
Văn Học Trong Nước
ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT CÀNH MAI
ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT CÀNH MAI
Khởi đi từ một tập truyện mà tác giả Nguyễn Tường Bách viết cho mình, cho thân hữu, với một không khí văn chương rất gần với những công án Thiền, những điển tích trong kinh Phật.
Tất cả được thể hiện bằng một nhân sinh quan và ngôn ngữ thấm đẫm Thiền vị, sự thanh thoát của một tinh thần tự do.
Cuốn sách kết tinh mong muốn mang lại pháp lạc, gợi mở kho tàng minh triết của bình an trong mỗi độc giả.
85.000đ
94.000đ
-10%HỒI KÝ VỀ GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG
HỒI KÝ VỀ GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG
Chuyện nhà của những văn nhân trụ cột Tự Lực Văn Đoàn
Tác giả: Nguyễn Thị Thế
Những bí mật, thăng trầm của gia đình Nguyễn Tường – chiếc nôi sinh ra những văn nhân và chính trị gia quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn hóa, chính trị Việt Nam thế kỷ XX – được tái hiện bằng một giọng văn dung dị, bình thản và chân thực.
—
Bà Nguyễn Thị Thế là thành viên thứ năm trong gia đình Nguyễn Tường, gồm: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Tường Cẩm (Giám đốc báo Ngày Nay), Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh, chủ trương Tự Lực Văn Đoàn; chính trị gia), Nguyễn Tường Long (nhà văn Hoàng Đạo, nhóm Tự Lực Văn Đoàn), Nguyễn Thị Thế (còn gọi là cô Năm Thế), Nguyễn Tường Lân (nhà văn Thạch Lam, nhóm Tự Lực Văn Đoàn) và Nguyễn Tường Bách (bác sĩ).
Với những hồi ức được thể hiện cô đọng và chân thành, cuộc thiên di của gia đình Nguyễn Tường từ Hội An đến Cẩm Giàng (Hải Dương), từ Hà Nội vào Nam (Sài Gòn, Đà Lạt) sau những sự kiện lịch sử… được bà Nguyễn Thị Thế viết lại dưới dạng tập hợp chuỗi bài ngắn; xuất bản năm 1974 tại Sài Gòn. Họa sĩ Tạ Tỵ đã đánh giá đây “không những là một tài liệu chính xác nhất về gia đình Nguyễn Tường, nó còn là một cuốn sách văn học được viết ngoài văn chương”.
Sau hai cuốn sách của tác giả Nguyễn Tường Thiết: Nhất Linh, cha tôi và Căn nhà An Đông của mẹ tôi (Phanbook xuất bản năm 2020 và 2021), thì cuốn Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường của Nguyễn Thị Thế là một tài liệu văn chương quý giá giúp độc giả hiểu hơn về “chuyện nhà” của những văn nhân làm nên Tự Lực Văn Đoàn, một gia tộc sinh ra và nuôi dưỡng những hình mẫu trí thức trong một giai đoạn lịch sử đất nước đầy biến động
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thế (1908 – 1997)
Nguyên quán: Hội An – Quảng Nam
Thuở nhỏ sống ở trại Cẩm Giàng, Hải Dương
Sau 1954, chuyển vào Nam, sống tại Đà Lạt.
Định cư tại Mỹ từ năm 1984 cho đến khi qua đời.
153.000đ
179.000đ
-15%KHÚC THỤY DU
KHÚC THỤY DU
Du Tử Lê, cùng với Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn, Tô Thùy Yên… tạo ra một không gian lãng mạn, khí khái, nhân văn và giàu suy tưởng rất đặc thù của khí hậu văn chương miền Nam và văn chương xa xứ của một thời kỳ đất nước nhiều biến động.
50 bài thơ tình, thơ thế sự đã được phổ nhạc, rất phổ biến của Du Tử Lê trong nửa thế kỷ qua đã được tuyển chọn trong tập thơ này với một sự sàng lọc kỹ lưỡng của chính tác giả và những người làm sách tâm huyết.
Thơ Du Tử Lê, loài thơ được tạo nên bởi phẩm tính thi sĩ mạnh mẽ tới mức, chúng dẫu có mang những khuôn thức, thì nội tại cũng luôn quẫy đạp để tìm cái vô hạn; xác chữ dẫu có khoác vào khái niệm thì cũng chỉ để hướng tới cái tình ý ngoài lời. Và trên đơn vị bài thơ, dẫu được xác định tọa độ bằng những hệ tứ xuyên suốt thì đó cũng chỉ là những tọa độ hư ảo.
Những bài thơ tụng ca nhân tình, quê xứ, yêu đương trong tập thơ này đã là chất men phiêu lãng cất cánh thành ca từ trong những sáng tác nổi tiếng của các nhạc sĩ tài hoa: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Đăng Khánh, Trần Duy Đức.
Tập thơ gói lại rất nhiều sáng tác nổi tiếng của Du Tử Lê: Khúc Thụy Du, Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển, Ta tiếc thiên đường mới lập xong, Người từ phương Đông qua,… và cập nhật sáng tác mới nhất của ông: Nuôi người, trang sách thơm.
99.000đ
125.000đ
-21%KÝ ỨC CỦA KÝ ỨC
Bằng một lối viết pha trộn biên khảo, hồi ức và các bản điều tra, một tiểu thuyết thấm đẫm hoài niệm về thành phố Đà Lạt đã được viết xuống.
Những ngõ hẻm quanh co, những khoảng đồi mù sương, những khúc quanh của biến thiên mất mát, những nhân dạng thoát ẩn thoắt hiện và cả những cuộc tình chóng vánh, vùi trong sương khói tịch mịch… đưa người đọc đi vào một Đà Lạt của hoang phế, u hoài. Thành phố của những cuộc đến và đi, kiếm tìm và trốn chạy.
Ký ức của ký ức là một tiểu thuyết tối giản, với sức hàm chứa sâu rộng, phong cách lịch duyệt và hướng nội. Được sinh ra để dành riêng cho Đà Lạt và người yêu Đà Lạt.
THÔNG TIN SÁCH:
93.000đ
116.000đ
-20%NẾU BIẾT NGÀY MAI RỜI QUÁN TRỌ
NẾU BIẾT NGÀY MAI RỜI QUÁN TRỌ: MÙA SỢ HÃI, MÙA YÊU THƯƠNG!
Nếu biết ngày mai rời quán trọ là quyển sách thứ tư của tác giả – sư cô Thích Nữ Nhuận Bình, sau các tác phẩm Mở lối yêu thương, Gieo mầm hạnh phúc, Bước qua thăng trầm. Quyển sách này được viết vào thời điểm chúng ta đang phải đối mặt với những mối nguy hại mà dịch bệnh và thiên tai mang lại. Một năm 2020 sắp sửa trôi qua với quá nhiều sự kiện tiêu cực, nhưng đó cũng là lúc ta nhận ra được nhiều chân giá trị mà cuộc đời ban tặng – những điều vốn bị lãng quên trong cuộc sống thường ngày: tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; tình yêu cho gia đình, yêu bạn bè; yêu cả những người bạn không cùng quốc tịch nhưng luôn biết cách đùm bọc lẫn nhau. Như tác giả Thích Nữ Nhuận Bình đã viết trong Nếu biết ngày mai rời quán trọ rằng: Đây là mùa sợ hãi, nhưng cũng là mùa để yêu thương!
Ai cũng nói, trên đời này chuyện không như ý nhiều vô số kể. Nhưng thật ra, cuộc đời luôn công bằng, tốt xấu có đủ cho mỗi chúng ta, chỉ là nhãn quan, tầm nhận thức và dung lượng trái tim chẳng tương đồng nên mỗi người có cách nhìn đời với nhiều dị biệt. Đủ nắng hoa mới nở, đủ ấm sương mới tan, đủ thời gian xác thân này mới hòa vào cát bụi. Không có đau khổ con người chẳng nhìn ra hạnh phúc. Không có tổn thương chẳng ai biết trân quý tình người. Thiên hạ thù ghét khổ đau và hân hoan đón chào hạnh phúc, chẳng ai biết rằng nhờ khổ đau hạnh phúc mới được thăng hoa, nhờ bão tố loài người mới trưởng thành khôn lớn.
Suy cho cùng, hạnh phúc hay đau khổ, bão tố hay bình yên đều do tâm mà ra cả.
Mời các bạn cùng đón đọc: Nếu biết ngày mai rời quán trọ – Thích Nữ Nhuận Bình
88.000đ
110.000đ
-20%NGUYỄN GIA TRÍ-SÁNG TẠO
NGUYỄN GIA TRÍ-SÁNG TẠO
Làm nghệ thuật là hướng vào bên trong. Con người ta bị giam trong không gian ba chiều, phải mở ra chiều thứ tư.
Làm sơn mài, khi mình làm tranh cũng là tu tính, tu tâm.
—
Phải biết tập trung toàn bộ sinh lực vào một mục đích duy nhất: Giác. Nếu không, thì như đun ấm nước, nếu cứ đun lửa nhỏ thì nước chỉ âm ấm. Và tự nước cũng bốc hơi đi mất. Có khi cạn cả mình mà nước vẫn chưa sôi.
—
Ai ngăn được chiếc lá nó rụng?
—
Vẽ sơn lúc mình cho nó nghỉ là lúc mình suy ngẫm.
Cảm thấy thì mới làm được cái đẹp.
(Nguyễn Gia Trí)
——–
Sự hướng vào bên trong trong sáng tạo của Nguyễn Gia Trí rất gần với Thiền định. Mỗi tác phẩm, theo ông, chính là một công án, một phương tiện để Thiền, sự dụng thần vượt ngoài thân.
Người sáng tạo đặt mình vào quá trình tu tâm, đi đến cảnh giới nhẹ nhàng, như nhiên trên tác phẩm.
Nhìn phổ quát, kinh nghiệm sáng tạo của Nguyễn Gia Trí trong cuốn sách này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực nghệ thuật sơn mài mà còn truyền cảm hứng và soi sáng cho người sáng tạo ở những loại hình nghệ thuật khác, những hình thái công việc khác cần đến tinh thần sáng tạo.
Một cái nhìn an nhiên, trầm mặc về ý nghĩa của cái đẹp, cuộc sống.
Phải thấy thì mới làm được cái đẹp.
95.000đ
119.000đ
-20%SÀI GÒN NGOẢNH LẠI TRĂM NĂM
SÀI GÒN NGOẢNH LẠI TRĂM NĂM
Tác giả Phạm Công Luận hiện đang là nhà báo, nhà văn với nhiều tác phẩm đã xuất bản thu hút được đông đáo người đọc: Tùy bút – Hồi ký – Giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa (2002-2021), Những bức tranh phù thế (2019), Sài Gòn – Phong vị báo Xuân xưa (2018), Sài Gòn – Chuyện đời của phố ( 5 tập, 2014 – 2018), Trên đường rong ruổi ( 2014), Nếu biết trăm năm là hữu hạn ( bút danh chung Phạm Lữ Ân, đòng tác giả Đặng Nguyễn Đan Vy, 2012),…
Sài Gòn Ngoảnh Lại Trăm Năm là tác phẩm được viết ra bởi từ chính vốn sống, trải nghiệm của tác giả Phạm Công Luận về một Sài Gòn trăm năm. Trên từng trang viết, Sài Gòn hiện lên tự tại, ung dung và chậm rãi, một Sài Gòn biết tiết chế và tự cân bằng trên những câu chuyện tưởng đã thuộc về quá vãng.
“Tất cả những câu chuyện ấy xâu chuỗi như thế một kho phim tài liệu quý giá về mảnh đất Sài Gòn ngày tháng cũ, giúp ta giải mã những giá trị thuộc về và làm nên căn tính của một thành phố.”
175.000đ
218.000đ
-20%THƯƠNG NHỚ HOÀNG LAN
THƯƠNG NHỚ HOÀNG LAN
Tác giả Trần Thùy Mai từng là một giảng viên, biên tập viên. Cô được xem là một trong những nhà văn nữ thành công ở thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết kể từ đổi mới đến nay.
Nữ tác giả đã đạt nhiều giải thưởng trong sự nghiệp cầm bút của mình: Giải A Văn hoc Nghệ thuật Cố đô ( 2015 ), Giải cống hiến vì cộng đồng do Ủy ban Kết nghĩa Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố San Francisco ( 2001 ) và gần đây nhất là Giải sách hay của Viện Giáo dục Quốc tế IRED năm 2020
Thương Nhớ Hoàng Lan là tuyển tập những truyện ngắn đặc sắc của tác giả Trần Thùy Mai.
199.000đ
249.000đ
-20%XÓM CẦU MỚI
XÓM CẦU MỚI (Bèo giạt)
TIỂU THUYẾT
Tác giả: Nhất Linh
Tác phẩm quan trọng bậc nhất của văn nghiệp, được nhà văn Nhất Linh chăm chút và viết đi viết lại nhiều lần nhất, bản thảo cũng từng bị thất lạc… nay đã trở lại với người đọc Việt Nam sau gần nửa thế kỷ.
——
Đây là tác phẩm giàu tham vọng và ý thức đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh sau khi ông lùi xa chính trường để gắn bó trở lại với văn chương.
Tác phẩm đã khắc họa đời sống mọi mặt của các nhân vật cư ngụ trong một khu xóm – như nhân quần nông thôn có tính điển hình: từ chuyện tình cảm giữa Mùi và Siêu, giữa Bé và Đỗi; chuyện gia đình bác Lê nghèo khó, cơ cực, nhiều cãi vã song cũng có khi êm đềm; chuyện vợ chồng cậu Ấm; cho đến chuyện ông Năm Bụng – người cha mặc cho khó khăn nuôi con ăn học cho thành người…
Với tác phẩm này, Nhất Linh đã chạm đến những biến chuyển ngấm ngầm bên dưới vẻ thanh bình của làng quê giữa thế kỷ XX.
“Tôi cũng cho rằng – có thể tôi chủ quan – Xóm Cầu Mới là tác phẩm hay nhất của Nhất Linh, trên cả Bướm trắng, trên cả Đôi bạn, hai tác phẩm vẫn thường được đánh giá cao nhất trong sự nghiệp trước tác của ông. Ngoài ra tôi cũng tin rằng thân phụ tôi tâm đắc nhất tác phẩm này.”
Nhà văn Nguyễn Tường Thiết
“Ông tạo ra một xã hội nhỏ, trong đó mỗi nhân cách giàu nghèo đều có tương quan mật thiết với nhau. Mỗi chân dung nhân vật đều linh hoạt và sâu sắc về dung mạo cũng như về đời sống tâm linh.”
Nhà phê bình Thụy Khuê
THÔNG TIN TÁC GIẢ
– Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam (1906 – 1963): nhà văn, nhà báo, chính trị gia quan trọng của Việt Nam. Là người sáng lập và đóng vai trò trụ cột của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Ông cũng là một trong những nhà văn có ảnh hưởng lớn trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
– Các tác phẩm nổi tiếng: Đoạn tuyệt (1935), Lạnh lùng (1936), Đôi bạn (1937), Bướm trắng (1939), Xóm Cầu Mới (1940-1957)…
305.000đ
358.000đ
-15%