Giỏ hàng của bạn không có sản phẩm. |

Cửa hàng
Giáo Trình Dẫn Nhập Thần Học
Sau hơn 10 năm giảng dạy môn dẫn nhập thần học tại các học viện, chủng viện và trung tâm thần học khác nhau, chúng tôi xin ra mắt quý độc giả cuốn giáo trình Dẫn Nhập Thần Học, như một gợi ý cho việc chúng ta nên bắt đầu hành trình thần học như thế nào. Cuốn giáo trình này không hoàn toàn giống với các cuốn Introduction to Theology được soạn bởi các tác giả Âu Mỹ, vì nó trình bày những điều mà chúng tôi nhận thấy người học ở Việt Nam muốn biết và cần biết. Nội dung cuốn sách bàn về những điều đặc thù chuyên môn của thần học, cung cấp cho học viên một cái nhìn bao quát về bản chất, phương pháp và mục đích của thần học, cũng như về các vấn đề lớn trong thần học, nội dung chương trình và các trường phái thần học.
Ngoài mục tiêu đáp ứng nhu cầu học thuật, chúng tôi sẽ cố gắng giải thích các khái niệm cũng như luận đề thần học cách thực tế, tường tận và dễ hiểu hết sức có thể, phù hợp với nhu cầu của những người mới làm quen với thần học. Hơn nữa, chúng tôi còn mong muốn và gợi ý học viên liên hệ những luận đề thần học với kinh nghiệm của chính họ trong bối cảnh hiện tại của họ. Chúng tôi chia nội dung của cuốn sách thành các bài (thay vì các chương) để nó có hình thức của một giáo trình hơn là một tài liệu nghiên cứu thuần tuý học thuật. Như vậy, ngoài việc hướng đến các chủng sinh, tu sĩ đang theo chương trình thần học căn bản như là một phần bắt buộc trong chương trình huấn luyện của họ, cuốn sách còn có thể hữu ích cho quý vị giáo dân tự phát quan tâm đến thần học.
72.000đ
75.000đ
-4%Nhân Bản Kitô Giáo – Một Cách Tiếp Cận Tiến Trình Enculturation – Hoà Nhập Văn Hoá
Cuốn sách này không phải suy tư thần học mà là một cách tiếp cận quan điểm Kitô giáo về con người, dưới lăng kính văn hóa đời sống Kitô hữu, có thể được các suy tư thần học hỗ trợ.
Kitô hữu là các người tin vào Chúa Kitô, họ lấy Lời Chúa – Kinh Thánh và Thánh truyền làm nguồn sống, với riêng người Công giáo ngoài Kinh thánh và Thánh truyền là nguồn, còn có Giáo lý, Huấn Quyền dựa trên Kinh Thánh.
Đối với các tín hữu Kitô giáo khác như Tin lành chỉ chấp nhận Kinh Thánh là nguồn sống, và Chính Thống, Anh Giáo thì có huấn quyền và giáo lý riêng (cũng gần giống Giáo hội Công giáo).
Kinh Thánh, Thánh Truyền, giáo huấn Kitô giáo về con người và xã hội là những nguồn tài liệu vô giá khi chúng ta đi tìm ý niệm nhân bản Kitô giáo.
Hy vọng tập sách này có thể giúp bồi đắp nhân cách cho các thế hệ Kitô giáo trong cách diễn giải của Khoa học Giáo dục… Cuốn sách này cũng là một tài liệu cho các nhà nghiên cứu, muốn tìm hiểu về quan niệm con người và cuộc sống của Kitô giáo, đặc biệt của Công giáo.
Dù bạn là ai khi đọc cuốn sách này, hy vọng bạn cảm nhận được ý nghĩa của nhân bản Kitô giáo trong đời sống người tín hữu, như tâm tình thánh Stanislaô Kostka (1550 – 1568) biểu lộ:
“Tôi được sinh ra là sống cho những gì cao quý hơn”.
Chúa Nhật IV Phục Sinh 2020
Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng,
Bút hiệu Nguyễn Vinh Sơn
89.000đ
97.000đ
-8%Những Điều Được Viết Trong Kinh Thánh Có Thật Hay Không
Khởi đi từ những vấn nạn gặp phải trong thời gian học, nghiên cứu và giảng dạy về Kinh Thánh, như: những điều được viết ra trong Kinh Thánh cần được hiểu và giải thích như thế nào trong nhiệm cục cứu rỗi, đó có phải là những chân lý buộc phải tin hay đó là cách diễn tả có tính cách sư phạm để trình bày điều Thiên Chúa muốn nói với dân Ngài… nữ tu Agnès Nguyễn Thị Cảnh Tuyết, Giáo sư Kinh Thánh, đã dựa vào tài liệu của Ủy ban Kinh Thánh Giáo hoàng “Linh hứng và chân lý trong Kinh Thánh” và những suy tư của mình để giúp cho các học viên hiểu về những nội dung chân lý được mạc khải trong Kinh Thánh.
Hy vọng là những suy tư này sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn chuẩn mực về cách trình bày và nội dung của mạc khải trong Kinh Thánh, để chúng ta tiếp tục tin vào nội dung của mạc khải qua sự hướng dẫn của Giáo hội.
48.000đ
54.000đ
-11%Giải Đáp Thắc Mắc Giới Tính
Giới tính, ơn huệ quý giá Thiên Chúa ban khi tạo thành con người có nam có nữ, để con người làm triển nở tình yêu và lưu truyền sự sống. Giới tính, vì thế, gắn liền với con người, chi phối đời sống con người.
Để hoàn thành sứ mệnh này, Thiên Chúa đã tạo thành những phần chi thể thích hợp. Các chi thể này, cả những phần chi thể kín đáo, đều không có gì là xấu xa, nhưng được trân trọng và giữ gìn. Tuy thế, một số người, bên ngoài thì tỏ ra khắt khe, phê phán và giấu giếm, nhưng bên trong lại đầy dục vọng, ham muốn dâm ô, biến giới tính thành tình dục xấu xa. Chúa Giê-su đã tuyên bố: “Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà”
(x. Mt 15,10-20). Thái độ này khiến những người trẻ đi vào con đường lầm lạc, khi tự tìm hiểu, tự thí nghiệm qua sự chỉ dẫn của bạn bè, sách báo, phim ảnh xấu.
Tập “Giải Đáp Thắc Mắc về Giới Tính” cố gắng trả lời cho bạn trẻ nam nữ một số thắc mắc về giới tính và tình dục; giúp giải toả phần nào những lo âu, ray rứt, băn khoăn, trong giai đoạn đầu của tuổi mới lớn. Những câu trả lời này không chỉ thuần tuý nhắm vào khía cạnh sinh lý, nhưng còn là những hướng dẫn cơ bản về luân lý theo tinh thần Kitô giáo.
Mong ước các bạn trẻ cầm đọc với thái độ trưởng thành và muốn tìm hiểu về những điều kỳ diệu Thiên Chúa thực hiện nơi bản thân, để hoàn thành ơn gọi làm người và làm con Thiên Chúa.
Lm. Anphong Nguyễn Công Vinh
0đ
54.000đ
-100%PACHINKO – MIN JIN LEE
TÁC PHẨM VÀO CHUNG KHẢO NATIONAL BOOK AWARD 2017
MỘT TRONG MƯỜI CUỐN SÁCH XUẤT SẮC NĂM 2017 DO THE NEW YORK TIMES BÌNH CHỌN
“Trong tác phẩm hoành tráng đầy ám ảnh này, không câu chuyện nào là phụ và chỉ để lướt qua. Lee đã cho chúng ta thấy rằng, đằng sau vẻ ngoài của những con người rất khác nhau là vô số ham muốn, hy vọng và những nỗi niềm riêng tư, chỉ cần chúng ta có đủ kiên nhẫn và từ bi để nhìn ngắm và lắng nghe.” _The New York Times Book Review
“Thật đáng kinh ngạc. Bóng dáng bút pháp của Dickens và Tolstoy đã được áp dụng cho câu chuyện về một gia đình người Hàn sống ở Nhật trong thế kỷ 20.” _Gary Shteyngart, tác giả ăn khách nhất theo The New York Times
“Pachinko đã đưa Lee lên hàng những tiểu thuyết gia tài giỏi nhất của chúng ta.” _Junot Díaz, nhà văn đoạt giải Pulitzer 2008
______
Trích dẫn
“Hãy chi tiêu những gì con cần nhưng hãy bỏ dù chỉ vài đồng xu vào một cái lọ và quên rằng mình có nó. Một người phụ nữ lúc nào cũng nên dành dụm chút ít. Hãy chăm sóc chồng con thật chu đáo. Nếu không, người đàn bà khác sẽ làm việc đó. Hãy đối xử với gia đình nhà chồng bằng sự kính trọng. Hãy nghe lời họ. Nếu con phạm sai lầm, thì họ sẽ nguyền rủa gia đình ta. Hãy nghĩ đến người cha tốt bụng của con, người luôn làm điều tốt nhất cho mẹ con ta.”
270.000đ
299.000đ
-10%SỰ VẬN HÀNH CỦA TÂM – CHÂN ĐOAN NG
Tôi hết sức vui mừng khi biết Sư cô Đoan Nghiêm cho xuất bản cuốn sách về Duy Biểu học có tên Sự vận hành của Tâm. Năm 2020, nghe nhiều cư sĩ muốn học môn học này nên Sư cô đã nhận lời mở lớp dạy trên mạng internet, giữa mùa dịch Covid-19. Cuốn sách này là thành quả của lớp học đó.
Nhiều năm qua, không ít lần tôi đã “thúc” Sư cô Đoan Nghiêm viết sách. Khi mới về Làng để tập sự xuất gia năm 1992, tôi đã thấy Sư cô dùng hết thì giờ riêng của mình để đánh máy những Lá thư Làng Mai và nhiều cuốn sách của Sư Ông. Trước khi in một Lá thư Làng Mai hay cho xuất bản một tác phẩm, Sư Ông luôn đọc lại và nhuận văn rất kỹ. Qua mỗi cuốn sách của Sư Ông, tôi nghĩ Sư cô Đoan Nghiêm thu lượm được rất nhiều từ cách Sư Ông nhuận văn và sửa bài. Càng về sau Sư Ông càng tin tưởng Sư cô, và thường giao cho Sư cô nhuận văn những bài pháp thoại của Sư Ông để xuất bản thành sách. Ấy vậy mà nói đến viết sách thì Sư cô luôn từ chối.
Tôi nghĩ Sư cô Đoan Nghiêm từ chối viết sách, có lẽ vì Sư cô là một người thích hoạt động hơn là viết lách. Khi mới xuất gia, tôi, Sư cô Tuệ Nghiêm và nhiều sư em khác thường đi theo Sư cô để học đủ thứ. Học đủ thứ, vì môn gì Sư cô cũng dạy được. Trong lớp tiếng Hán của Sư cô, chúng tôi học hát tiếng Hoa, học viết chữ Hán với bút lông. Trong lớp xướng tán, Sư cô đem theo máy để thâu phim, và cho chúng tôi xem lại chính mình dâng hương như thế nào, giọng xướng ra sao để mà biết sửa. Với sự sáng tạo, cách Sư cô dạy rất mới, rất vui, dễ hiểu và dễ hành. Học mà giống như chơi. Các bạn sẽ cảm được điều đó khi đọc tác phẩm này.
Sau này, tôi phát hiện ra rằng không chỉ các sư em thích học với Sư cô, mà cả những vị cư sĩ cũng thích không kém. Có một lần, tôi được tham dự chung nhóm Pháp đàm dành cho những người Ý với Sư cô. Tôi đã chia sẻ hết lòng, nhưng cuối buổi pháp đàm, họ chẳng để ý đến tôi mà chỉ đi theo Sư cô Đoan Nghiêm, để năn nỉ Sư cô qua Ý hướng dẫn khoá tu cho họ. Họ thích Sư cô vì Sư cô đã không phí thì giờ để trao truyền mớ lý thuyết, mà Sư cô đi thẳng vào thực tế. Sư cô chia sẻ hết lòng cách thực tập làm sao để giúp họ bớt khổ và có thể sống hạnh phúc hơn. Cách Sư cô chia sẻ rất thẳng thắn, đơn giản và dễ hiểu. Độc giả có thể cảm nhận được điều đó khi đọc cuốn sách này.
Duy Biểu Học không phải là môn dễ học. Tuy vậy, Sư cô Đoan Nghiêm đã sử dụng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi, phối hợp với hình ảnh và những ví dụ thực tế, để ai cũng có thể chạm vào Duy Biểu học. Điều quý nhất là độc giả sẽ hiểu được sự vận hành của tâm, để có thể hiểu được chính mình, chuyển hoá những niềm đau nỗi khổ và tạo được hạnh phúc cho mình và cho người.
99.000đ
116.000đ
-15%LỐI ĐI CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG VƯỢT TRỘI – DAVID DEIDA
LỐI ĐI CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG VƯỢT TRỘI – DAVID DEIDA
“Cởi mở và nhân ái! David Deida đã tìm ra thứ ngôn ngữ mới sống động cho những điều khó thể hiện!” _ Coleman Barks, tác giả của The Essential Rumi
“Đôi khi, ai đó xuất hiện, những việc họ lầm rõ ràng là một bước tiến. Những ý tưởng của họ dường như sẽ trả lời cho một số câu hỏi chung về vấn đề văn hóa hiện có. Những cuốn sách và chuyên đề nghiên cứu của họ làm nên những tiếng thì thào bí mật, và trong một khoảng thời gian, ý tưởng của họ trở thành một phần trong ngôn ngữ văn hóa của chúng ta. David Deida là một người như vậy. Không lâu nữa, ý tưởng của ông sẽ lan rộng như lửa gặp gió.” _ Marianne Williamson, tác giả của A Return to Love
———————–
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
DAVID DEIDA – Nổi tiếng là một trong những bậc thầy giảng dạy về thực hành ái tình sâu sắc nhất trong thời đại chúng ta.
Các tác phẩm của ông đã được xuất bản ra 25 ngôn ngữ.
Những buổi hội thảo của ông về thục hành tinh thần cơ bản được công nhận là một trong những đóng góp đáng tin cậy và độc đáo trong lĩnh vực phát triển bản thân hiện nay.
Sách khác của David Deida tại An Thư Book: Gửi Người Yêu Dấu
229.000đ
255.000đ
-10%ĐẾ CHẾ ĐÔNG ẤN ANH – William Dalrymple
ĐẾ CHẾ ĐÔNG ẤN ANH – WILLIAM DALRYMPLE
Đế chế Đông Ấn Anh – Một lịch sử của giao thương, quyền lực và sự tham tàn, kể lại câu chuyện lịch sử ấn tượng bậc nhất: bằng cách nào mà Đế chế Mughal – vốn đã thống trị nền thương mại và sản xuất thế giới, nắm trong tay nguồn nhân lực gần như vô hạn – lại tan tành và bị thay thế bởi một tập đoàn đa quốc gia cách nơi đó hàng ngàn dặm, bên kia biển lớn, một tập đoàn chỉ chịu trách nhiệm với các cổ đông, hầu hết chưa từng nhìn thấy Ấn Độ và chẳng hề biết gì về đất nước mà của cải từ đó đã trả cổ tức cho họ.
Sử dụng các nguồn tư liệu trước kia chưa có ai tìm hiểu, Dalrymple kể câu chuyện về Công ty Đông Ấn theo cách chưa từng thấy và vẽ ra chân dung những hệ quả tai hại của việc lạm dụng quyền lực doanh nghiệp.
“Tuyệt diệu… Một câu chuyện sống động và giàu chi tiết… đáng đọc với tất cả mọi người”_ The New York Times Book Review
————————
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
WILLIAM DALRYMPLE – Là một trong những sử gia lớn của Anh và tác giả có sách bán chạy từng giành giải Wolfson: White Mughals, The Last Mughal, cũng là cuốn giành giải Duff Cooper, và giải Hemingway và Kapucinski cho cuốn Return of a King.
Ông là hội viên Hội Hoàng gia Văn chương, Hội Hoàng gia châu Á, Hội Hoàng gia Edinburgh; từng là học giả khách mời ở các Đại học Princeton và Brown.
Ông viết thường xuyên cho New York Review of Books, New Yorker và Guardian. Năm 2018, ông được trao tặng Huy chương Chủ tịch danh giá của Viện Hàn lâm Anh vì thành tựu xuất sắc và đồng sáng lập Hội chợ Văn chương Jaipur.
499.000đ
580.000đ
-14%Ngữ Pháp Của Tình Yêu
Khi viết về Mạc Khải trong mối tương quan giữa Thiên Chúa với con người, Franz Rosenzweig, một triết gia Do Thái, đã dùng kiểu nói đặc biệt: “Ngữ Pháp của Tình Yêu” (Grammatik des Eros), bởi theo ông, mạc khải và lòng tin thực ra là cuộc tương thoại giữa “Lời” và “Đáp Lời” (Wort – Antwort), và vì thế cần phải được hiểu theo quy pháp của ngôn ngữ, nghĩa là theo tương quan mật thiết giữa ngôi thứ I (tôi) và ngôi thứ II (anh). Tình yêu đích thực luôn tỏ lộ qua mối tương liên này: Lời ngỏ của kẻ yêu (Lover) và lời đáp của kẻ được yêu (Beloved).
Heinrich Fries, một nhà thần học Đức, cũng đã khai triển hai phần đầu tác phẩm “Thần Học Cơ Bản” (Fundamentaltheologie) của ông theo hướng này: “Tin” căn bản là thái độ lắng nghe, đáp lời và Mạc Khải chính là “Lời” của Thiên Chúa chờ đợi được lắng nghe, đáp trả.
“Ngữ Pháp của tình yêu” được biên soạn như một phỏng tác dựa trên cuốn I và II trong tác phẩm “Thần Học Cơ Bản” (Fundamentaltheologie) của Heinrich Fries, với mong ước cho thấy Đức Giêsu Kitô vừa là tột đỉnh của niềm tin vào Thiên Chúa trên bình diện nhân linh vừa là sự hoàn tất mạc khải tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Nói đúng hơn, Đức Kitô chính là Lời trọn vẹn của Thiên Chúa (Wort) và cũng chính Đức Kitô mang lấy mọi người và từng người chúng ta trong Lời Đáp (Antwort) trọn vẹn của Ngài trên Thập Giá.
91.000đ
99.000đ
-8%Giôna – Vị Ngôn Sứ Khác Người
Cha Giu-se Nguyễn Văn Hội, Dòng Chúa Cứu Thế, đã dày công suy tư và viết nên cuốn sách nhỏ này. Nếu cuốn sách này nhỏ về kích cỡ thì lại rất lớn về kiến thức. Tác giả không chỉ dừng lại ở cuốn sách ngôn sứ Giô-na, nhưng còn giúp chúng ta hiểu thêm giáo huấn của Cựu Ước, khi nêu lên những điểm tương đồng giữa giáo huấn của sách ngôn sứ Giô-na với các ngôn sứ khác và các Thánh vịnh. Qua cách trình bày và suy luận, tác giả khẳng định: câu chuyện ngôn sứ Giô-na không chỉ là câu chuyện của quá khứ, nhưng là chuyện của hiện tại, chuyện của mỗi chúng ta.
51.000đ
55.000đ
-7%Cầu Nguyện 15 Ngày Với Thánh Augustinô
Cầu nguyện là một cuộc nói chuyện thầm kín, sâu lắng với Thiên Chúa. Nói với Thiên Chúa tất cả những gì chúng ta muốn, giống như chúng ta tâm sự với một người bạn thân nhất của mình vậy. Với sự hiện diện của Thiên Chúa, Thánh Augustinô suy gẫm, tự chất vấn mình và chất vấn Thiên Chúa. Hơn nữa, ngài cầu khẩn Thiên Chúa như đứa trẻ cầu xin mẹ mình, ngài nói: “Và con nói chuyện huyên thuyên với Ngài, lạy Chúa” (Tự thuật IX, I, I). Vì thế, chúng ta cần đến gần với cách cầu nguyện của Thánh Augustinô dưới ánh sáng của tình bạn, vì đối với ngài, cầu nguyện là một tình bạn nói được, diễn đạt được: “Cầu nguyện là thưa chuyện với Chúa” (En. in ps 85,7). Nhưng hơn thế nữa, đối với Thánh Augustinô, cầu nguyện không đơn thuần là một cuộc đối thoại với những từ ngữ sáo rỗng, nhưng trước hết, đó là một cuộc đối thoại sống động. Trong cầu nguyện, Thiên Chúa hiến mình cho ta và chúng ta dâng mình cho Ngài.
Các bài viết sau đây không phải và cũng không dám cho là một trình bày đầy đủ và có hệ thống tư tưởng của Thánh Augustinô về cầu nguyện. Đó không phải là mục đích của chúng. Đây chỉ là những phân tích sơ lược về một vài chủ đề mà Thánh Augustinô yêu thích để từ đó nhờ ngài dẫn dắt và dưới ánh sáng của ngài, chúng ta có thể cầu nguyện như ngài đã cầu nguyện. Thánh Augustinô luôn nói với chúng ta bằng cả con tim. Và ngài hâm nóng tâm hồn những ai đến với ngài.
0đ
42.000đ
-100%Ơn Gọi Yêu Thương – Một chương trình đào tạo độc thân khiết tịnh
Mục đích của quyển sách này là để đáp ứng một nhu cầu mà tôi phải đối mặt trong công việc của mình, đó là viết một quyển sách kỹ lưỡng và bao quát về việc đào tạo ơn gọi độc thân khiết tịnh. Tôi đã dành mười lăm năm qua làm việc đào tạo ơn gọi độc thân khiết tịnh cho các chủng sinh giáo phận và cho các tu sĩ nam nữ. Chương trình đào tạo về đời sống độc thân khiết tịnh vào thời của tôi rất hạn chế, một phần là do tại thời điểm đó, giống như nhiều dòng tu nam khác, chúng tôi phụ thuộc hoàn toàn vào chủng viện trong việc huấn luyện về đời sống độc thân khiết tịnh. Điều này đã để lại cho tôi, một đan sĩ không chịu chức linh mục, khá ít sự chuẩn bị cho một bậc sống mà nhiều người nghĩ rằng có nhiều thách đố nhất trong hành trình ơn gọi của các tu sĩ và linh mục.
Bên cạnh một thực tế rõ ràng là không phải tất cả tu sĩ đều được đào tạo tại chủng viện, có nhiều lý do khác để thấy rằng tại sao việc đào tạo về ơn gọi độc thân khiết tịnh nên được thực hiện nghiêm túc với cùng một chủ đích và kỹ năng cho cả chương trình đào tạo ở dòng tu lẫn chủng viện. Điều gây tranh cãi chủ yếu là đời sống độc thân của các nam nữ tu sĩ có nhiều điểm khác về thần học, kinh nghiệm, và bối cảnh so với đời sống độc thân của các linh mục triều (hay còn gọi là linh mục giáo phận). Quan điểm này rất quan trọng để cho các tu sĩ suy tư thêm, nhưng cũng rất hữu ích để các chủng sinh giáo phận tìm hiểu thêm (về sự khác nhau này). Một sự trân trọng đối với tính độc nhất của ơn gọi độc thân khiết tịnh nơi tu sĩ có thể giúp các chủng sinh giáo phận định nghĩa sâu xa hơn về ơn gọi độc thân khiết tịnh nơi giáo sĩ.
89.000đ
95.000đ
-6%Là Những Nhà Truyền Giáo Trong Thế Giới Hôm Nay
Vào năm 2013, sau những tháng đầu tiên làm giáo hoàng, Đấng Kế Vị Thánh Phêrô đến từ Buenos Aires đã tập trung vào Tông huấn đầu tiên của mình, Evangelii gaudium (Niềm vui Tin Mừng), “về việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay”, để nhắc mọi người rằng: “Niềm vui Tin Mừng có sức khỏa lấp bao trái tim và cuộc sống của tất cả những ai được gặp gỡ Đức Giêsu”.
Gần sáu năm sau, vào tháng 10 năm 2019, Đức Thánh Cha tuyên bố Tháng Truyền giáo Ngoại thường, và triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục dành riêng cho vùng Amazon tại Rôma, đồng thời ngài cũng kêu gọi đưa ra những cách thức mới để loan báo Tin Mừng ở “vùng đất truyền giáo” này.
Trong giai đoạn này, nhiều sự kiện đã diễn ra trong Giáo hội và trên thế giới. Đức Thánh Cha Phanxicô công bố tông huấn của ngài, nhấn mạnh đến bản chất truyền giáo của Giáo hội và hoạt động phù hợp với bản chất ấy. Ngài nhắc đi nhắc lại rằng nhân vật chính trong công cuộc truyền giáo là Chúa Thánh Thần; ngài nói cả ngàn lần rằng loan báo Tin Mừng không phải là “chiêu dụ”; ngài đề nghị Giáo hội, theo nhiều cách khác nhau, phải phát triển bằng “sự lôi cuốn” và bằng đời sống “chứng tá”. Đó là phong cách truyền giáo mà Giáo hội thời nay phải luôn sử dụng như một điểm chú ý nổi bật.
0đ
65.000đ
-100%Đời Tổng Giám Mục Puginier
Đời Tổng Giám mục Puginier được tác giả Louis-Eugène Louvet thực hiện và hoàn thành hai năm (1894) sau khi Đức cha Puginier qua đời, là một trong những tác phẩm biên niên thuật lại tương đối đầy đủ và chi tiết về ba khía cạnh chính của cuộc đời một trong những nhân vật có những can hệ quan trọng mà vô cùng ngầm ẩn đối với xứ Bắc kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Đức cha Puginier, giám mục xứ Mauricastre, cố tư tế tông tòa miền Tây Bắc kỳ.
Có lợi thế tiếp cận được các thư từ và tài liệu lưu trữ liên quan đến nhân vật chính cùng những mối tương tác của ông, vì vậy mà qua tác phẩm này, tác giả Louvet không chỉ phác họa nên chân dung con người vị giám mục xứ Mauricastre mà còn cả bối cảnh thời cuộc lúc bấy giờ.
Bố cục sách được phân chia thành 3 phần chính, có thể chứa đựng và tóm lược cả cuộc đời Đức cha Puginier: thừa sai, giám mục, người yêu nước.
– Vị thừa sai sẽ đưa chúng ta nhập vào những việc làm và những đức tính của vị tông đồ.
– Vị giám mục sẽ cho ta thấy người kế tục của những vị như Retord và Theurel, bước tiếp dấu chân của những vĩ nhân này và thực thi trọng trách đứng đầu Sứ bộ miền Tây Bắc kỳ – là sứ bộ quan trọng nhất trong hai mươi bốn sứ bộ được giao phó cho hội thừa sai của ông, những phẩm tính của một nhà quản lý lão luyện.
– Người yêu nước sẽ kể lại những cố gắng không ngừng của ông để phục vụ nước Pháp, để soi sáng cho những người cai trị (người Pháp), khi cần thì bằng lòng tôn kính cảnh báo họ về những sai lầm của họ và cứu vớt những quyền lợi trói buộc vào đất nước.
Ảnh bìa của Pierre Dieulefils (1862 – 1937), tên “Cathédrale, vue de face”, là hình ảnh Nhà thờ lớn Hà Nội, nhìn từ mặt trước – một công trình có liên quan đến Đức cha Puginier.
224.000đ
249.000đ
-10%Giáo Hội Mà Tôi Mong Đợi: Suy Tư Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Giáo Hội Mà Tôi Mong Đợi – Sách này được khai sinh như thế nào?
Kể từ ngày 19 tháng 9 năm 2013, ngày mà cuộc phỏng vấn của Giáo hoàng Phanxicô được đăng trên tờ La Civiltà Cattolica với mười lăm nguyệt san của dòng Tên, xuất bản từ mười lăm nước khác nhau, có thể nói cuộc sống của tôi hầu như thay đổi. Không kể những ồn ào từ giới truyền thông, tôi chỉ muốn lưu ý một sự việc: tôi đã nhận được cả ngàn phản hồi dưới nhiều thể loại như email, thư twitter, các cuộc điện thoại, các tin nhắn, thư từ gởi về từ Facebook – xuất phát từ những người bình dân trên toàn thế giới, chứ không riêng từ những bạn bè của tôi. Họ đã kể cho tôi nghe, qua những dòng thư rất dài, về những phản ứng của họ…
Qua thư từ, có nhiều người đã nói lên cảm xúc của họ: một số người đã bỏ Giáo hội từ nhiều năm nay, một số khác đã rời bỏ chức linh mục của mình, một vài người theo thuyết bất khả tri, giờ đây lại ước muốn đọc Phúc âm sau khi đã đọc bài phỏng vấn. Không một người nào lo ngại về những “ý tưởng cởi mở” của Đức Thánh Cha. Trái lại, một số người đã biểu lộ lòng biết ơn về những lời nói đầy năng lực mà Đức Giáo hoàng dành cho họ. Tôi cũng đã nhận được nhiều lá thư của những người đau khổ và thoáng thấy được những lý do để hy vọng. Khi một nhà báo nói về cuộc phỏng vấn này như một câu chuyện đặc biệt diệu kỳ, tôi cảm thấy như phải trả lời cho người ta ngay rằng: “Không! Điều này đã và đang là một kinh nghiệm thiêng liêng lớn lao”.
Nói chuyện trực tiếp với Đức Giáo hoàng Phanxicô thật sự là một kinh nghiệm thiêng liêng. Ở cạnh ngài trong thời gian khá lâu đã cho tôi một cảm nghĩ cũng như nhận thức được một con người sâu sắc đắm chìm trong Chúa. Một trong những người bạn của ngài là Luis Palau, vị lãnh đạo thế giới khá tiếng tăm của những tín hữu Phúc âm, đã có một lần nói: “Khi anh ở với Hồng y Bergoglio, anh có cảm tưởng rằng ngài biết rất tường tận về Thiên Chúa Cha”. Và đúng như vậy, trước mặt ngài, người ta có cảm tưởng ngài là một con người tự do, một sự tự do thiêng liêng, hoàn toàn dấn thân trong cuộc sống, trong sự năng động và trong những tình cảm trìu mến. Ngài là một con người thoải mái, rõ ràng…
0đ
48.000đ
-100%