Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm

Thiên Chúa Giáo

Hiển thị 1–15 của 44 kết quả

A Delightful Lenten Journey

94.000đ

97.000đ

-3%

A Delightful Lenten Journey

A seven-year-old girl tried to carry her younger brother. She carried him on her hip. She did the cradle hold, the face-to-face hold and then the belly hold. But all of those were too difficult for her. Finally, she decided to carry him over her shoulder. People looked at her with pity and said, “what a burden you carry on your shoulder!” She replied, “it is not a burden, it is my brother!”

Being powerful in God’s way

In our Lenten journey, we are not carrying a burden, but we are carrying our mortal condition. By following Jesus, we want to assume to the end our human condition in order to be strengthened by the One who died and rose from death for our salvation. With the suffering Jesus, we come to understand that being powerful does not mean being without weaknesses. Through his way of being, of living and of dying, Jesus shows us that being powerful means being courageous enough to overcome every difficulty in our daily lives. The more difficult our situations, the more courageous we become. It is on the cross that Jesus demonstrates the power of God’s love for humanity. The divine love is shown most powerfully when God, in his Only Begotten Son, does not turn away from human suffering but endures it to the end.

Deepening our spiritual life in time of distress: I completed this book when everything was shut down because of COVID-19 pandemic. I gathered the homilies that I gave at Assumption University, translated some meditations that I wrote in French for Living with Christ and reworked a few writings published by the same magazine in Vietnamese. While being busy with teaching (online classes), preaching (we had two Masses every day because we could not gather more than ten people in our chapel) and cooking (in rotation for eight members of our religious community), I enjoyed doing this writing. Even though it was not a good time for writing, this exercise helped me to nourish my spiritual life during the time of pandemic. For me, writing became a place where I talked to myself, opened myself up to the mystery of human life and thought about the meaning of human existence.

The Paschal structure of human existence: Faced with the suffering and the littleness of my own life, I let myself be brought to what is most fundamental in the Christian faith. More than ever, I am aware of the Paschal structure of our Christian life. The mystery of the passion, death and resurrection of Jesus enters my life in concrete ways whenever I am teaching, preaching—or cooking. This mystery is intimately linked to the Trinitarian structure of our faith. Out of love for humanity, the Father, in the love of the Holy Spirit, sent his Son to become one of us and to save humanity from within. This Trinitarian love is the source not only of our salvation, but also of every human activity, including meditation. That is why, in each meditation in this book, by paying attention to the connection between different elements of biblical stories, I will use three words or three expressions to remind us of this fundamental element of our faith. Let Trinitarian faith be our companion during the Lenten journey.

We will journey together until the Monday within the Octave of Easter. It is a reminder for us that our joy does not end with the Easter celebration. This joy of the Resurrection is the starting point of our Christian existence. This joy gives meaning to all of the activities of our daily lives. Let this joy be always with us in “our own Galilee!”

94.000đ

97.000đ

-3%

Ba Vua Chiêm Tinh – Truyện Tranh Kinh Thánh Song Ngữ Việt Anh

Gaspard, Melchior, Balthazar – Ba vị vua này là ai? Họ đã khám phá ra điều gì khi đi theo ngôi sao?

Đó là những gì bé sẽ khám phá khi đi theo Ba vua chiêm tinh trong câu chuyện tuyệt vời này của Giáng Sinh

41.000đ

Bởi Quyền Bính Nào? Những nền tảng để hiểu quyền bính trong Giáo hội Công giáo

“Ông lấy quyền gì mà làm những điều ấy?” Đó là câu hỏi người ta chất vấn Đức Giêsu do những phản ứng của Ngài vào một số dịp. Ngài không bao giờ cho họ câu trả lời trực tiếp. Câu hỏi đó tự nó nói lên nghĩa thực của quyền bính. Vậy điều đang được hỏi chính là: “Ai là tác giả thực cho những hành động của bạn?” Cả cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu cho thấy chỉ có một câu trả lời có thể: Thiên Chúa chính là Tác Giả thực của cuộc đời Đức Giêsu. Quyền bính của Ngài dựa trên mối quan hệ với Đấng mà Ngài dám gọi là “Abba.” Giáo hội sống để loan báo thông điệp của Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời của Thiên Chúa. Giáo hội cũng đặt quyền bính của mình vào Thiên Chúa, Tác Giả của sự sống.

Quyển sách này nói về việc thực thi quyền bính của Giáo hội. Chúng ta sẽ tập trung chính vào việc thực thi quyền bính hướng đến niềm tin Kitô giáo, đó là những mối quan hệ quyền bính được đề cập trong Kinh Thánh, truyền thống, các giáo hoàng và giám mục, các tín điều và giáo lý, các nhà thần học và toàn thể tín hữu. Ngoại trừ lối tiếp cận bao quát hơn trong chương 1 và 6, tác phẩm này không thể chú ý đến những khía cạnh quyền bính Giáo hội liên quan trực tiếp đến quản trị Giáo hội hoặc đời sống bí tích và phụng vụ của Giáo hội.

99.000đ

110.000đ

-10%

CANH TÂN ĐẶC SỦNG – Nhiều Tác Giả – Nữ tu Lê Loan, MRP dịch

Giới thiệu sách Canh Tân Đặc Sủng

Cuốn sách này tổng hợp một số tài liệu của huấn quyền Giáo Hội Công Giáo, liên quan đến điều mà chúng ta thường gọi là “Canh tân Đặc sủng”; bên cạnh những tài liệu của huấn quyền, cũng có một vài tài liệu khác được giới thiệu nhằm trình bày thêm về một số điểm. Cuốn sách ước mong mang lại cho độc giả những hướng dẫn, chỉ dạy của huấn quyền về các phong trào, hiệp hội giáo hội và các cộng đồng mới, đặc biệt là về Canh tân Đặc sủng Công giáo, để giúp chúng ta có một cái nhìn đúng theo như đường hướng của Giáo Hội. Cuốn sách này gồm có ba phần.

PHẦN I.

Mở đầu là bài “Đôi nét về Canh tân Đặc sủng Công giáo và sự hình thành CHARIS.” Hai năm sau khi Công đồng Vatican II kết thúc (1965) và 70 năm sau khi Thông điệp về Chúa Thánh Thần, Divinum Illud Munus, của Đức giáo hoàng Lêô XIII được ban hành (1897), vào tháng 2 năm 1967, “một mùa xuân mới” trong Giáo Hội đã được mở ra nhờ kinh nghiệm mạnh mẽ và có sức biến đổi của một nhóm sinh viên và giáo sư của Đại học Duquesne, ở Pittsburg thuộc tiểu bang Pensylvania, Hoa Kỳ. “Mùa xuân mới” này được gọi là “Canh tân Đặc sủng Công giáo”. Một cách tóm tắt, bài viết kể lại sự ra đời, phát triển và trưởng thành của Canh tân Đặc sủng Công giáo trong lòng Mẹ Giáo Hội.

Theo cha Raniero Cantalamessa, OFMCap, cố vấn giáo hội của CHARIS, và cũng là vị giảng thuyết của Giáo triều Rôma từ thời Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II cho đến nay, Đức thánh cha Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh “Canh tân Đặc sủng Công giáo là ‘dòng chảy ân sủng cho toàn thể Giáo Hội.’ Nếu Canh tân Đặc sủng Công giáo là một dòng chảy ân sủng cho toàn thể Giáo Hội,” cha Cantalamessa nhấn mạnh, “thì chúng ta có bổn phận, với chính mình và với Giáo Hội, giải thích xem dòng chảy ân sủng này bao gồm những gì và tại sao nó lại cần thiết cho toàn thể Giáo Hội.” Với bài “Canh tân Đặc sủng Công giáo: Dòng chảy ân sủng cho toàn thể Giáo Hội,” cha Cantalamessa sẽ giải thích cho chúng ta về vấn đề mà ngài đã đặt ra.

Với Sắc lệnh ấn ký vào ngày 08.12.2018, Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống đã thành lập CHARIS như một tổ chức có tư cách pháp nhân trong Giáo Hội. Ngày 08.06.2019, tại đại thính đường Phaolô VI, Rôma, Đức thánh cha Phanxicô đã tiếp hàng ngàn tham dự viên Hội nghị Quốc tế các nhà lãnh đạo thuộc Canh tân Đặc sủng của Công giáo và chính thức khai mạc CHARIS. Trong diễn văn ngày khai mạc Đức giáo hoàng Phanxicô đã giải thích CHARIS là gì và Giáo Hội mong đợi điều gì từ nó.

Tiếp nối với bài diễn văn của Đức thánh cha Phanxicô, Đức hồng y Kevin Farrell, Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống sẽ giải thích thêm cho chúng ta về CHARIS qua bài chia sẻ: “Sự ra đời của CHARIS và tầm quan trọng của CHARIS đối với Canh tân Đặc sủng Công giáo.”

PHẦN II…

90.000đ

99.000đ

-9%

Cầu Nguyện 15 Ngày Với Thánh Augustinô

Cầu nguyện là một cuộc nói chuyện thầm kín, sâu lắng với Thiên Chúa. Nói với Thiên Chúa tất cả những gì chúng ta muốn, giống như chúng ta tâm sự với một người bạn thân nhất của mình vậy. Với sự hiện diện của Thiên Chúa, Thánh Augustinô suy gẫm, tự chất vấn mình và chất vấn Thiên Chúa. Hơn nữa, ngài cầu khẩn Thiên Chúa như đứa trẻ cầu xin mẹ mình, ngài nói: “Và con nói chuyện huyên thuyên với Ngài, lạy Chúa” (Tự thuật IX, I, I). Vì thế, chúng ta cần đến gần với cách cầu nguyện của Thánh Augustinô dưới ánh sáng của tình bạn, vì đối với ngài, cầu nguyện là một tình bạn nói được, diễn đạt được: “Cầu nguyện là thưa chuyện với Chúa” (En. in ps 85,7). Nhưng hơn thế nữa, đối với Thánh Augustinô, cầu nguyện không đơn thuần là một cuộc đối thoại với những từ ngữ sáo rỗng, nhưng trước hết, đó là một cuộc đối thoại sống động. Trong cầu nguyện, Thiên Chúa hiến mình cho ta và chúng ta dâng mình cho Ngài.

Các bài viết sau đây không phải và cũng không dám cho là một trình bày đầy đủ và có hệ thống tư tưởng của Thánh Augustinô về cầu nguyện. Đó không phải là mục đích của chúng. Đây chỉ là những phân tích sơ lược về một vài chủ đề mà Thánh Augustinô yêu thích để từ đó nhờ ngài dẫn dắt và dưới ánh sáng của ngài, chúng ta có thể cầu nguyện như ngài đã cầu nguyện. Thánh Augustinô luôn nói với chúng ta bằng cả con tim. Và ngài hâm nóng tâm hồn những ai đến với ngài.

42.000đ

Cầu Nguyện Buổi Tối Của Bé

Tập truyện bé nhỏ đầy màu sắc này giúp trẻ khám phá ra Thiên Chúa hiện diện trong mỗi giây phút của cuộc sống.

23.000đ

26.000đ

-12%

Con Là Điều Kỳ Diệu

23.000đ

26.000đ

-12%

Con Là Điều Kỳ Diệu

Tập truyện bé nhỏ đầy màu sắc này là những lời thỏ thẻ bên tai bé để bé biết bé được yêu thương dường nào.

23.000đ

26.000đ

-12%

Cuộc Hẹn Hò Với Chúa Nơi Bệnh Viện – Hành Trình Thiêng Liêng Của Một Linh Mục Bác Sĩ

Cuộc Hẹn Hò Với Chúa Nơi Bệnh Viện. Bạn tìm thấy gì nơi những trang sách này? Nội dung khoa học của ngành y? Cuộc sống thường nhật của một bác sĩ chuyên ngành huyết học trong bệnh viện? Những mẩu chuyện kể về trải nghiệm của những bệnh nhân mắc phải chứng bệnh nan y? Chứng từ về những gì tạo nên mối tương quan giữa bác sĩ và bệnh nhân? Trọng tâm của kinh nghiệm con người nơi người bệnh và y bác sĩ? Vâng! Nhưng không chỉ có vậy, nếu chỉ dừng lại ở đó thì bạn đã bỏ qua điều chính yếu.

Điều chính yếu ở đây là cách chăm sóc người bệnh tật và đau yếu là nhân chứng sống về sức mạnh của sự Phục Sinh. Đó là mầu nhiệm cứu độ xuyên suốt từng phần của cuốn sách này, vì mầu nhiệm cứu độ là nguồn sống làm nên mọi hoạt động liên quan tới việc chăm sóc sức khỏe. Bệnh viện làm sinh động các hoạt động của sự sống, dù nơi đây những thực tại trở nên đậm nét, thường khắc nghiệt và đôi khi đầy bi kịch. Nơi đó người ta trao ban sự sống, cảm nhận đau khổ, đồng hành với người thân, người ta lo âu, mất hy vọng, người ta lấy lại sinh lực, người ta chết. Bệnh viện là nơi ẩn náu cuối cùng, hiếm khi người ta quên kỷ niệm khi rời khỏi đó. Đó là một không gian nơi sự sống giống như thủy triều lên xuống. Nơi đó, người làm công việc bổn phận không thể vô tình với những hoàn cảnh éo le của con người. Đối với người chăm sóc, những hoàn cảnh này đòi hỏi một sự dấn thân nội tâm và nối kết mối tương quan. Cuốn sách này trình bày những gì cấu thành nên nó: khả năng kỹ thuật, sự hiện diện, lòng khiêm hạ, tác động ân sủng và cuối cùng là sự kết hợp với Đức Kitô chết và Phục Sinh.

61.000đ

65.000đ

-6%

Dẫn Nhập Đức Tin Kitô Giáo

139.000đ

149.000đ

-7%

Dẫn Nhập Đức Tin Kitô Giáo

Nội dung quyển sách là một nỗ lực quản diễn Đức tin tông truyền trong Kinh Tin Kính Các Tông đồ cho phù hợp với thế giới hôm nay.

Tác giả đã làm công việc này chính là nhà thần học J.Ratzinger, bấy giờ ngài còn rất trẻ, khoảng hơn 40 tuổi, nhưng đã là một giáo sư nổi tiếng và rất vững vàng về nhiều mặt, đặc biệt là bình diện tư duy triết học. Con người này đã không ngừng để cho Đức tin Công giáo đối thoại với các trào lưu tư tưởng đương đại.

Trong cuộc đời đối thoại rất hữu ích đó, tác giả cho thấy hướng đi của tư tưởng Kitô giáo là một hướng đi rất rõ ràng và chắc chắn: lựa chọn phạm trù logos (lời, lẽ, lý), lý tính của tư duy triết học thay vì chọn phạm trù mythos (huyền thoại) của các tôn giáo thời bấy giờ . Sự lựa chọn phạm trù “logos” là ý tưởng cốt lõi trải dài từ đầu đến cuối những phân tích tư duy của thần học gia và triết gia J.Ratzinger.

+GM. Phaolo Bùi Văn Đọc
trích Lời giới thiệu ấn bản Tiếng Việt 2009

139.000đ

149.000đ

-7%

Dẫn Nhập Triết Học – Về Con Người – Vũ Trụ – Thiên Chúa

Trích dẫn từ Dẫn nhập triết học. Chính từ “philosophia” [philo = yêu mến; sophia = khôn ngoan]– xét theo từ nguyên – đã phần nào nói lên nét độc đáo của triết học và cũng giúp đánh tan nhiều ngộ nhận. Thật vậy, từ trong căn nguyên, “triết học” không phải là một môn học như bao môn học khác. Triết học căn bản là một ý hướng, một lối suy nghĩ, lối tra vấn, thậm chí là một niềm khao khát khôn nguôi: “philo-”. Và điều mà nó vươn về, hướng về có tên gọi mà cho đến hôm nay, vẫn giữ nguyên vẻ bí ẩn đồng thời rất quyến rũ của nó: “Sophia”. Triết học không phải là một tri thức cho bằng là niềm khao khát Khôn Ngoan.

Đôi người đi trên con đường đó đạt đến tầm vóc của bậc “minh triết” hay “hiền triết”. Còn chúng ta, những phàm nhân quá đỗi phàm nhân, philo-sophia vẫn giữ nguyên một gạch nối: một khoảng cách, một con đường, và có khi là cả một lời mời gọi phiêu lưu…

Như thế triết học vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nó đối với mỗi người chúng ta, ít nhất như một tra vấn căn bản, tra vấn về ý nghĩa làm người, tra vấn về các chiều rộng, dài, cao sâu của hiện hữu nhân linh.

Nhưng con người là gì? Con người là ai? Câu hỏi không hề tầm thường bởi lẽ không một con vật nào có cách thức sống, cách thức hiện hữu như con người, ít nhất qua khả năng đặt những câu hỏi căn bản như thế.

“Tôi trở thành câu hỏi cho chính tôi” (mihi questio factus sum – Augustin, Confessions X, 33,50)

Thật vậy, con người là “con vật” duy nhất có khả năng “ngạc nhiên” và cũng vì thế luôn đặt câu hỏi, từ lúc sinh ra cho đến khi nằm xuống, từ câu hỏi đơn giản, quen thuộc nhất: hôm nay mình ăn gì? Cho đến câu hỏi cũng đơn giản nhưng vô cùng lạ: Tôi là ai? Là ai trong nhân loại này? Là ai trong thế giới tự nhiên? Và thậm chí là ai trước mặt Thiên Chúa?

Đó cũng là lý do tác phẩm mang tựa đề “Homo viator”, con người như một lữ khách, một kẻ không ngừng lên đường tra vấn mình là ai, với chính mình, với nhân loại, với thế giới sống chung quanh và với những gì siêu vượt trên đời sống quá phàm tục. Nói khác đi, hiện hữu nhân linh sẽ thực sự mang ý nghĩa trong mối liên hệ với ba “điều” phác nên chân trời suy tư, cũng là chân trời sống cũng của con người: Con Người (Anthropos) – Vũ Trụ (Kosmos) – Thiên Chúa (Theos).

Tác phẩm được biên soạn như một dẫn nhập khiêm tốn về ba mối liên hệ đó. Cách cụ thể, tác phẩm kết nhập ba phần vừa độc lập, vừa nối kết trong một toàn thể qua ba chiều kích thường hằng trong thân phận con người: nhân học (anthropology), vũ trụ học (cosmology) và thần học (theology).

— Phần I: “Ý hướng triết học” – con người với chính mình: một dẫn nhập vào triết học theo nghĩa phản tỉnh về cách sống, cách suy tư đặc trưng của con người.

— Phần II: “Mái nhà chung” – con người với vũ trụ, thiên nhiên: một suy tư về mối tương quan giữa con người với thiên nhiên trong bối cảnh khủng hoảng về môi sinh của thời hiện đại.

— Phần III: “Triết học tôn giáo” – con người với Thiên Chúa: một cố gắng đọc ra ý nghĩa mối tương quan giữa con người và Thiên Chúa, xuyên qua kinh nghiệm vô cùng cổ xưa nhưng luôn mới mẻ trong hành trình tinh thần của nhân loại: tôn giáo.

80.000đ

89.000đ

-10%

Docat – Phải Làm Gì?

Docat – Phải Làm Gì? là một phiên bản phổ thông của Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo đã được phát triển thành những văn bản trọng yếu của Huấn quyền từ thời Đức Giáo hoàng Lêô XIII. Giới trẻ ngày nay được mời gọi lưu tâm đến các văn bản quan trọng của Giáo Hội và hành động theo những nguyên tắc của sự thật, công bằng và bác ái trong các văn bản đó. Đức Giáo hoàng Phanxicô không ngừng thách đố các Kitô hữu dấn thân một cách tích cực để kiến tạo một thế giới công bằng hơn: “Một Kitô hữu mà không phải là một nhà cách mạng trong thời đại này thì không phải là một Kitô hữu”.

70.000đ

Đời Tổng Giám Mục Puginier

224.000đ

249.000đ

-10%

Đời Tổng Giám Mục Puginier

Đời Tổng Giám mục Puginier được tác giả Louis-Eugène Louvet thực hiện và hoàn thành hai năm (1894) sau khi Đức cha Puginier qua đời, là một trong những tác phẩm biên niên thuật lại tương đối đầy đủ và chi tiết về ba khía cạnh chính của cuộc đời một trong những nhân vật có những can hệ quan trọng mà vô cùng ngầm ẩn đối với xứ Bắc kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Đức cha Puginier, giám mục xứ Mauricastre, cố tư tế tông tòa miền Tây Bắc kỳ.

Có lợi thế tiếp cận được các thư từ và tài liệu lưu trữ liên quan đến nhân vật chính cùng những mối tương tác của ông, vì vậy mà qua tác phẩm này, tác giả Louvet không chỉ phác họa nên chân dung con người vị giám mục xứ Mauricastre mà còn cả bối cảnh thời cuộc lúc bấy giờ.

Bố cục sách được phân chia thành 3 phần chính, có thể chứa đựng và tóm lược cả cuộc đời Đức cha Puginier: thừa sai, giám mục, người yêu nước.

– Vị thừa sai sẽ đưa chúng ta nhập vào những việc làm và những đức tính của vị tông đồ.

– Vị giám mục sẽ cho ta thấy người kế tục của những vị như Retord và Theurel, bước tiếp dấu chân của những vĩ nhân này và thực thi trọng trách đứng đầu Sứ bộ miền Tây Bắc kỳ – là sứ bộ quan trọng nhất trong hai mươi bốn sứ bộ được giao phó cho hội thừa sai của ông, những phẩm tính của một nhà quản lý lão luyện.

– Người yêu nước sẽ kể lại những cố gắng không ngừng của ông để phục vụ nước Pháp, để soi sáng cho những người cai trị (người Pháp), khi cần thì bằng lòng tôn kính cảnh báo họ về những sai lầm của họ và cứu vớt những quyền lợi trói buộc vào đất nước.

Ảnh bìa của Pierre Dieulefils (1862 – 1937), tên “Cathédrale, vue de face”, là hình ảnh Nhà thờ lớn Hà Nội, nhìn từ mặt trước – một công trình có liên quan đến Đức cha Puginier.

224.000đ

249.000đ

-10%

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Rất Khiêm Nhu Rất Vĩ Đại

Trong suốt những năm ở cương vị Giáo Hoàng, Đức Biển Đức XVI đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng đau đớn của Giáo Hội: sự phản ứng mạnh mẽ sau khi ngài gỡ bỏ vạ tuyệt thông đối với các giám mục bảo thủ, cuộc vấp phạm của các linh mục mắc phải tội ấu dâm… Ngài đã đối mặt cách vững vàng, dù vẫn nhìn nhận có một số nhầm lẫn: khả năng quản lý hệ thống truyền thông không phải là điểm mạnh của ngài! Cho đến cùng, ngài đã sống trách nhiệm Giáo Hoàng của mình như một cuộc đấu tranh mà vũ khí duy nhất là sự đơn sơ, lòng khiêm nhu và nội tâm sâu sắc của ngài.

 

Vậy “Giáo Hoàng bé nhỏ” – Đức Biển Đức XVI – như chính ngài đã định nghĩa về mình, phải chăng là một sự hài hước? Dĩ nhiên ngài là một nhà trí thức hơn là một ngôn sứ, nhà sư phạm hơn là nhà cải cách. Một Giáo Hoàng khiêm nhu, đúng là bản chất của ngài. Song “bé nhỏ”? Thì chắc chắn là không…

70.200đ

78.000đ

-10%

Đức Giêsu

97.000đ

Đức Giêsu

Đức Giêsu là ai? Người mà từ lúc sinh ra ở xứ Palestina trong một hang đá, cách đây hai ngàn năm, cho đến khi chịu chết trên thập giá, đã làm xáo trộn cuộc sống của những ai đã từng gặp gỡ. Người này là ai mà dám gọi Thiên Chúa là Cha? Là ai mà làm đảo lộn ca1cf truyền thống, chữa lành, đỡ nâng và nói về một Sự Sống Mới?

Quyển truyện tranh Kinh Thánh khổ lớn này giúp khám phá và tái khám phá cuộc đời của Đấng mà rất nhiều người gọi là Con Thiên Chúa.

97.000đ

Gặp Gỡ Thiên Chúa

25.000đ

30.000đ

-17%

Gặp Gỡ Thiên Chúa

Tập sách nhỏ đầy màu sắc này giúp trẻ khám phá Thiên Chúa hiện diện trong mỗi giây phút của cuộc sống.

25.000đ

30.000đ

-17%