Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm

Sách Mới

Hiển thị 16–30 của 66 kết quả

Học Thuật Binh Pháp – Học Thuyết

HỌC THUẬT BINH PHÁP – HỌC THUYẾT – PHẠM GIẬT ĐỨC

Nhận xét từ các cuộc chiến tranh trên toàn thế giới, cái thuần túy của chiến pháp không thay đổi mấy. Mặc dù những phương tiện khoa học đã thay đổi chiến trường đôi chút, nhưng nguyên tắc chính của binh pháp không hề bị bỏ đi, hoặc đào thải những tinh hoa cổ truyền.

Cốt lõi của tính chất chiến pháp cổ truyền là nền tảng để phổ biến và biến hóa tùy theo hoàn cảnh nhưng vẫn giữ lại cái cốt cán nguyên thể, bởi vậy, cho đến nay, những binh pháp vẫn là thứ học thuật tiêu biểu mang tính ứng dụng cao – thứ dựa theo hai yếu tố căn bản bất di bất dịch: Địa hình và nhân tâm.

Từ đó, ta có thể thấy trong binh pháp nhưng ta có thể học được nhiều kiến thức khác, và chiến pháp không chỉ áp dụng trong chiến trường, mà phải biết áp dụng cả vào cuộc sống. Chúng tôi muốn đưa những kiến thức quan trọng mà rộng rãi ấy đến toàn bộ độc giả, nên Học Thuật Binh Pháp ra đời một lần nữa như một điều tất yếu.

Hãy nhanh tay đón đọc những dòng chữ bổ ích này nhé.

67.000đ

79.000đ

-15%

Hỗn Độn Hoàn Hảo – Sự trỗi dậy khó ngờ của nền giáo dục bậc cao Hoa Kỳ

Giới thiệu sách Hỗn Độn Hoàn Hảo – Sự trỗi dậy khó ngờ của nền giáo dục bậc cao Hoa Kỳ

Quyển sách của tác giả David F. Labaree mô tả xuất sắc sự vươn lên thần kỳ khó tin được của giáo dục bậc cao Hoa Kỳ, rất đáng đọc và tham khảo cho mọi người quan tâm đến việc xây dựng hệ thống đại học. Dưới đây là một số ý tưởng nổi bật của quyển sách để quý độc giả cảm nhận được tinh thần và những đề tài mà quyển sách muốn bàn tới.

Một quyển sách thật truyền cảm hứng và cung cấp cho người đọc nhiều nhận thức, hiểu biết thấu đáo rất thú vị về giáo dục bậc cao của Hoa Kỳ xuyên qua những mặt lăng kính bất ngờ được tác giả làm cho trong suốt. Những kinh nghiệm quý báu đó có thể làm giàu cho tri thức và cổ vũ những nhà làm giáo dục bậc cao Việt Nam trong nhiệm vụ thiêng liêng xây dựng hệ thống giáo dục bậc cao Việt Nam hiệu quả, với đại học nghiên cứu là những đầu tàu, để phục vụ lợi ích quốc gia phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong lý tính sáng sủa của nhận thức, và trong tầm nhìn phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo, vì sự phồn vinh và an ninh của quốc gia.

Trích dẫn sách Hỗn Độn Hoàn Hảo

Hệ thống giáo dục bậc cao Hoa Kỳ không phát sinh từ một kế hoạch, và cũng không có cơ quan nào quản lý nó cả. Nó chỉ vậy mà hình thành. Nhưng nó vẫn là một hệ thống với cấu trúc được xác định rạch ròi và một bộ quy tắc rõ ràng, hướng dẫn hành động của các cá nhân và định chế trong đó. Theo nghĩa này, nó có phần giống với một thái dương hệ vận hành theo các định luật vật lý, hơn là một hệ thống chính trị được quản lý bởi Hiến pháp. Và giống như thái dương hệ, lịch sử của nó không phải là một sự kiến tạo có chủ đích mà là một quá trình tiến hóa.

Nhận xét đánh giá dành cho cuốn sách Hỗn Độn Hoàn Hảo

“Hỗn độn hoàn hảo là cuốn lược sử súc tích với một quan điểm rõ ràng. Labaree lập luận rằng có một cách thức trong sự điên rồ của nền giáo dục bậc cao Hoa Kỳ, và chúng ta được khuyên cần tiếp tục đi theo lộ trình này, dù cho lộ trình có thể điên rồ đến mức nào đi nữa. Viết thật hay, thật uyên bác, sâu sắc và hấp dẫn.” – William Tierney, nguyên chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Hoa Kỳ và Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Bậc cao

“Gần 5 triệu sinh viên quốc tế theo học tại các đại học Hoa Kỳ, nhiều hơn ở bất kỳ quốc gia nào khác, tuy nhiên cuốn sách về lịch sử giáo dục bậc cao Hoa Kỳ của Labaree lại có tựa đề Hỗn độn hoàn hảo. Sự mâu thuẫn này là một trong nhiều nghịch lý được Labaree đem ra mổ xẻ bằng ngôn ngữ rõ ràng, sắc sảo. Các đại học Hoa Kỳ vừa dân túy vừa tinh hoa, mở rộng cơ hội nhưng vẫn bảo vệ đặc quyền, và vừa là phúc lợi công nhưng cũng là phúc lợi tư dành cho thanh niên Mỹ. Sự phân tích của Labaree về những nghịch lý mang tính lịch sử này trở thành tín hiệu cảnh báo cho bất kỳ ai có kế hoạch chuyển đổi các đại học Hoa Kỳ. Hiểu được cách các đại học Hoa Kỳ, sự ghen tị của thế giới, Hỗn độn hoàn hảo sẽ khiến những nhà hoạch định chính sách và chính trị gia có tư tưởng cải cách, những người thiếu thông tin về quá khứ, muốn cải tổ cảnh quan và cơ chế giáo dục bậc cao Hoa Kỳ, phải dừng tay lại và suy nghĩ.” – Larry Cuban, tác giả cuốn Teaching History Then and Now

“Cuốn sách này sẽ thu hút sự quan tâm của bất kỳ ai ưu tư về tình trạng giáo dục bậc cao ở Hoa Kỳ – đặc biệt những người cởi mở với việc nhìn thấy những quan điểm thông thường bị thách thức mạnh mẽ. Bằng lối văn lưu loát, Labaree trình bày những hiểu biết mới và hấp dẫn về những động lực đằng sau sự thành công của hệ thống – hoặc phi hệ thống – giáo dục bậc cao Hoa Kỳ, một vài điều trong số đó chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải ngạc nhiên và dẫn tới tranh luận.” – Paul Reitter, đồng biên tập cuốn The Rise of the Research University

236.000đ

262.000đ

-10%

Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Ngôn Ngữ (Bìa Cứng)

 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Ngôn Ngữ (Bìa Cứng)

Có khi nào bạn tự đặt câu hỏi ngôn ngữ và chữ viết mà bạn đang nói bắt nguồn từ đâu không?! Và bạn đã từng có câu trả lời khách quan cho câu hỏi này chưa? Từ thuở ban sơ chưa có tiếng nói, con người làm thế nào để giao tiếp với nhau!

Cuốn sách Lịch sử hình thành và phát triển ngôn ngữ sắp ra mắt là một ấn phẩm hữu ích cho các bạn đọc hiếu kỳ và đam mê về khám phá. Nó sẽ hé lộ một phần bí mật về nguồn gốc ban đầu của ngôn ngữ: “…một số bộ lạc ở châu Phi, người ta sử dụng trống tam-tam để gửi thông điệp cho nhau. Đối với họ loại trống này từ đâu đã đóng vai trò như điện báo điện thoại. Còn chúng ta, không sử dụng trống, nếu muốn rủ ai đó chơi bóng, bạn chỉ cần nói một câu đơn giản đại loại như: “Cậu có muốn chơi bóng không?”, hoặc bạn có thể sử dụng cử chỉ, có lẽ như vậy cũng khiến người ấy hiểu bạn, hoặc bạn có thể viết thư.”

Tại sao trên thế giới lại có nhiều ngôn ngữ đến thế, tại sao nhân loại không dùng chung một ngôn ngữ? Cuốn Lịch sử hình thành và phát triển ngôn ngữ chính là lời giải cho bí ẩn về nguồn gốc của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Hơn thế nữa, cuốn sách này đề cập đến sự manh nha của những ký hiệu chữ viết đầu tiên đến sự xuất hiện của 3000 ngôn ngữ và chữ viết, bạn có tò mò về quá trình này? Chắc chắn cuốn sách sẽ dẫn bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về sự xuất hiện của chữ viết đầu tiên và nguồn gốc chữ viết mà bạn đang sử dụng đấy.

327.000đ

385.000đ

-15%

Lịch Sử Nghệ Thuật Trung Hoa – Từ Thời Cổ Đại Đến Ngày Nay

“Yêu cái đẹp là thưởng thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật” – Ralph Waldo Emerson

George Soulié de Morant là học giả và nhà ngoại giao người Pháp. Soulié de Morant đã làm việc vài năm trong đoàn ngoại giao Pháp tại Trung Quốc, nơi ông giữ chức lãnh sự Pháp tại một số thành phố của Trung Quốc. Ông đã xuất bản một số tác phẩm về lịch sử Trung Quốc, văn học Trung Quốc và nghệ thuật Trung Quốc, cũng như một số bản dịch các tác phẩm văn học Trung Quốc.

Tác phẩm Lịch sử nghệ thuật Trung Hoa – Từ thời cổ đại đến ngày nay là một trong những tác phẩm đó.

Nghệ thuật Trung Hoa có một sự phát triển lâu đời và phong phú, đóng góp vào di sản văn hóa đặc biệt của nền văn minh Trung Quốc.

Nghệ thuật Trung Hoa không chỉ bao gồm các hình thức họa tiết trang trí trên các công trình kiến trúc như chùa chiền, lăng mộ, mà còn bao gồm điêu khắc gỗ, đá và tranh trang trí trên gốm, giấy, các chất liệu khác.

Thông qua hình dáng và màu sắc, phong cách của mỗi thời kỳ, sự thống nhất của phong cách này thông qua các hình thức nghệ thuật khác nhau, mối quan hệ giữa phong cách với thời đại của nó và sự tiếp nối từ thế kỷ này sang thế kỷ khác nhưng thật khó khi làm thế nào để phân biệt được cái đẹp nhất, cái tiêu biểu nhất trong các tác phẩm đích thực và trong cùng một thời kỳ?

Độc giả hãy đón đọc để cùng khám phá những điều đặc trưng trong nghệ thuật từng thời kỳ của Trung Quốc.

245.600đ

289.000đ

-15%

LỐI ĐI CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG VƯỢT TRỘI – DAVID DEIDA

LỐI ĐI CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG VƯỢT TRỘI – DAVID DEIDA

 

“Cởi mở và nhân ái! David Deida đã tìm ra thứ ngôn ngữ mới sống động cho những điều khó thể hiện!” _ Coleman Barks, tác giả của The Essential Rumi

“Đôi khi, ai đó xuất hiện, những việc họ lầm rõ ràng là một bước tiến. Những ý tưởng của họ dường như sẽ trả lời cho một số câu hỏi chung về vấn đề văn hóa hiện có. Những cuốn sách và chuyên đề nghiên cứu của họ làm nên những tiếng thì thào bí mật, và trong một khoảng thời gian, ý tưởng của họ trở thành một phần trong ngôn ngữ văn hóa của chúng ta. David Deida là một người như vậy. Không lâu nữa, ý tưởng của ông sẽ lan rộng như lửa gặp gió.” _ Marianne Williamson, tác giả của A Return to Love

———————–

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

DAVID DEIDA – Nổi tiếng là một trong những bậc thầy giảng dạy về thực hành ái tình sâu sắc nhất trong thời đại chúng ta.

Các tác phẩm của ông đã được xuất bản ra 25 ngôn ngữ.

Những buổi hội thảo của ông về thục hành tinh thần cơ bản được công nhận là một trong những đóng góp đáng tin cậy và độc đáo trong lĩnh vực phát triển bản thân hiện nay.

Sách khác của David Deida tại An Thư Book: Gửi Người Yêu Dấu

229.000đ

255.000đ

-10%

Nghệ Thuật An Nam

245.000đ

288.000đ

-15%

Nghệ Thuật An Nam

NGHỆ THUẬT AN NAM – LOUIS BEZACIER

Phản đối cách nhìn nhận thành kiến và nhầm lẫn giữa nghệ thuật Việt Nam với nghệ thuật Trung Quốc, là nhà nghiên cứu phương Tây, khi nhận định về mỹ thuật Việt Nam, bạn đọc sẽ thấy quan điểm khách quan, khác biệt của Louis Bezacier trong cuốn sách “Nghệ thuật An Nam” qua cách so sánh, đối chiếu các chi tiết nhỏ kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lăng mộ, đền chùa.

Cuốn sách cung cấp nguồn tư liệu nghiên cứu quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về nghệ thuật An Nam, cách thiết đặt nền móng nghiên cứu về nghệ thuật Việt Nam một cách bài bản với những minh chứng nhằm biện luận rằng, nghệ thuật truyền thống thẩm mỹ rực rỡ, huy hoàng của người An Nam từ ngàn xưa là một nền nghệ thuật độc lập, đậm đà bản sắc dân tộc và thuần Việt.

245.000đ

288.000đ

-15%

Nghệ Thuật Chăm Pa Nghiên Cứu Kiến Trúc Và Điêu Khắc Đền Tháp

NGHỆ THUẬT CHĂM PA NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC ĐỀN THÁP – TRẦN KỲ PHƯƠNG

Trên tay bạn là một cuốn sách quý, “Nghệ thuật Champa: Nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc đền-tháp” của Trần Kỳ Phương, nhà nghiên cứu Champa tâm huyết và kỳ cựu, thành viên Viện Phan Châu Trinh (Hội An). Sách tập họp 11 nghiên cứu của tác giả, nói chung đều ngắn nhưng đọc kỹ mới thấy hóa ra đều thất công phu và sâu sắc, thậm chí có bài có thể được coi như một luận văn độc lập, tổng kết súc tích mà sáng sủa, khá hoàn chỉnh những tìm tòi, thảo luận phong phú và đa dạng về một đề tài quan trọng và phức tạp, đồng thời lại đưa thêm ra những ý kiến đề xuất, tranh luận độc lập của tác giả, do dựa trên những suy nghiệm lâu dài và đặc biệt dựa trên những tư liệu phong phú có được từ nhiều cuộc điền dã sâu, công phu, chăm chú. Nhiều đề xuất do vậy có tính thuyết phục cao, có thể coi là những đóng góp mới có giá trị cho những đề tài đang tranh cãi hoặc thậm chí đã được coi là xong.

Tên sách như đã thấy là nói về đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đền-tháp Champa, song để làm được điều này, Trần Kỳ Phương đã đặt đối tượng nghiên cứu của mình trong cả một hệ thống các mối quan hệ nhiều mặt địa lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, kinh tế, giao thương… trong thời gian và trong không gian rộng lớn hơn rất nhiều, bao gồm không chỉ Đông Dương, Đông Nam Á, mà đến cả Đông Á, Nam Á, và không ít khi đến tận Ả Rập. Là một nhà khoa học thật sự, bằng con mắt và đam mê quan sát đến từng vật thể tưởng chừng rất quen thuộc và thông thường, nhiều lần anh dắt người đọc đến những phát hiện bất ngờ mà rất quan trọng, chẳng hạn như từ vai trò của chiếc ché hay của lá trầu… mà lần ra những con đường đi của cư dân (các) vương quốc Champa [chú ý: bao giờ Trần Kỳ Phương cũng viết (các) vương quốc Champa chứ không phải vương quốc Champa từ vùng ven biển Nam Trung Bộ len lỏi đến vùng các sắc tộc Tây nguyên, và xa, rất xa hơn nữa, tạo nên những mối quan hệ giữa người với người đa dạng, phức tạp đến không ngờ, và để lại trên những nẻo đường ấy dấu vết văn hóa không chỉ tinh thần mà cả vật chất của họ: những ngôi tháp Chàm trong rừng sâu, mãi đến gần đây thỉnh thoảng mới được phát hiện ra, và hầu như chắc chắn vẫn còn ẩn khuất đầu đó chưa phát hiện được….

Cuốn sách nhỏ và súc tích này do vậy là một cuốn sách đầy gợi mở. Trần Kỳ Phương là một nhà Champa học luôn còn muốn đi tìm. Có một số điều anh nghĩ là đã tìm thấy và khẳng định, có những điều trước đây anh đã khẳng định này thấy cần nghĩ lại, xác định lại. Cũng có những ý tưởng nảy sinh anh còn cố đeo đuổi để có thể đi đến khẳng địn Chẳng hạn về việc giao thương giữa cư dân vùng ven biển người Chàm trước đây hay người Việt về sau này, lâu ” vẫn được coi chủ thể là những người ở vùng duyên hải động thu hút hàng lâm thổ sản của cư dân các sắc tộc miền núi, thường theo các dòng sông lớn đổ về các thị cảng ven biển… Trần Kỳ Phương, qua những quan sát chăm chú trong các chuyến điền dã công phu của mình, đã nghĩ rằng sự thực không chỉ có thế. Cư dân các sắc tộc ở miền núi còn chủ động tổ chức thị trường riêng của mình, đưa hàng hóa của họ, nhiều khi không phải theo các dòng sông mà đi đường bộ, về các hướng Tây. Nên chú ý: sườn phía đông Tây Nguyên dốc đứng, còn sườn phía tây lại thoai thoải khá bằng phẳng xuôi về sông Mekong..

Đọc cuốn sách này của nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương do vậy thường không bị nặng cảm giác khô khan. Mà là cảm giác được đi theo một người đang say mê đi tìm và thân mật tâm sự với ta về cuộc hành trình lắm khi nhọc nhằn mà hấp dẫn và thú vị của anh.

Viên Phan Châu Trinh xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Chủ Tịch Hội Đồng Viện
Nguyên Ngọc
Tháng 12 – 2019

177.600đ

209.000đ

-15%

ÔNG ĐẠO VÀ GIẾNG NƯỚC THƠM TRONG

Tác giả: Thích Nhất Hạnh

Trong một túp lều nhỏ được làm bằng tre và rơm giữa lòng núi Nưa (Thanh Hóa), chỉ có một cái chõng nhỏ và một bàn thờ làm bằng tre. Sư Ông Làng Mai, lúc đó lag một em bé 10 tuổi, nhìn vào túp lều để tìm ông đạo.

Ông đạo đang ở đâu? Túp lều vắng bóng người. Sư Ông đi tìm. Và tiếng từng giọt nước thánh thót như tiếng chuông giữa rừng yên tĩnh gọi Sư Ông dừng lại bên một giếng nước thơm trong.

Mời các em cùng nắm tay Sư Ông đi gặp ông đạo nhé.

—————————————–

SÁCH CÙNG TÁC GIẢ, DO PHANBOOK ẤN HÀNH

– Mỗi hơi thở một nụ cười

– Con gà đẻ trứng vàng

– 365 ngày An Lạc

– 365 ngày Yêu Thương

– Bồ Tát Ngàn Tay Ngàn Mắt

– Hương thơm quê mẹ: Thể hiện nếp sống tâm linh qua nghệ thuật thư pháp.

——————————————

THÔNG TIN TÁC PHẨM

Tên tác phẩm: ÔNG ĐẠO VÀ GIẾNG NƯỚC THƠM TRONG

Tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Kích thước: 19 x 26 cm

Loại bìa: Bìa cứng – Áo bìa

Số trang: 42 trang

Ngày xuất bản: Tháng 01/2024

Thể loại: Sách thiếu nhi

Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức

Đơn vị phát hành: Phanbook

178.000đ

198.000đ

-10%

Quy Hoạch Đô Thị Và Kiến Trúc Ở Đông Dương

QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ KIẾN TRÚC Ở ĐÔNG DƯƠNG

Trước hết chúng ta cần hiểu rằng quy hoạch đô thị không phải là một sự đổi mới ở Đông Dương, vì nó thực sự đã tồn tại rất lâu trước khi thuật ngữ này được ra đời tương đối gần đây. Sách “Quy hoạch đô thị và kiến trúc ở Đông Dương” là một ấn phẩm mà trong đó bạn đọc sẽ dễ dàng tìm thấy các khái niệm, nguyên tắc quy hoạch và kiến trúc cơ bản bất di bất dịch vừa mang tính kế thừa vừa sáng tạo, kết hợp nhưng không lẫn lộn giữa nền văn minh Pháp quốc và truyền thống bản địa, từ những Đại học xá Hà Nội, những ngôi nhà dành cho sĩ quan đến những toà nhà quy hoạch ở Hà Nội, Sài Gòn – Chợ Lớn, cảng sông và thành phố công nghiệp. Qua mỗi trang sách, những di sản kiến trúc nổi tiếng một thời được lấy cảm hứng từ những công trình đẹp nhất của nước Pháp nhưng vẫn hoàn toàn thích nghi với khí hậu và các điều kiện sống của mỗi vùng…

Mục lục sách Quy Hoạch Đô Thị Và Kiến Trúc Ở Đông Dương

  • Lời nói đầu
  • Lời giới thiệu sách Tìm hiểu Quy hoạch và Kiến trúc Đông Dương trước 1945
  • Quy hoạch đô thị và các quy hoạch thành phố ở Đông Dương Các cách thức quy hoạch đô thị
  • Quy hoạch đô thị ở các nước thuộc địa
  • Những điều kiện quy hoạch đô thị ở Đông Dương
  • Các quy hoạch và cải tạo thành phố ở Đông Dương
  • Những thành tựu trong quy hoạch Hà Nội trở thành một thành phố lớn nhất.
  • Hải Phòng, cảng sống và thành phố công nghiệp
  • Công trình quy hoạch đô thị ở Nam Định
  • Những thành tựu quy hoạch đô thị tại Đà Lạt
  • Quy hoạch vùng Sài Gòn – Chợ Lớn
  • Những khu nghỉ dưỡng trên núi cao ở Đông Dương
  • Các khu nghỉ dưỡng 159 Phnom-Penh thủ đô cao miền
  • Kiến trúc Đông Dương
  • Miền Bắc Đông Dương
  • Cảng ngoài của vùng nước sâu ở Vịnh Hạ Long
  • Nỗ lực của Pháp ở Đông Dương
  • Xu hướng kiến trúc hiện đại ở miền Nam Nam Kỳ Vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.
  • Chợ Lớn
  • Công trình xây dựng Đại học xá Hà Nội được bắt đầu một cách hiệu quả
  • Kiến trúc tôn giáo
  • Hai công trình mang dấu ấn ở Cao Miên

199.700đ

235.000đ

-15%

Sắc màu của bụt: Hành Trình Đi Tìm Đức Thế Tôn

Trong cuộc sống hiện đại và hối hả hiện nay, khi mà các giác quan của chúng ta cứ luôn mãi chạy theo, bị tác động từ các yếu tố bên ngoài mà hiếm khi có thời gian tĩnh tâm cân bằng với nội tâm của chính mình. Và khi sự mất cân bằng giữ ngoại tại – nội tại lên đến đỉnh điểm sẽ dẫn theo bệnh trầm cảm về tâm lý mà ta thường gặp ngày nay.

Vì lẽ đó mà hiện nay, có nhiều người tìm hiểu các phương pháp để có thể đạt được “chánh niệm” trong đời sống hằng ngày. Giúp chính mình được bình tĩnh lại, chậm rãi, sáng suốt trong mỗi hoạt động. Từ đó, phương pháp “tô màu chánh niệm” được hình thành.  

Tô màu chánh niệm là phương pháp tô màu nghệ thuật kết hợp với việc thực hành “chánh niệm” của Phật giáo. Đã xuất hiện từ lâu, tô màu chánh niệm là một liệu pháp đơn giản và hữu ích được các chuyên gia tâm lý ứng dụng từ Phật giáo vào việc giúp mọi người giải tỏa căng thẳng, tìm thấy sự tĩnh lặng và bình yên trong tâm hồn. 

138.000đ

145.000đ

-5%

Sáng Tác Của Francois Rabelais Với Nền Văn Hóa Dân Gian Trung Cổ Và Phục Hưng

Trên giá sách của các nhà nghiên cứu văn hóa và văn học của chúng ta vừa xuất hiện một cuốn sách rất có giá trị, cuốn: Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hoá dân gian Trung cổ và Phục hưng (1) của nhà triết học, nhà ngữ văn học xuất chúng người Nga M. M. Bakhtin. Công trình này cũng như nhiều tác phẩm khác của Bakhtin đã từng được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ chủ yếu của thế giới. Di sản lý luận của Bakhtin bước đầu được giới thiệu ở Việt Nam khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Đến đầu những năm 90, lý thuyết về đối thoại, đa thanh đã được giới thiệu một cách hệ thống với sự đóng góp nổi bật của hai nhà nghiên cứu Trần Đình Sử và Phạm Vĩnh Cư (2). Có thể nói, việc tiếp nhận lý thuyết của Bakhtin đã tạo được những bước chuyển lớn trong đời sống nghiên cứu, phê bình, mở ra nhiều hướng tiếp cận hứa hẹn. Nhưng phải đến một thập kỷ sau, cũng là hơn một nửa thế kỷ khi nó được viết ra, công trình lớn nhất của Bakhtin mới đến được với công chúng Việt Nam. Với cuốn này, người đọc Việt Nam được tiếp cận đầy đủ lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực nghịch dị mà hạt nhân cơ bản là tiếng cuời lưỡng trị  trong nền văn hoá trào tiếu dân gian. 

Đây thực sự là một công trình đồ sộ. Với một chương Dẫn luận và bảy chương khảo sát di sản của Rabelais trong sự gắn kết với nền văn hoá trào tiếu dân gian Trung cổ và Phục hưng, Bakhtin đã đưa ra một mô hình mỹ học nghịch dị và chứng minh một cách thuyết phục qua những sáng tác của Rabelais. Với lý thuyết của Bakhtin, lần đầu tiên mỹ học nghịch dị mới được thực sự khẳng định, trở thành một nhánh song song với mỹ học cổ điển, phát triển và tạo nên trường ảnh hưởng tới đời sống sáng tác và phê bình văn hoá nghệ thuật. 

Tiếp cận với lịch sử vấn đề nghiên cứu Rabelais, Bakhtin nhận thấy sự lệch lạc của các nhà khoa học đi trước khi họ không thể cắt nghĩa một cách thuyết phục các yếu tố “dâm tục” trong sáng tác của Rabelais dẫn tới việc không thể lý giải được tầm vóc vĩ đại của ông trong lịch sử văn hoá châu Âu. Bakhtin đã chỉ ra hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: có quan niệm hẹp hòi về tính dân gian và văn hoá dân gian đã dẫn đến việc không thu nạp vào khuôn khổ của nó loại văn hoá quảng trường và tiếng cười dân gian với tất cả biểu hiện phong phú của nó; chưa coi “nhân – dân – cười – quảng – trường” là đối tượng chuyên biệt dưới các góc nhìn văn hoá – lịch sử, sáng tác truyền khẩu và sáng tác thành văn. Đó là một hình thức quy chụp văn hoá trào tiếu dân gian vào điều kiện văn hoá tư sản và mỹ học của thời đại mới, tức là hiện đại hoá nó. Vì vậy, Bakhtin nêu ra yêu cầu  phải đặt văn hoá trào tiếu vào chính vị trí của nó bằng việc đi sâu nghiên cứu những nguồn gốc dân gian của Rabelais, đặt vấn đề về nền văn hoá trào tiếu dân gian thời trung cổ và phục hưng, xác định dung lượng và nhận định tính đặc thù của nó để xây dựng lý thuyết về tiếng cười lưỡng trị. 

Đặt Rabelais trong lịch sử tiếng cười (Chương I), trong thế đối diện thường xuyên với văn hoá chính thống trang nghiêm, trên cả ba loại hình: 1,- những hình thức nghi lễ – diễn trò (kiểu lễ hội giả trang – canaval và trò diễn trào tiếu công cộng); 2,- các tác phẩm ngôn từ trào tiếu (bằng tiếng Latinh và các thứ tiếng dân dã); 3,- Những hình thức và thể loại đặc thù của ngôn ngữ suồng sã quảng trường (mắng chửi, nguyền rủa, thề bồi, các lối nói chế nhạo dân gian…), Bakhtin chỉ ra ba hình thức biểu hiện cơ bản của văn hoá trào tiếu trung cổ chưa được nghiên cứu với từ phổ là hình thức nghi lễ – diễn trò hội giả trang, tức là ngoài cái chỉnh thể thống nhất của văn hoá trào tiếu dân gian trung cổ. Vấn đề văn hoá ấy hoàn toàn chưa được đặt ra. Nó chưa được tìm hiểu với ý nghĩa là kiểu hình tượng trào tiếu đặc thù. Từ đó, tìm hiểu kiểu hình tượng trào tiếu này là nhiệm vụ trung tâm của công trình để giải mã hiện tượng Rabelais và đặt nền móng cho một hướng tiếp cận nền văn hoá trào tiếu dân gian cũng như những dư hưởng của nó trong đời sống văn hoá nghệ thuật sau này.

Các hình thức nghi lễ – diễn trò dân gian được tổ chức theo nguyên tắc tiếng cười được truyền thống linh thiêng hóa trong thế đối lập thường xuyên với nguyên tắc trang nghiêm của các nghi lễ chính thống. Nó làm nên trạng thái hai thế giới, một nét đặc thù của văn hóa Trung cổ, mà trong xu thế phát triển, tiếng cười phi chính thống dần dần trở thành “những hình thức cơ bản để biểu đạt cảm quan thế gới của dân gian, biểu đạt văn hóa dân gian”. Gần với các hình thức nghệ thuật hình tượng kiểu như trò diễn kịch trường, hòa tan vào đám hội, nó đứng ở đường biên của nghệ thuật sân khấu – diễn trò và cuộc sống. Ở đó, không có sự phân biệt giữa người diễn và người xem mà nếu như cố tạo một “khoảng cách kịch trường” thì vở diễn sân khấu sẽ bị phá vỡ. Kết quả, tiếng cười đã làm cho hội giả trang mang tính toàn dân, trở thành lễ hội của tất cả mọi người, dù muốn hay không con người cũng không thể trốn tránh. Quy luật tự do hội hè làm cho con người được cảm thụ sống động cuộc sống và như được thoát ly nhất thời khỏi những thể chế của cuộc sống thông thường. Vì thế, ở hội giả trang, bản thân cuộc sống chơi dỡn và diễn trình một hình thức sinh tồn khác của mình, hình thức tự do, diễn trình sự tái sinh và tự đổi mới mình trên những cơ sở tốt đẹp nhất mà nó tạo ra, một hình thức tái sinh lý tưởng của nó. Điều đó cho thấy bản chất của hội giả trang: bản thân cuộc sống diễn trò còn trò diễn thì nhất thời trở thành bản thân cuộc sống. Một cuộc sống thứ hai của nhân gian được tổ chức trên cơ sở tiếng cười, cuộc sống hội hè của nhân dân. 

Tồn tại trên cơ sở cái hòa đồng cái lý tưởng không tưởng và cái hiện thực nhất thời trong cảm quan thế giới hội hè, hội giả trang tạo được một không khí bình đẳng, xóa bỏ ngôi thứ đẳng cấp; chế tác ra những hình thức ngôn từ và cử chỉ quảng trường không có khoảng cách giao tiếp. Ngôn ngữ trong hội giả trang, vì vậy, tạo được một một phong cách ngôn từ hội hè – quảng trường đặc thù với logic đảo ngược, lộn trái bằng các hình thức giễu nhại, hý phỏng, hạ bệ, giải thiêng… Tất cả nhằm tạo nên một “thế giới lộn ngược” so với thực tại thông thường. Sau này, khi đi vào các tác phẩm ngôn từ trào tiếu, ngôn ngữ đó vẫn thấm đẫm cảm quan hội hè và sử dụng rộng rãi ngôn ngữ của các hình thức và biểu tượng của hội giả trang. Tuy nhiên, do được ra đời dưới sự bảo trợ các quyền tự do được hợp pháp hóa của hội giả trang nên đa số các tác phẩm này gắn bó với lễ hội, trực tiếp tạo thành phần văn chương của ngày hội đó. Nó trở thành văn học giải trí nhờ tiếng cười hội hè lưỡng trị trong cái nhìn tự do, dân chủ về thế giới. Tiếp cận với biểu hiện phong phú và độc đáo này của hội giả trang, Bakhtin nhận định: Nếu không hiểu loại ngôn ngữ đặc thù đó thì không thể hiểu một cách đích thực hệ thống hình tượng của Rabelais, không hiểu được đầy đủ nền văn học Phục hưng và Barouc, thậm chí cả những học thuyết và thế giới quan bấy giờ. 

Ngôn ngữ hội hè là một biểu hiện sinh động và chân thực của thế giới phi chính thống trong ngày hội nên nó không phải là kiểu dạng ngôn ngữ thuần khiết, có thể chuẩn mực hóa và tách rời đời sống. Nó luôn gắn với những hình tượng nghịch dị, làm thành hai mặt biểu hiện của cảm quan hội hè. Trái với mỹ học cổ điển, Bakhtin nhận thấy những dấu hiệu đặc thù của kiểu hình tượng trào tiếu này, qua mật độ dày đặc những nhân tố vật chất – xác thịt, di sản của quan niệm thẩm mỹ về sinh tồn đặc thù của văn hóa trào tiếu. Ông đã gọi một cách ước lệ quan niệm thẩm mỹ ấy là chủ nghĩa hiện thực nghịch dị. 

Với quan niệm thẩm mỹ này, thân xác không dung tục mà mang tính vui tươi và tốt lành, mang tính vũ trụ và tính toàn dân, không bị cá thể hóa và phân lập. Nó góp phần xác lập tính chất vui tươi hội hè trong mô hình hai thế giới thời trung cổ chứ không phải tính thường nhật, đời thường của nó. Vì thế, đặc điểm chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị theo quan niệm của Bakhtin là hạ thấp, tức là hoán đổi tất cả những gì cao siêu, tinh thần, lý tưởng, trừu tượng sang bình diện vật chất – xác thịt trong sự thống nhất không tách rời của bình diện mặt đất (trần thế) và thân xác. Đó là hình thức xác quyết để hạ thấp và vật chất hóa cái bị cười. Có điều sự hạ thấp ở đây không mang tính hình thức và tính tương đối. Nó dựa vào ý nghĩa tuyệt đối, ý nghĩa định vị nghiêm ngặt của phần trên và phần dưới trong quan niệm chính thống để thực hiện phép hoán cải nhưng không nhằm mục đích triệt tiêu mà xác lập tính nhị chức năng, vừa phủ định vừa khẳng định: phủ định để tái sinh. 

Trong trạng thái nguyên hợp ấy, hình tượng nghịch dị thâu tóm hiện tượng ở trạng thái biến chuyển, biến hóa chưa hoàn kết, ở thời điểm chết đi và ra đời, tăng trưởng và đổi thay. Quan hệ với thời gian, với sự biến hóa trong tính hai chiều trở thành đặc điểm cấu thành không thể thiếu ở kiểu hình tượng nghịch dị. Cảm quan và ý thức về thời gian là cơ sở sâu xa cho suốt quá trình phát triển của kiểu hình tượng này. Sơ khởi là một sự song hành đồng thời của hai quá trình đối nghịch: khởi nguyên và kết thúc, sinh và tử… Thời gian ở đấy, vì vậy, dĩ nhiên mang ý nghĩa tuần hoàn. Song trong quá trình phát triển, cảm quan về thời gian được rộng mở và khơi sâu, thu hút vào quỹ đạo của nó cả những hiện tượng xã hội – lịch sử, tính tuần hoàn được khắc phục và nâng lên cấp độ thụ cảm lịch sử. Tính hai chiều ở chúng đã trở thành một phương diện nghệ thuật – tư tưởng, nhất là trong thời đại Phục hưng. Ở đây, hình tượng nghịch dị đã mang tính “nước đôi” và mâu thuẫn với quan niệm của mỹ học cổ điển, có cội nguồn từ mỹ học Hy – La với hạt nhân là quan niệm sự sinh tồn luôn hoàn chỉnh và hoàn kết. Còn ở phương diện biến hóa của thể xác, thân thể nghịch dị trở thành yếu tố cơ bản để xây dựng hình tượng. Thân xác không được thể hiện ở dưới dạng hoàn tất xong xuôi, nó luôn mang đặc điểm “hai thân thể trong một thân thể”, tức luôn là một giá trị hai mặt: về mặt hình thức, nó xấu xí, méo mó, phình rộp, vặn vẹo…; về mặt thời điểm xuất hiện, nó ở trạng thái gần nhất của sự ra đời hay mất đi. Tính hai chiều khiến thân xác trở thành nhân tố có vai trò phát huy ảnh hưởng, quyết định hình thức tổ chức trực tiếp tới toàn bộ ngôn ngữ, văn phong, cách cấu tạo hình tượng của văn học trào tiếu, để thể hiện thật cởi mở và năng động trong thế tương đồng với các hình thức hạ bệ, giải thiêng của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị. Qua sự khảo sát ngôn ngữ và hình tượng nghịch dị trong sáng tác của Rabelais, được triển khai ở nhiều cấp độ từ chương II đến chương VII, Bakhtin kết luận: với những quy phạm khác nhau, chủ nghĩa hiện thực nghịch dị là đối trọng của chủ nghĩa hiện thực cổ điển. Nhiệm vụ đặt ra là phải phục chế lại quy phạm nghịch dị với ý nghĩa đích thực của nó, phải đo quy phạm nghịch dị bằng thước đo của chính nó. 

Từ chỗ là một kiểu hình tượng cổ xưa nhất, đã từng phát triển rực rỡ thời hậu kỳ Hy – La, tuy không được định danh và biện giải, thậm chí ở thời cổ điển đã có lúc bị tẩy chay nhưng sức sống của nó là vô cùng bền vững. Để sang thời kỳ ánh sáng, trong xu hướng mất dần của lễ hội, quảng trường, hình thức nghịch dị hầu như đã trở thành truyền thống văn học thuần túy vẫn bị lợi dụng theo những khuynh hướng khác nhau cả trong sáng tác và phê bình. Tuy nhiên dư hưởng của nó là không nhỏ, hình thức nghịch dị vẫn thực hiện một chức năng tương tự: hợp lệ hóa tính hư cấu tự do, cho phép kết hợp những cái trái ngịch và xích gần lại những cái xa cách, giúp giải phóng ý thức con người khỏi quan điểm chính thống về thế giới, khỏi mọi sự ước lệ, mọi chân lý khuôn sáo, khỏi tất cả những gì là bình thường, quen thuộc, được mọi người thừa nhận. Nó cho phép nhìn thế giới bằng con mắt mới, nhận thấy tính tương đối của mọi thực tại hiện hữu và khả năng có thể có một trật tự thế giới hoàn toàn khác. Ở cả những biểu hiện đương thời hay những dư hưởng sau này, theo Bakhtin, quy phạm của nó, cái thước đo khiến nó có thể phát triển và phát huy ảnh hưởng nằm ở nguyên tắc tiếng cười lưỡng trị, với tất cả biểu hiện phong phú và phức tạp của nó. 

Tiếng cười lưỡng trị luôn hiện diện và luôn là yếu tố then chốt của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị. Tại quảng trường hội hè, “nhân – dân – cười – nơi – quảng – trường” đã xóa bỏ những rào chắn về ngôi thứ để hình thành một kiểu giao tiếp đặc biệt vừa lý tưởng vừa hiện thực, tuy hướng đến ý nghĩa không tưởng nhưng là biểu hiện của chiều sâu thế giới quan trung cổ. Ở đường biên giữa cuộc sống và nghệ thuật, trong những trò diễn sân khấu, kiểu hình tượng nghịch dị đem đến tiếng cười từ hình thức, cử chỉ đến ngôn ngữ mà nó sử dụng. Cuộc sống tự diễn trò hạ bệ để tái sinh đem đến thuộc tính tiếng cười hội hè; nhằm vào mọi thứ và mọi người đem đến thuộc tính toàn dân và phổ quát; cả hai thuộc tính này đều mang cảm quan nhất nguyên về thế giới đem đến thuộc tính hai mặt, vấn đề cốt tử của tiếng cười hội giả trang. Phân tích bản chất của tiếng cười này, Bakhtin nhấn mạnh hai thuộc tính:

1,- Tiếng cười nhằm vào cả bản thân người cười, là một phương diện quan trọng để khu biệt nó với tiếng cười trào phúng thuần túy của thời đại mới (tiếng cười phủ định một chiều). Trong tiếng cười hội hè, nhân dân không loại mình ra khỏi chỉnh thể thế giới luôn chuyển biến. Họ biết mình không hoàn bị nên cũng cần phải chết đi và đổi mới;

2,- Tiếng cười hội hè có tính thế giới quan và tính không tưởng trong sự hướng tới cái tối cao ở đó. Nghĩa là nó vẫn còn rơi rớt tiếng cười nhạo báng thần linh (của một thế giới đa thần giáo). Kết quả, những yếu tố thờ phụng hạn hẹp, những nghi lễ trang nghiêm chính thống sẽ bị tiêu tan, chỉ còn lại cái toàn nhân loại, cái phổ biến và cái không tưởng. Tiếng cười lưỡng trị, vì thế, không chỉ đơn thuần là biểu hiện của một hiện thực chưa hoàn kết, phóng khoáng và vui nhộn, hầu như để vui cười mà nó còn là biểu hiện sâu sắc của cảm quan về thế gới của con người cổ trung đại. 

Với lý thuyết về tiếng cười lưỡng trị, Bakhtin đã tiếp cận và lý giải một cách thuyết phục sự vĩ đại của Rabelais qua di sản mà ông để lại, điều mà các nhà nghiên cứu đi trước chỉ cảm nhận mà không chỉ ra được. Vì vậy, việc chuyển ngữ tác phẩm Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng vừa có ý nghĩa đem đến một sự hiểu biết đúng đắn và mới mẻ về Rabelais vừa cung cấp một mô hình lý thuyết ưu việt để nghiên cứu nền văn hóa trào tiếu dân gian và những dư hưởng của nó. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn hóa và văn học Việt Nam. Nhiều hiện tượng văn hóa Việt Nam có thể được giải thích từ lý thuyết về tiếng cười lưỡng trị của Bakhtin, chẳng hạn như trường hợp thơ của Hồ Xuân Hương,… Bản dịch tiếng Việt công trình này đã mang đến cho người đọc niềm hứng khởi nhờ mọt thứ ngôn ngữ uyển chuyển diễn đạt sáng rõ những tư tưởng mới lạ, uyên bác của tác giả./. 

Hà Nội, tháng 04/ 2007
Đoàn Ánh Dương

630.000đ

700.000đ

-10%

SEROTONIN – MECHEL HOUELLEBECQ

229.000đ

282.000đ

-19%

SEROTONIN – MECHEL HOUELLEBECQ

 Serotonin – Tiểu Thuyết

Serotonin (dịch từ nguyên tác tiếng Pháp: Sérotonine, Éditions Flammarion, 2019) là tác phẩm của nhà văn Michel Houellebecq. Xuyên suốt tiểu thuyết là giọng kể của một người đàn ông 46 tuổi, tên Florent-Claude Labrouste. Ông đột ngột rời bỏ bạn gái, từ bỏ công việc và trốn đến một khách sạn ở một quận khác của Paris.

Thời gian này, Florent-Claude tìm đến bác sĩ kê đơn chống trầm cảm để khắc phục tình trạng thiếu hụt serotonin trong não. Thế nhưng, từ ngày uống loại thuốc này, ông đã mất đi mọi ham muốn cuộc sống, kể cả ham muốn tình dục. Dẫu vậy lòng ông luôn thôi thúc tìm lại những người tình cũ, muốn tái ngộ những người đã đóng một vai trò trong đời mình, muốn trò chuyện cùng họ, lần cuối. Trở về Normandie, ngỡ rằng có thể tìm thấy sự thanh thản, Florent-Claude lại chứng kiến một cuộc bạo động của nông dân địa phương, những người đã bị bỏ quên sau quá trình toàn cầu hóa và các chính sách nông nghiệp của chính phủ.

Dữ dội và mạnh mẽ trong ý tưởng, lạnh lùng và trung lập trong góc nhìn, một chút hài hước xen lẫn với nỗi u buồn bàng bạc khắp nội dung, tiểu thuyết Serotonin của Michel Houellebecq là khúc ca lãng mạn và đau thương về những bi kịch của cuộc đời con người.

 

229.000đ

282.000đ

-19%

Tao Đàn Trọn Bộ: 2 tập – Nhiều Tác Giả

Tao Đàn, tạp chí văn hóa của nhóm Tân Dân, bao gồm ba phần chính: Nghị luận và khảo cứu; Nghệ thuật; Tạp ký. Do Lan Khai chịu trách nhiệm quản lí và tổ chức thực hiện, cùng với sự phụ trách của Nguyễn Triệu Luật. Đây là một công trình độc đáo, đánh dấu sự xuất hiện của tạp chí văn hóa lớn đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1939.

“Thực ra, Tao Đàn không phải là một sáng kiến. Trước nó, Đông Dương tạp chí, Nam Phong, Hữu Thanh, Đông Thanh, v.v… đều đã làm cái việc khảo cứu và phát huy những tư tưởng của của Á Đông, giới thiệu và phê bình các học thuyết của  u Tây, tìm cách dung hoà các tư tưởng học thuyết ấy để làm lợi cho tinh thần Việt Nam. Và trong khi làm những công việc ấy, các tạp chí kia đã cổ động, bồi đắp, phổ thông cho quốc văn, nâng quốc văn lên cái địa vị ngày nay.
Tao Đàn ngày nay, chỉ làm tiếp tục những công việc ấy, cho đến hoàn bị.

Nhưng, dầu thế, Tao Đàn vẫn có điểm này nó là cái đặc sắc của Tao Đàn. Nó phân biệt rõ rệt Tao Đàn với các tạo chí trước nó. Là về phương diện tư tưởng cũng như về phương diện nghệ thuật, Tao Đàn sẽ đặc biệt chú trọng vào những công trình sáng tác.

Hiểu biết, dung hoà, thu nhập chưa đủ. Ngày nay chúng ta đã đến cái thời kỳ cần phải sáng tác. Vì có sáng tác mới tỏ ra có hoạt động, có sống. Bất cứ ở đâu và thời đại nào, chỉ những công trình sáng tác mới là những sự phát biểu linh hoạt của tinh thần một dân tộc.

Tinh thần của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay, đã bị tê liệt dưới sức đè nén của văn hoá Tàu. Để tránh những áp lực khác có thể tai hại hơn nữa, những tinh thần Việt Nam cần phải được phát huy, được nảy nở ra trong những công trình sáng tác mãnh liệt và rỡ ràng.

Đã trình bày rõ rệt mục đích và ý nguyện của mình. Tao Đàn chỉ còn chờ đợi cái cảm tình nồng nàn và sự cộng tác sốt sắng của hết thảy những người Việt Nam nào mà tương lai tinh thần của chủng tộc đã thành một mối băn khoăn tha thiết trên mọi băn khoăn khác”.

Trích từ TAO ĐÀN

Lan Khai – Tổng Thư Ký và Quản Lý:

Lan Khai, người đầu tiên đảm nhận vị trí Tổng biên tập của Tao Đàn, đã đóng góp nhiều công sức vào việc xây dựng và phát triển tạp chí. Ông giữ chức Tổng thư ký Bộ biên tập kiêm Quản lý từ số 1 đến số 10. Ông là người khởi đầu cho những bước đi đúng theo lộ trình và mục đích đã đặt ra.

Sứ Mệnh và Cống Hiến:

Tao Đàn được tạo ra với mục đích làm nổi bật và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Tổng cộng có 13 số định kỳ và 2 số đặc biệt, khi chưa đầy 1 năm. Dù thời gian hiện diện ngắn ngủi, nhưng tạp chí đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng giới sáng tác và độc giả, với ánh sáng chói lọi của mình tỏa rạng trên bầu trời văn hóa Việt Nam.

Đánh Giá Cao và Định Hình Văn Hóa:

Tại thời điểm ra mắt, Tao Đàn đã được nhận định là một sự xuất hiện mới mẻ và quan trọng trong lĩnh vực văn hóa. Tác phẩm đã không chỉ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xuất bản tại Việt Nam mà còn tạo nên những cống hiến lớn cho sự phát triển của văn hóa và nghệ thuật.

Trong Tao Đàn trọn bộ này có bao gồm Tao Đàn về Tản Đà (ra ngày 1/7/1939), Tao Đàn về Vũ Trọng Phụng (ra 12/1939); Vấn đề Ba Lan (ra tháng 2/1940). 

Là một Tạp chí thể hiện đầy đủ tinh thần dân tộc và tính nhân văn của nền văn hóa. Tao Đàn đã phát huy được truyền thống văn học dân tộc, đẩy mạnh giao lưu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Qua hoạt động của mình, Tao Đàn không chỉ góp phần làm sống dậy những giá trị văn hóa, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà còn đồng thời lọc bỏ những yếu tố văn hóa không còn phù hợp. Tao Đàn không chỉ tìm về cội nguồn và nhận ra cái cốt lõi căn cước đầu tiên của bản sắc văn hóa Việt Nam nhằm kế thừa, bảo vệ và phát huy những tinh hoa của văn hóa dân tộc, mà còn là một ngả đường quan trọng để tiếp nhận những yếu tố văn hóa mới. Lịch sử đã lùi xa, nhưng những bài học về xây dựng văn hóa (mà tạp chí Tao Đàn là một điển hình) vẫn là những điều đáng để chúng ta suy ngẫm.

570.000đ

635.000đ

-10%

Thiện Lành như Phật: Đức Phật ở đâu?

Ý nghĩa nhan đề “Đức Phật ở đâu?”

Nhan đề “Đức Phật ở đâu” mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, mỗi một tầng ý nghĩa là mỗi cảnh giới khác nhau của người đọc. Ở đây, có thể hiểu tựa nhan đề Đức Phật ở đâu theo các tầng ý nghĩa. 

Vị trí hiện hữu của Đức Phật

Về mặt sự thật thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập Niết bàn vào Rằm tháng Hai năm 544 TCN, chính vì thế Ngài không thể nào hiện diện ở trên cõi đời này theo quy luật sinh ra và mất đi của con người. Về mặt duy tâm thì Đức Phật vẫn còn sống, hình bóng của Ngài luôn hiện diện trong tâm thức của những người con Phật, trong giáo lý mà Ngài đã truyền lại, và trong chính cuộc sống của chúng ta.

Lời kêu gọi hướng Phật

Câu hỏi “Đức Phật ở đâu?” không chỉ dừng lại là tìm kiếm vị trí hiện tại Đức Phật đang ở mà còn là lời kêu gọi mọi người hãy dùng tâm hướng về Phật Pháp Nhiệm Màu, tìm kiếm ánh sáng dẫn lối đức tin của bạn. 

Khơi gợi niềm tin và hy vọng

Hình ảnh Đức Phật luôn mang đến niềm tin và hy vọng cho chúng sinh.  Tựa đề cuốn sách “Đức Phật ở đâu” như một lời khẳng định rằng Phật luôn hiện hữu xung quanh chúng ta, chỉ cần có đức tin Phật sẽ che chở và cứu rỗi chúng sinh, tìm đúng con đường hạnh phúc để đi. 

59.000đ

Thiện Lành như Phật: Lắng nghe điều kỳ diệu

Lắng nghe điều kỳ diệu là quyển sách thứ 4 được ra mắt trong bộ sách Thiện lành như Phật dành cho các bé ở khoảng từ 6 – 12 tuổi. Lắng nghe là một trong 5 đức tính cần thiết của con người đã được Đức Phật chỉ dạy, vậy nên, các con ngay từ khi còn bé cũng nên học tập đức tính tốt đẹp ấy. 

1. Thông tin sách Thiện Lành như Phật: Lắng nghe điều kỳ diệu

✩ Tên Nhà Phát Hành: CTCP Việt Nam Tốt Đẹp

✩ Tác giả: Việt Nam Tốt Đẹp

✩ Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức

✩ Kích thước: 17.5 x 24 cm

✩ Hình thức: Bìa mềm

✩ Số trang: 80 trang đi kèm 1 trang sticker sinh động

✩ Năm Xuất Bản: 2023

—***—

2. Ý nghĩa của việc “Lắng nghe”: 

Lắng nghe tuy là một hành động đơn giản nhưng sở hữu ý nghĩa sâu sắc và đa chiều trong mối quan hệ con người và sự phát triển cá nhân. Lắng nghe không chỉ là nghe những gì người khác nói mà còn là việc hiểu và thấu cảm với cảm xúc và tâm trạng của họ. 

Đôi khi, việc lắng nghe không chỉ xuất phát từ thính giác mà còn từ trái tim, từ tâm hồn. Lắng nghe để cảm nhận sự đồng điệu và lắng nghe cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.

Trong thiền định và thế giới tâm linh, lắng nghe có thể giúp chúng ta đến với sự tỉnh thức và nhận thức sâu sắc hơn về bản thân và thế giới xung quanh. 

60.000đ