Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm

Văn Học Trong Nước

Hiển thị 1–15 của 22 kết quả

ÁO XƯA DÙ NHÀU… | ĐỖ HỒNG NGỌC

Giới thiệu sách Áo Xưa Dù Nhàu…

Áo xưa dù nhàu… là tuyển tập 18 bài viết của tác giả Đỗ Hồng Ngọc về 18 chân dung văn nghệ sĩ ở những lĩnh vực chủ yếu là văn chương, âm nhạc và hội họa. Đó có thể là những tên tuổi lớn như Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Khê, Du Tử Lê, Huy Cận… hay những người trong gia đình, người bạn thân quen của tác giả. Điểm chung giữa họ đó là đều có duyên hạnh ngộ với Đỗ Hồng Ngọc trên bước đường văn chương và cuộc đời.

Bằng giọng văn mộc mạc nhưng chan chứa tình cảm và sự trân trọng, Đỗ Hồng Ngọc đã truyền được cảm xúc của mình đến người đọc. Qua cái nhìn của tác giả, ta sẽ không chỉ khám phá được cái hay, cái đẹp của các nhân vật qua từng bài viết mà còn cảm nhận được cái nghĩa, cái tình trong mối quan hệ giữa người thầy thuốc viết văn ấy với bạn bè.

 

Nhận xét

“Một bác sĩ mà lại là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên một cách thú vị.”_ Học giả Nguyễn Hiển Lê
 
“Ngoài là Bác sĩ, Đỗ Hồng Ngọc còn là một nhà thơ (Đỗ Nghê), một họa sĩ của những bức ký họa được bạn bè yêu thích. Nên những chân dung được ôn “vẽ” lại theo cách rất riêng không giống với một ai (unique), bằng đôi mắt của người thầy thuốc yêu nghề, chọn lọc những góc cạnh độc đáo của họa sĩ và trải lòng với tâm cảm của nhà thơ, nên có những bài viết đẹp như thơ…” _ Nhà thơ Trần Thị Nguyệt Mai
 

Thông tin tác giả Đỗ Hồng Ngọc

Bs. Đỗ Hồng Ngọc người dành 32 năm tuổi trẻ cứu chữa, dạy học cho hàng trăm nghìn lớp trẻ, tuy đã đến tuổi “hưởng phúc” nhưng vẫn tận tụy truyền lửa cho lớp trẻ qua thơ văn của mình… Với hơn 32 năm chăm sóc, cứu chữa cộng đồng, hiện nay ông đã về hưu. Tuy nhiên, đó chỉ là gác lại công việc cứu chữa trực tiếp trên bàn mổ thôi! Bây giờ, ông vẫn là 1 vị bác sĩ, bác sĩ chữa trị các bệnh về tâm hồn. Ông đã xuất bản hơn 30 tác phẩm với nhiều chủ đề như viết cho tuổi mới lớn, viết cho các bà mẹ, tùy bút, tạp văn, thơ… Nhiều tác phẩm của ông được công chúng yêu thích như: Già ơi chào bạn, Gió heo may đã về, Thư gửi người bận rộn…

 

169.000đ

198.000đ

-15%

Đám Ma Tôi – Hoài Điệp

269.000đ

299.000đ

-10%

Đám Ma Tôi – Hoài Điệp

ĐÁM MA TÔI – HOÀI ĐIỆP

“Đám ma tôi” được nhà xuất bản Tân Việt ấn hành lần thứ nhất vào tháng 11 năm 1940, khi thi sĩ Đinh Hùng vừa mới 20 tuổi. Song nhiều ý kiến cho rằng, có thể tập văn xuôi này được ông viết sớm hơn hoặc có ý định viết từ mấy năm trước đó.

Nội dung “Đám ma tôi” thể hiện cách nghĩ của chàng trai trẻ đối với đời sống xung quanh, về quan niệm sống – chết ở đời. Điều đặc biệt là thay vì chọn làm người sống để nói về người chết như cách tư duy thông thường, Đinh Hùng làm ngược lại, chọn làm người chết để nói đến “từng những đời sống rải rác ở đây, ở đó, từng những cuộc đời chiêm bao”.

Cụ thể, trong tập văn xuôi, thi sĩ Đinh Hùng thể hiện câu chuyện người con trai 17 tuổi kể trong lúc cậu đang nằm chết, cậu chết đi trong một buổi chiều khi còn là đứa trẻ ngây thơ. “Tôi chết nằm im trên giường, hai tay buông xuôi, mắt nhắm nghiền, ngực không còn thoi thóp.” Chết là việc thản nhiên với cậu bởi có sống ắt sẽ có chết, điều đáng mừng là cậu không phải sống đến tám mươi năm trời ngục thất như lời của ông thầy tướng năm xưa.

Bằng giọng văn giễu cợt không chút kiêng kỵ trong “Đám ma tôi”, Đinh Hùng đã sáng tác một bài thơ chia ly “để thấy lòng mình đơn chiếc”, “vẽ phác bóng một rừng người qua mắt để trông, nhìn vài cảnh tượng hay hay… Tôi sống trước để mà cảm trước, tôi chết từ khi đang sống để hiểu thêm ý nghĩa đời này”.

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

HOÀI ĐIỆP – Tên thật Đinh Hùng (1920-1967) là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết. Đinh Hùng sinh ngày 3 tháng 7 năm 1920 tại làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông (nay thuộc Thủ đô Hà Nội), là con út cụ Hàn Phụng (tên Phụng, chức hàn lâm thị độc). Thuở nhỏ Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tại trường Bưởi (Hà Nội). Sau khi đậu “cao đẳng tiểu học” hạng bình thứ và được học bổng theo ban chuyên khoa để thi tú tài bản xứ thì “thần Ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn trên” (theo lời kể của Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang đi viết văn, làm thơ. Năm 1931, người chị thứ ba của ông tên Tuyết Hồng đã tự vẫn tại hồ Trúc Bạch vì hờn giận tình duyên. Mấy tháng sau cha ông cũng qua đời khi chưa đến tuổi 50. Ba năm sau, người chị lớn nhất của ông cũng chết trẻ. Năm 1943, Đinh Hùng theo sống với chị là bà Thục Oanh. Cũng năm này, ông cho xuất bản tập văn xuôi Đám ma tôi và đăng thơ trên Hà Nội tân văn của Vũ Ngọc Phan, Giai phẩm Đời Nay của nhóm Tự Lực văn đoàn…

Nhưng ông thật sự bắt đầu nổi tiếng với bài thơ “Kỳ Nữ” mà Thế Lữ chọn in trong truyện Trại Bồ Tùng Linh. Năm 1944, Vũ Hoàng Chương cưới Thục Oanh rồi về Nam Định, Đinh Hùng ở lại Hà Nội và cho ra đời giai phẩm Dạ Đài, với sự cộng tác của một số bạn như Trần Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch,…Cũng trong năm này, Đinh Hùng tản cư theo báo Cứu Quốc. Sau đó, ông về Thái Bình dạy học cùng người vợ mới cưới (Nguyễn Thị Thanh). Khi ấy, Vũ Hoàng Chương và vợ cũng đang tản cư về ở nơi đó. Năm 1949, Đinh Hùng cùng vợ con trở lại Hà Nội. Tại đây ông cho ấn hành giai phẩm Kinh Đô văn nghệ (1952) và tập thơ Mê Hồn ca (1954). Tháng 8 năm 1954, ông cùng vợ con vào Sài Gòn, lập ra tờ nhật báo Tự Do, có sự cộng tác của Tam Lang, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong,…

Năm 1955, nhật báo trên đình bản, ông cộng tác với Đài phát thanh Sài Gòn, giữ mục Tao Đàn, chuyên về thơ ca, cho đến hết đời. Trong những năm tháng ở Sài Gòn, Đinh Hùng viết tiểu thuyết dã sử Cô gái gò Ôn khâu, Người đao phủ thành Đại La và làm thơ trào phúng trên báo Tự Do, báo Ngôn Luận.

Năm 1961, ông cho in tập Đường vào tình sử (tác phẩm này được trao giải thưởng Văn chương về thi ca năm 1962). Năm 1962, ông cho ra tuần báo Tao Đàn thi nhân, nhưng mới phát hành được 2 số thì ông mất lúc 5 giờ sáng ngày 24 tháng 8 năm 1967 tại bệnh viện Bình Dân, Sài Gòn, vì bệnh ung thư gan.

Sau khi ông mất, nhà xuất bản Giao điểm cho phát hành tác phẩm Ngày đó có em vào ngày 16 tháng 10 năm 1967. Ngoài những tác phẩm vừa kể trên, Đinh Hùng còn có 8 tác phẩm chưa xuất bản: Tiếng ca bộ lạc (thơ), Tiếng ca đầu súng (hồi ký), Dạ lan hương (văn xuôi), Sử giả (tùy bút), Vần điệu giao tình (cảo luận) và 3 kịch thơ: Lạc lối trần gian, Phan Thanh Giản, Cánh tay hào kiệt.

269.000đ

299.000đ

-10%

Đường Vào Tình Sử (Bìa Cứng) – Đinh Hùng

ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ – ĐINH HÙNG

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

ĐINH HÙNG – Sinh (1920-1967) là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết. Tên tuổi của Đinh Hùng đương thời ông phần nào được kiểm chứng bởi thực tế ông là một trong số ít văn nghệ sĩ có mặt trong cuốn “Mười khuôn mặt văn nghệ” (xuất bản lần thứ nhất năm 1970) của Tạ Tỵ, bên cạnh một số tên tuổi lẫy lừng của văn học nghệ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20 như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, hay Vũ Hoàng Chương.

449.000đ

499.000đ

-10%

Mê Hồn Ca – Đinh Hùng

341.000đ

379.000đ

-10%

Mê Hồn Ca – Đinh Hùng

MÊ HỒN CA – ĐINH HÙNG

Trong tư duy thơ, quan niệm về chất thơ của Đinh Hùng và Rimbaud có những điểm gặp gỡ. Thi sĩ là một kẻ mang lòng hoang dã, yêu thiên nhiên và gần gũi vẻ hoang sơ. Rimbaud bỏ học và lang thang trên ruộng đồng, mơ đến những hương hồn thảo dã như Đinh Hùng vọng về tiền sử, trong vệt dương sa, dấu chân cầm thú, những đêm hoang nguyên thủy, nơi con người lẫn giữa thiên nhiên…

(Trần Bình Trọng)

Ta gần em mê từ ngón bàn chân
Mắt nhắm lại để lòng người gió bão
Khi sùng bái ta nâng quỳ nếp áo
Nhưng cúi đầu trước vẻ trang nghiêm

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

ĐINH HÙNG – Sinh (1920-1967) là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết. Tên tuổi của Đinh Hùng đương thời ông phần nào được kiểm chứng bởi thực tế ông là một trong số ít văn nghệ sĩ có mặt trong cuốn “Mười khuôn mặt văn nghệ” (xuất bản lần thứ nhất năm 1970) của Tạ Tỵ, bên cạnh một số tên tuổi lẫy lừng của văn học nghệ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20 như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, hay Vũ Hoàng Chương.

341.000đ

379.000đ

-10%

TẠI SAO TA YÊU… | HIỀN TRANG

169.000đ

192.000đ

-12%

TẠI SAO TA YÊU… | HIỀN TRANG

TẠI SAO TA YÊU…

Tác giả: Hiền Trang

Tại sao ta yêu… là tập hợp 16 bài viết của tác giả Hiền Trang về những nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực: văn chương, hội họa, âm nhạc, điện ảnh… Điểm chung giữa họ là được Hiền Trang yêu mến, đúng như chính lời tác giả bộc bạch: “Mình tin tất cả những gì mình chọn viết, không chỉ là về văn chương, mà dù là âm nhạc hay điện ảnh, cũng đều xuất phát từ một cách tiếp cận mà thôi: tình yêu.” Chính bằng thứ tình cảm thuần khiết ấy cùng với lượng kiến thức phong phú; tác giả của cuốn sách sẽ đưa bạn đọc du ngoạn cùng cô trên hành trình về với thế giới của riêng cô – thế giới của tình yêu và cái đẹp.

Cuộc viết như Yêu. Cái viết như Jazz. Nồng nàn. Ngẫu hứng. Thật lòng. Trên một nền kiến văn rộng rãi, chắc chắn, đầu nguồn. Phiêu và cuốn hút. Hiền Trang đặt định một lối viết: phá chấp, tự tin, tự do. –  Nhà phê bình Văn Giá

Hiền Trang được nhắc đến trong nhiều vai trò liên quan đến chữ nghĩa: một nhà văn, một dịch giả, một diễn giả,… và với cuốn sách này, sẽ có người gọi Trang là một nhà phê bình văn học, âm nhạc hay điện ảnh. Nhưng tôi nghĩ về Hiền Trang một cách giản dị hơn: một người đang yêu, đang tận hưởng những gì đẹp nhất mà con người tạo nên – NGHỆ THUẬT. Tại sao ta yêu,,,. vì thế, là một cuốn sách được viết bằng niềm xúc động và hạnh phúc của một người trẻ biết rung cảm, biết nâng niu các giá trị thẩm mỹ mà những nghệ sĩ lớn, những tác phẩm lớn cống hiến cho đời này. Hiền Trang muốn nói với chúng ta rằng nghệ thuật làm cho dời sống này trở nên đáng sống, nó khơi dậy trong ta khao khát nới rộng tự do tinh thần của chính mình, làm ta biết ơn chính những trải nghiệm LÀM NGƯỜI của mình. Tại sao ta yêu…, cũng xứng đáng là cuốn sách để yêu bởi thông điệp đẹp đẽ ấy về nghệ thuật và bởi một lối viết mẫn cảm, lịch lãm, duy mỹ của tác giả. –  Nhà phê bình Trần Ngọc Hiếu

169.000đ

192.000đ

-12%

Tao Đàn Trọn Bộ: 2 tập – Nhiều Tác Giả

Tao Đàn, tạp chí văn hóa của nhóm Tân Dân, bao gồm ba phần chính: Nghị luận và khảo cứu; Nghệ thuật; Tạp ký. Do Lan Khai chịu trách nhiệm quản lí và tổ chức thực hiện, cùng với sự phụ trách của Nguyễn Triệu Luật. Đây là một công trình độc đáo, đánh dấu sự xuất hiện của tạp chí văn hóa lớn đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1939.

“Thực ra, Tao Đàn không phải là một sáng kiến. Trước nó, Đông Dương tạp chí, Nam Phong, Hữu Thanh, Đông Thanh, v.v… đều đã làm cái việc khảo cứu và phát huy những tư tưởng của của Á Đông, giới thiệu và phê bình các học thuyết của  u Tây, tìm cách dung hoà các tư tưởng học thuyết ấy để làm lợi cho tinh thần Việt Nam. Và trong khi làm những công việc ấy, các tạp chí kia đã cổ động, bồi đắp, phổ thông cho quốc văn, nâng quốc văn lên cái địa vị ngày nay.
Tao Đàn ngày nay, chỉ làm tiếp tục những công việc ấy, cho đến hoàn bị.

Nhưng, dầu thế, Tao Đàn vẫn có điểm này nó là cái đặc sắc của Tao Đàn. Nó phân biệt rõ rệt Tao Đàn với các tạo chí trước nó. Là về phương diện tư tưởng cũng như về phương diện nghệ thuật, Tao Đàn sẽ đặc biệt chú trọng vào những công trình sáng tác.

Hiểu biết, dung hoà, thu nhập chưa đủ. Ngày nay chúng ta đã đến cái thời kỳ cần phải sáng tác. Vì có sáng tác mới tỏ ra có hoạt động, có sống. Bất cứ ở đâu và thời đại nào, chỉ những công trình sáng tác mới là những sự phát biểu linh hoạt của tinh thần một dân tộc.

Tinh thần của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay, đã bị tê liệt dưới sức đè nén của văn hoá Tàu. Để tránh những áp lực khác có thể tai hại hơn nữa, những tinh thần Việt Nam cần phải được phát huy, được nảy nở ra trong những công trình sáng tác mãnh liệt và rỡ ràng.

Đã trình bày rõ rệt mục đích và ý nguyện của mình. Tao Đàn chỉ còn chờ đợi cái cảm tình nồng nàn và sự cộng tác sốt sắng của hết thảy những người Việt Nam nào mà tương lai tinh thần của chủng tộc đã thành một mối băn khoăn tha thiết trên mọi băn khoăn khác”.

Trích từ TAO ĐÀN

Lan Khai – Tổng Thư Ký và Quản Lý:

Lan Khai, người đầu tiên đảm nhận vị trí Tổng biên tập của Tao Đàn, đã đóng góp nhiều công sức vào việc xây dựng và phát triển tạp chí. Ông giữ chức Tổng thư ký Bộ biên tập kiêm Quản lý từ số 1 đến số 10. Ông là người khởi đầu cho những bước đi đúng theo lộ trình và mục đích đã đặt ra.

Sứ Mệnh và Cống Hiến:

Tao Đàn được tạo ra với mục đích làm nổi bật và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Tổng cộng có 13 số định kỳ và 2 số đặc biệt, khi chưa đầy 1 năm. Dù thời gian hiện diện ngắn ngủi, nhưng tạp chí đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng giới sáng tác và độc giả, với ánh sáng chói lọi của mình tỏa rạng trên bầu trời văn hóa Việt Nam.

Đánh Giá Cao và Định Hình Văn Hóa:

Tại thời điểm ra mắt, Tao Đàn đã được nhận định là một sự xuất hiện mới mẻ và quan trọng trong lĩnh vực văn hóa. Tác phẩm đã không chỉ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xuất bản tại Việt Nam mà còn tạo nên những cống hiến lớn cho sự phát triển của văn hóa và nghệ thuật.

Trong Tao Đàn trọn bộ này có bao gồm Tao Đàn về Tản Đà (ra ngày 1/7/1939), Tao Đàn về Vũ Trọng Phụng (ra 12/1939); Vấn đề Ba Lan (ra tháng 2/1940). 

Là một Tạp chí thể hiện đầy đủ tinh thần dân tộc và tính nhân văn của nền văn hóa. Tao Đàn đã phát huy được truyền thống văn học dân tộc, đẩy mạnh giao lưu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Qua hoạt động của mình, Tao Đàn không chỉ góp phần làm sống dậy những giá trị văn hóa, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà còn đồng thời lọc bỏ những yếu tố văn hóa không còn phù hợp. Tao Đàn không chỉ tìm về cội nguồn và nhận ra cái cốt lõi căn cước đầu tiên của bản sắc văn hóa Việt Nam nhằm kế thừa, bảo vệ và phát huy những tinh hoa của văn hóa dân tộc, mà còn là một ngả đường quan trọng để tiếp nhận những yếu tố văn hóa mới. Lịch sử đã lùi xa, nhưng những bài học về xây dựng văn hóa (mà tạp chí Tao Đàn là một điển hình) vẫn là những điều đáng để chúng ta suy ngẫm.

570.000đ

635.000đ

-10%

Tiếng Ca Bộ Lạc – Đinh Hùng

449.000đ

499.000đ

-10%

Tiếng Ca Bộ Lạc – Đinh Hùng

TIẾNG CA BỘ LẠC – ĐINH HÙNG

Đinh Hùng vẫn chưa được biết đến nhiều: kể cả các nhà nghiên cứu nhiều cảm tình với Đinh Hùng (không đông) chủ yếu chỉ phân tích thơ Đinh Hùng trong hai tập, Mê hồn ca và Đường vào tình sử. Nhưng sự nghiệp thơ của Đinh Hùng không chỉ gồm hai tập ấy, mà còn tập Tiếng ca bộ lạc. Mê hồn ca in lần đầu năm 1954, gồm 16 bài, Đường vào tình sử in năm 1961, gồm 60 bài, còn Tiếng ca bộ lạc do nhà xuất bản Lửa Thiêng in năm 1973, gồm 36 bài, khi Đinh Hùng đã qua đời (Đinh Hùng mất năm 1967), có sự tham gia của Vũ Hoàng Chương.

Tập thơ này quan trọng không kém hai tập thơ kia, và cũng cần nhớ rằng ở trường hợp Đinh Hùng, ngoài vài trường hợp hãn hữu, gần như ta không xác định được niên đại chính xác cho từng bài thơ; nhiều bài trong Tiếng ca bộ lạc chắc chắn được viết cùng giai đoạn Mê hồn ca và Đường vào tình sử.

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

ĐINH HÙNG – Sinh (1920-1967) là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết. Tên tuổi của Đinh Hùng đương thời ông phần nào được kiểm chứng bởi thực tế ông là một trong số ít văn nghệ sĩ có mặt trong cuốn “Mười khuôn mặt văn nghệ” (xuất bản lần thứ nhất năm 1970) của Tạ Tỵ, bên cạnh một số tên tuổi lẫy lừng của văn học nghệ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20 như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, hay Vũ Hoàng Chương.

449.000đ

499.000đ

-10%

BIÊN SỬ NƯỚC

76.000đ

95.000đ

-20%

BIÊN SỬ NƯỚC

BIÊN SỬ NƯỚC

Sau 8 năm Nguyễn Ngọc Tư mới trở lại với độc giả bằng một cuốn tiểu thuyết đậm chất huyền ảo: Biên sử nước. Tinh tế và sắc sảo, huyền ảo và hiện thực cùng hòa quyện, đan xen trong lớp lớp ngôn từ khiến người đọc không thể rời mắt.

Biên Sử Nước là tác phẩm đặc sắc đánh dấu sự trở lại của Nguyễn Ngọc Tư với tiểu thuyết, sau nhiều năm định danh bằng truyện ngắn. Một tiểu thuyết kết tinh được những đặc sắc trong những tìm tòi sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư về nội dung lẫn bút pháp.

Biên Sử Nước vì thế vừa quen thuộc vừa lạ lẫm, cho phép người đọc tái khám phá một Nguyễn Ngọc Tư điêu luyện nhưng mới mẻ.

76.000đ

95.000đ

-20%

BÙI GIÁNG-TUYỂN TẬP LUẬN ĐỀ

BÙI GIÁNG-TUYỂN TẬP LUẬN ĐỀ

“Với Bùi Giáng, cái đọc ấy hiện lên trước mắt ta như một tuyệt kỹ. Ông phôi dựng một thế giới mới bằng những câu thơ và lời văn u huyền diễm tuyệt trong những kỳ thư tuyệt tác trong một trò chơi tạo tác nửa trẻ thơ nửa kỳ lão, nơi ông chạy qua chạy lại ở giữa và sung sướng tự gọi mình là Trung-Niên Thy-Sỹ.”_Nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu.

Văn bản luận đề của Bùi Giáng không chỉ dẫn ta lối vào các danh tác bằng một khí chất hay tâm tình riêng, mà còn giúp chúng ta tiếp xúc với một lối “luận đề” văn học tự do, đầy nghệ sĩ tính, một cảnh giới tiếp nhận văn chương tài hoa, cởi mở đầy phóng khoáng.

191.000đ

238.000đ

-20%

CHUYẾN BAY THÁNG BA

118.000đ

139.000đ

-15%

CHUYẾN BAY THÁNG BA

CHUYẾN BAY THÁNG BA

 

Cuốn sách là tác phẩm đầu tay của tác giả Lê Khải Việt

Với 13 truyện ngắn cùng một lối viết tỉnh táo và khúc chiết, tác giả đã làm hiện lên ở đó những số phận con người. Và, dù ít dù nhiều, thì cuộc chiến kết thúc tại Việt Nam năm 1975 cũng xuất hiện trong mỗi truyện, lật lại những mảnh ký ức cũ xưa để từ đó đem đến cho người đọc những cảm nhận riêng.

“Thành phố biến màu, ngã ba biên giới bụi bặm, văn khố với những tài liệu phủ bụi, tung tích những trận đánh, những cựu binh mắc kẹt trong cuộc lần tìm ký ức, bức ảnh về chuyến bay định mệnh… là các dấu chỉ tản mát mà hợp nhất để quá khứ được tương thông theo cách của văn chương. Không với tham vọng phát lộ rõ thêm về cuộc chiến hôm qua (các sử gia chân chính sẽ làm điều này), người viết biết tiết chế và tránh diễn giải về những lằn ranh hư ảo; xác lập một lối viết gọn gàng, tỉnh táo, ấn tượng với các lớp chuyển bối cảnh khéo léo. Ở đó, cuộc sống tinh thần đa chiều, phức hợp của thực tại hậu chiến được hiện ra một cách tự nhiên.”_

118.000đ

139.000đ

-15%

COMBO NGUYỄN NGỌC TƯ: CỐ ĐỊNH MỘT ĐÁM MÂY, BIÊN SỬ NƯỚC

COMBO NGUYỄN NGỌC TƯ: CỐ ĐỊNH MỘT ĐÁM MÂY, BIÊN SỬ NƯỚC

“Cố định một đám mây” là tập truyện ngắn với 10 truyện mới của tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Nhà văn đưa độc giả bước vào một không gian mới trong chuyến viễn hành văn chương âm thầm nhưng đầy dấu ấn cá nhân.

Ở đó, độc giả sẽ nhận ra Nguyễn Ngọc Tư không còn ở lại trong vùng quan sát thực tế quen thuộc đã làm nên sự ổn định của một phong cách văn chương và đồng thời “đóng đinh” một cái tên trong lòng người đọc, mà đặt mình vào một cuộc ra đi thú vị và không kém thử thách.

Ở đó, nhà văn cho thấy những nỗ lực (hay tự trào?) trong việc “cố định đám mây” thực tại đầy xao lãng trên trang viết.

Nhân vật của chị trong tập truyện này có thể là người đàn bà chơi vơi trên bãi biển, đợi tin của người chồng đột ngột “lặn” mất. Là cư dân ngay một bìa Nước Mặn nào đó, đang níu kéo trong vô vọng một chốn sinh tồn, hay những con người đang lần tìm sợi dây tình cảm mất dấu. Cũng có thể là chuyện một gánh hát không ngủ với những cuộc đời bé mọn tựa vào nhau, rồi nhận ra sự tan rã, tan biến trong thế giới được ràng buộc bởi những ân tình mong manh.

Đôi khi, chỉ là một tình tiết ngỡ như nhân vật phụ chỉ thoáng qua nhưng rồi dẫn ta đi mãi trên trang viết, như chuyến lạc nẻo tít mù mấy mươi năm của kẻ đuổi tìm ông Sơn Đông mãi võ mua thuốc ghẻ hay những ý tưởng “ký quái” để phá vỡ nhịp đời đơn điệu của hai anh lính trên đảo đã đưa đẩy mọi thứ đến một cảnh huống nghiêm trọng khác…

Những tình huống đời sống ngẫu nhiên tạo ra những bước chuyển domino đầy bất ngờ trên trang văn.

Tập truyện được viết với một văn phong điêu luyện, đủ dửng dưng và lạnh lùng để tạo ra sự thử thách và quyến rũ, gây choáng ngợp cho người đọc.

 

“Biên sử nước”

Sau 8 năm Nguyễn Ngọc Tư mới trở lại với độc giả bằng một cuốn tiểu thuyết đậm chất huyền ảo: Biên sử nước. Tinh tế và sắc sảo, huyền ảo và hiện thực cùng hòa quyện, đan xen trong lớp lớp ngôn từ khiến người đọc không thể rời mắt.

Biên Sử Nước là tác phẩm đặc sắc đánh dấu sự trở lại của Nguyễn Ngọc Tư với tiểu thuyết, sau nhiều năm định danh bằng truyện ngắn. Một tiểu thuyết kết tinh được những đặc sắc trong những tìm tòi sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư về nội dung lẫn bút pháp.

Biên Sử Nước vì thế vừa quen thuộc vừa lạ lẫm, cho phép người đọc tái khám phá một Nguyễn Ngọc Tư điêu luyện nhưng mới mẻ.

153.000đ

192.000đ

-20%

DU TỬ LÊ – NHỮNG TÙY BÚT CUỐI CÙNG

DU TỬ LÊ – NHỮNG TÙY BÚT CUỐI CÙNG

Du Tử Lê là tác giả của 77 tập thơ, văn xuôi; là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học miền Nam trước 1975 và là tên tuổi văn chương có ảnh hưởng trong cộng đồng người Việt tại Mỹ cho đến khi qua đời.

Du Tử Lê viết cuốn sách này trong khoảng từ 2018-2019. Một phần được nhuận sắc và cấu trúc lại từ những bài viết mà trước đó ông đã công bố trên một số tờ báo trong và ngoài nước. Ông hoàn thiện bản thảo trong những ngày tháng cuối của cuộc đời.

Có thể xem đây là cuốn sách cuối cùng của cuộc đời văn chương Du Tử Lê.

Câu chữ đẫm tình và giàu mỹ cảm của Du Tử Lê đã một lần nữa, nhói lên thứ ánh sáng tuyệt vời trong cái hố đen thăm thẳm phôi pha. Rồi cho cùng, để mỗi người đọc ông biết vững tin vào những gì là vĩnh cửu.

151.000đ

189.000đ

-20%

ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT CÀNH MAI

ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT CÀNH MAI

 

Khởi đi từ một tập truyện mà tác giả Nguyễn Tường Bách viết cho mình, cho thân hữu, với một không khí văn chương rất gần với những công án Thiền, những điển tích trong kinh Phật.

Tất cả được thể hiện bằng một nhân sinh quan và ngôn ngữ thấm đẫm Thiền vị, sự thanh thoát của một tinh thần tự do.

Cuốn sách kết tinh mong muốn mang lại pháp lạc, gợi mở kho tàng minh triết của bình an trong mỗi độc giả.

85.000đ

94.000đ

-10%

HỒI KÝ VỀ GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG

HỒI KÝ VỀ GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG

Chuyện nhà của những văn nhân trụ cột Tự Lực Văn Đoàn

Tác giả: Nguyễn Thị Thế

 

Những bí mật, thăng trầm của gia đình Nguyễn Tường – chiếc nôi sinh ra những văn nhân và chính trị gia quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn hóa, chính trị Việt Nam thế kỷ XX – được tái hiện bằng một giọng văn dung dị, bình thản và chân thực.

 

 

Bà Nguyễn Thị Thế là thành viên thứ năm trong gia đình Nguyễn Tường, gồm: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Tường Cẩm (Giám đốc báo Ngày Nay), Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh, chủ trương Tự Lực Văn Đoàn; chính trị gia), Nguyễn Tường Long (nhà văn Hoàng Đạo, nhóm Tự Lực Văn Đoàn), Nguyễn Thị Thế (còn gọi là cô Năm Thế), Nguyễn Tường Lân (nhà văn Thạch Lam, nhóm Tự Lực Văn Đoàn) và Nguyễn Tường Bách (bác sĩ).

 

Với những hồi ức được thể hiện cô đọng và chân thành, cuộc thiên di của gia đình Nguyễn Tường từ Hội An đến Cẩm Giàng (Hải Dương), từ Hà Nội vào Nam (Sài Gòn, Đà Lạt) sau những sự kiện lịch sử… được bà Nguyễn Thị Thế viết lại dưới dạng tập hợp chuỗi bài ngắn; xuất bản năm 1974 tại Sài Gòn. Họa sĩ Tạ Tỵ đã đánh giá đây “không những là một tài liệu chính xác nhất về gia đình Nguyễn Tường, nó còn là một cuốn sách văn học được viết ngoài văn chương”.

 

Sau hai cuốn sách của tác giả Nguyễn Tường Thiết: Nhất Linh, cha tôi và Căn nhà An Đông của mẹ tôi (Phanbook xuất bản năm 2020 và 2021), thì cuốn Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường của Nguyễn Thị Thế là một tài liệu văn chương quý giá giúp độc giả hiểu hơn về “chuyện nhà” của những văn nhân làm nên Tự Lực Văn Đoàn, một gia tộc sinh ra và nuôi dưỡng những hình mẫu trí thức trong một giai đoạn lịch sử đất nước đầy biến động

 

THÔNG TIN TÁC GIẢ

 

Nguyễn Thị Thế (1908 – 1997)

Nguyên quán: Hội An – Quảng Nam

Thuở nhỏ sống ở trại Cẩm Giàng, Hải Dương

Sau 1954, chuyển vào Nam, sống tại Đà Lạt.

Định cư tại Mỹ từ năm 1984 cho đến khi qua đời.

153.000đ

179.000đ

-15%

KHÚC THỤY DU

99.000đ

125.000đ

-21%

KHÚC THỤY DU

KHÚC THỤY DU

Du Tử Lê, cùng với Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn, Tô Thùy Yên… tạo ra một không gian lãng mạn, khí khái, nhân văn và giàu suy tưởng rất đặc thù của khí hậu văn chương miền Nam và văn chương xa xứ của một thời kỳ đất nước nhiều biến động.

50 bài thơ tình, thơ thế sự đã được phổ nhạc, rất phổ biến của Du Tử Lê trong nửa thế kỷ qua đã được tuyển chọn trong tập thơ này với một sự sàng lọc kỹ lưỡng của chính tác giả và những người làm sách tâm huyết.

Thơ Du Tử Lê, loài thơ được tạo nên bởi phẩm tính thi sĩ mạnh mẽ tới mức, chúng dẫu có mang những khuôn thức, thì nội tại cũng luôn quẫy đạp để tìm cái vô hạn; xác chữ dẫu có khoác vào khái niệm thì cũng chỉ để hướng tới cái tình ý ngoài lời. Và trên đơn vị bài thơ, dẫu được xác định tọa độ bằng những hệ tứ xuyên suốt thì đó cũng chỉ là những tọa độ hư ảo.

Những bài thơ tụng ca nhân tình, quê xứ, yêu đương trong tập thơ này đã là chất men phiêu lãng cất cánh thành ca từ trong những sáng tác nổi tiếng của các nhạc sĩ tài hoa: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Đăng Khánh, Trần Duy Đức.

Tập thơ gói lại rất nhiều sáng tác nổi tiếng của Du Tử Lê: Khúc Thụy Du, Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển, Ta tiếc thiên đường mới lập xong, Người từ phương Đông qua,… và cập nhật sáng tác mới nhất của ông: Nuôi người, trang sách thơm.

99.000đ

125.000đ

-21%