, bởi thế không đáng để nghiên cứu nghiêm túc.
Nhưng nó cũng có nguyên do từ thực tế là câu chuyện quá khứ đã bị ngự trị và được xác lập vững chắc tới mức không còn chỗ cho một vùng đất từ lâu đã bị coi là bên lề câu chuyện về sự vươn lên của châu Âu và xã hội phương Tây.” – Peter Frankopan.
VỀ TÁC GIẢ
Peter Frankopan
Sinh năm 1971; là Giáo sư Lịch sử Toàn cầu ở Đại học Oxford; Nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Worcester, Oxford.
Cuốn Những con đường tơ lụa – Một lịch sử mới về thế giới (Tựa gốc: The Silk Roads: A New History of The World) ngay từ lúc mới xuất bản đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phát hành.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu mới mẻ, cởi mở cùng lối thể hiện lịch sử văn minh như một chuyến du hành đầy hấp dẫn, chuyên chở một hàm lượng tri thức khổng lồ, đầy uyên bác của Peter Frankopan đã nhận được nhiều lời khen tặng, đánh giá cao từ giới phê bình.
Tác phẩm này đưa Peter Frankopan trở thành một tên tuổi mới và sáng giá trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử toàn cầu.
417.000đ
490.000đ
-15%Sách Đạo quân Trung Quốc thầm lặng
Hai nhà báo thường trú tại Bắc Kinh Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo đã đi qua hai mươi lăm quốc gia với hàng ngàn dặm để điều tra cách thức người Trung Quốc đang nhanh chóng đưa phần lớn thế giới vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Từ các mỏ ở Peru đến các khu rừng ở Siberia, từ các con đập ở Sudan đến các mỏ ngọc của Miến Điện – ở khắp mọi nơi.
Đây là một tác phẩm xuất sắc của thể loại báo chí điều tra. Là cuốn sách đầu tiên đưa tin chi tiết về cuộc di cư của người Trung Quốc trong lịch sử và ghi lại tiếng nói của những người đang tham gia cũng như người dân bản địa.
Nhưng phần hấp dẫn nhất của cuốn sách là đề cập đến mặt khác của cuộc di cư này, đó là cách thức người Trung Quốc đang tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn thế giới. Những gì mà hai tác giả phát hiện là câu chuyện về con người, kinh tế, và chính trị, đang làm thay đổi tiến trình lịch sử và chưa bao giờ được khám phá, hoặc tường thuật sâu sắc và thực tế.
“Mạnh mẽ… Tuyệt vời… Cuốn sách đào sâu vào cốt lõi chính trị.”
Michael Sheridan, Sunday Times
“Sống động và đầy tính nhân văn… [Đạo quân Trung Quốc thầm lặng] cung cấp thông tin cần thiết cho tất cả những ai muốn tìm hiểu cách tiếp cận toàn cầu của tập đoàn Trung Quốc đang thay đổi cuộc sống của mọi người trên hành tinh này.”
Frank Dikötter, Literary Review
“Nghiên cứu [của Cardenal và Araújo] thật phi thường và những sự thật mà họ khai quật được khiến người ta giật mình… Người Trung Quốc nên suy ngẫm về những câu hỏi mà cuốn sách nêu ra. Nhẹ nhàng mà nói thì dường như có một trường hợp cần lời giải đáp.”
Evening Standard
“Những hiểu biết tuyệt vời về nền kinh tế vĩ mô, nhưng cuối cùng những câu chuyện về con người mới là điều khiến [Đạo quân Trung Quốc thầm lặng] trở nên hấp dẫn… Nhất định phải đọc quyển sách này.”
223.000đ
262.000đ
-15%TRƯỜNG SA 1988 – HỒ SƠ MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ
TRƯỜNG SA 1988 – HỒ SƠ MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ
Trường Sa 1988 – Hồ sơ một sự kiện lịch sử của tác giả Võ Hà là tập sách được sưu tầm, biên soạn một cách hệ thống các tư liệu là các tuyên bố, các công hàm ngoại giao, các bài báo xã luận, bài viết, ký sự… được đăng trên báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân năm 1988 – ngay trước và sau sự kiện thảm sát Gạc Ma ngày 14-3-1988, trong khoảng thời gian từ tháng 2-1988 đến tháng 6-1988. Cuốn sách ra đời với mong muốn bổ sung các thông tin, tài liệu về sự kiện lịch sử này; làm rõ hơn các căn cứ lịch sử, cơ sở pháp lý của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và phần nào cả quần đảo Hoàng Sa – ngay tại thời điểm năm 1988.
Cuốn sách được tác giả dày công sưu tầm, chắt lọc và sắp xếp theo một trình tự rõ ràng, thể hiện một cách sôi nổi phong trào cả nước hướng về Trường Sa – vì Trường Sa thân yêu, tạo khí thế chiến đấu, lao động, sản xuất vượt bậc cho biển đảo quê hương. Đặc biệt xúc động là các bài viết về sự hy sinh của các chiến sĩ Trường Sa quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc tại cụm đảo Sinh Tồn, đó là hình ảnh rất đẹp về những người chiến sĩ Việt Nam.
Cuốn sách Trường Sa 1988 – Hồ sơ một sự kiện lịch sử của tác giả Võ Hà xứng đáng là cuốn sách cần có trong tủ sách mỗi gia đình Việt Nam để các thế hệ hiểu rõ thêm về một sự kiện lịch sử còn bị che khuất bởi nhiều nguyên nhân. Và bởi lịch sử chưa dừng lại ở thì quá khứ.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Võ Hà sinh năm 1984 tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Sư phạm Lịch sử. Hiện anh đang sinh sống làm việc tại Đà Nẵng.
Từ năm 2011, Võ Hà bắt đầu tiếp cận, nghiên cứu các tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Sớm nhận thấy khoảng trống trong sự hiểu biết của bản thân và thế hệ trẻ Việt Nam về lịch sử Trường Sa – Hoàng Sa, Võ Hà quyết định theo đuổi đề tài này với hy vọng giúp độc giả biết đúng về lịch sử, từ đấy rút ra được những bài học đúng đắn cho quan hệ quốc tế và trách nhiệm với xã hội của mỗi người trong bối cảnh phức tạp hiện nay.
268.000đ
315.000đ
-15%NHỮNG MÓN QUÀ CỦA NGƯỜI DA ĐỎ
NHỮNG MÓN QUÀ CỦA NGƯỜI DA ĐỎ
Jack Weatherford là tác giả của nhiều cuốn sách Lịch sử bán chạy. Ông còn là chuyên gia về các dân tộc bộ lạc. Đồng thời là giáo sư ngành Nhân học tại Macalester College ở Minnesota trong nhiều năm.
Các tác phẩm:
- Những món quà của người da đỏ (Indian Givers, 1989).
- Genghis Khan and the Making of the Modern World (2005)
- The Secret History of the Mongol Queens (2010)
Sau 500 năm, món nợ khổng lồ của thế giới đối với trí tuệ của người da đỏ châu Mỹ cuối cùng đã được nhà nhân chủng học Jack Weatherford khám phá trong bối cảnh sống động. Ông lần theo dấu vết những đóng góp quan trọng của người da đỏ đối với hệ thống chính quyền liên bang, thể chế dân chủ, nền y học, nông nghiệp, kiến trúc và sinh thái học hiện đại, và trong cuốn sách mang tính đột phá đáng kinh ngạc này đưa ra một bước tiến khổng lồ trong việc khôi phục lịch sử thực sự của nước Mỹ.
“Vừa thú vị lại vừa đáng suy ngẫm… Rất ít tác giả đương đại có tài làm cho quá trình đào sâu tìm hiểu lịch sử lại dường như trở nên quan trọng và mang tính tức thời được như Weatherford.”
The Washington Post
234.000đ
259.000đ
-10%BÙI GIÁNG-TUYỂN TẬP LUẬN ĐỀ
BÙI GIÁNG-TUYỂN TẬP LUẬN ĐỀ
“Với Bùi Giáng, cái đọc ấy hiện lên trước mắt ta như một tuyệt kỹ. Ông phôi dựng một thế giới mới bằng những câu thơ và lời văn u huyền diễm tuyệt trong những kỳ thư tuyệt tác trong một trò chơi tạo tác nửa trẻ thơ nửa kỳ lão, nơi ông chạy qua chạy lại ở giữa và sung sướng tự gọi mình là Trung-Niên Thy-Sỹ.”_Nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu.
Văn bản luận đề của Bùi Giáng không chỉ dẫn ta lối vào các danh tác bằng một khí chất hay tâm tình riêng, mà còn giúp chúng ta tiếp xúc với một lối “luận đề” văn học tự do, đầy nghệ sĩ tính, một cảnh giới tiếp nhận văn chương tài hoa, cởi mở đầy phóng khoáng.
191.000đ
238.000đ
-20%