Giao hàng miễn phí
Đơn hàng trên 500.000đ
Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
Thanh toán tại nhà
Hỗ trợ 24/7
Hot Line: +0123.4568.89
Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm

nghe thuat

Hiển thị tất cả 7 kết quả

Sách Đồ Họa Cổ Việt Nam (Bìa Cứng)

ĐỒ HỌA CỔ VIỆT NAM

Ban đầu chúng tôi chỉ có ý định làm cuốn sách về đồ họa Phật giáo, một kho tàng văn hóa cổ Việt Nam vốn chưa được khai thác, những sách này bao gồm các bản in và các mộc bản lưu trữ tại các chùa Việt Nam và chúng tôi chỉ định khai thác đồ họa tranh, nhưng lúc đó họa sỹ Trương Hạnh e ngại một cuốn sách Phật Giáo thuần túy và cần phải xin phép của ban tôn giáo chính phủ, nên ông đề nghị làm cuốn Đồ họa cổ Việt Nam. Như vậy chúng tôi phải thêm các phần tranh dân gian vào sách và phần đồ họa Phật Giáo vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong sách (70%)

Đồ họa kinh sách phật giáo có cả ngàn năm lịch sử ít nhất từ thời Lý đến thời Nguyễn, nhưng do chiến tranh, thời gian đã không cho phép chúng ta có thể lưu trữ các ấn phẩm từ thời Lý, cổ nhất có thể tìm thấy bản in kinh chùa Vạn Đức, Hội An vào thế kỷ thứ 16, các bản in thế kỷ 17 cũng ko còn nhiều mà chủ yếu là vào thế kỷ 18,19 ở các chùa đồng bằng Bắc Bộ. Chưa kể một số lượng sách Nho giáo, Đạo Giáo, sách thuốc và các sách xã hội khác được ấn loát trong thời phong kiến đủ là một kho tàng đồ họa cổ Việt Nam đồ sộ.

“Cuốn sách Đồ họa cổ Việt Nam được nhóm làm sách chúng tôi khởi dựng từ những năm 1995/1996 cùng nhau thực hiện vào năm 1998 và được NXB in vào năm 1999, có thể nói không có họa sỹ Trương Hạnh thì cuốn sách khó có thể ra đời vì ông dành nhiều chi phí của NXB và công sức để in cuốn sách này, năm 2003 nhân có triển lãm văn hóa Việt Nam tại bảo tàng New York, quỹ Ford đã tài trợ cho chúng tôi tiền dịch cuốn sách đó ra tiếng Anh, người dịch là tiến sỹ ngôn ngữ Thế Hùng, kho đó ông đã gần 80 tuổi” – Phan Cẩm Thượng

809.000đ

899.000đ

-10%

Sách Ký Họa Việt Nam Đầu Thế Kỷ 20 (Bìa Cứng)

KÝ HỌA VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ 20

Trong những năm gần đây, báo chí trong và ngoài nước đã đưa tin về một “Bộ tranh khắc gỗ” hay “Một kho tàng văn hóa” gồm hàng ngàn bức vẽ mới tìm lại được khi từ Hà Nội, từ Paris hay khi từ thành phố Hồ Chí Minh.

Tin ấy đã gợi sự chú ý của nhiều người xa gần muốn tìm hiểu thực chất của kho tàng này như thế nào. Để đáp ứng thị hiếu đó, thì PGS.TS Sử Học Nguyễn Mạnh Hùng đã dành ra nhiều năm miệt mài nghiên cứu và thu thập tư liệu, đặc biệt trong đó là tìm lại được một công trình tưởng chừng đã quên lãng đó là Kỹ thuật của người An Nam (Trchnique du peuple Annamite) của Henru Oger, cùng với sự giúp đỡ của các giáo sư Hán Nôm, Hán Học, Pháp Văn của khoa Văn, khoa Luật thuộc Viện Đại học Sài Gòn, thì sau một thời gian dài “thai nghén”, cuốn Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ được ra đời như một tài liệu đầy đủ cho mọi độc giả đang tò mò về vấn đề này.

Sau bản ra mắt lần đầu năm 1988 và được đón nhận một cách nồng nhiệt, thi cuốn sách này đã được trở lại với đương đại sau một thời gian suy nghĩ về tính phù hợp của văn bản này với đương thời, hãy nhanh tay đón đọc pho sử này nhé.

“Kỹ thuật của người An Nam” của Henri Oger (người Pháp thực hiện từ năm 1908 đến 1909 tại Hà Nội) là một công trình khảo cứu về cơ cấu xã hội từ làng xã đến gia đình cùng các phong tục tập quán, đời sống văn hóa, tín ngưỡng vùng Bắc Bộ.

Công trình giá trị này từng bị quên lãng từ gần 1 thế kỷ. Thầy Nguyễn Mạnh Hùng bằng say mê tâm huyết của mình đã có nghiên cứu khám phá ở tầm vĩ mô cũng như vi mô góp phần phát hiện và công bố chính thức công trình của Henri Oger không chỉ trong nước và còn ở Pháp, Mỹ, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc…

315.000đ

350.000đ

-10%

Sách Nghệ Thuật Chăm Pa Nghiên Cứu Kiến Trúc Và Điêu Khắc Đền Tháp

NGHỆ THUẬT CHĂM PA NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC ĐỀN THÁP – TRẦN KỲ PHƯƠNG

Trên tay bạn là một cuốn sách quý, “Nghệ thuật Champa: Nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc đền-tháp” của Trần Kỳ Phương, nhà nghiên cứu Champa tâm huyết và kỳ cựu, thành viên Viện Phan Châu Trinh (Hội An). Sách tập họp 11 nghiên cứu của tác giả, nói chung đều ngắn nhưng đọc kỹ mới thấy hóa ra đều thất công phu và sâu sắc, thậm chí có bài có thể được coi như một luận văn độc lập, tổng kết súc tích mà sáng sủa, khá hoàn chỉnh những tìm tòi, thảo luận phong phú và đa dạng về một đề tài quan trọng và phức tạp, đồng thời lại đưa thêm ra những ý kiến đề xuất, tranh luận độc lập của tác giả, do dựa trên những suy nghiệm lâu dài và đặc biệt dựa trên những tư liệu phong phú có được từ nhiều cuộc điền dã sâu, công phu, chăm chú. Nhiều đề xuất do vậy có tính thuyết phục cao, có thể coi là những đóng góp mới có giá trị cho những đề tài đang tranh cãi hoặc thậm chí đã được coi là xong.

Tên sách như đã thấy là nói về đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đền-tháp Champa, song để làm được điều này, Trần Kỳ Phương đã đặt đối tượng nghiên cứu của mình trong cả một hệ thống các mối quan hệ nhiều mặt địa lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, kinh tế, giao thương… trong thời gian và trong không gian rộng lớn hơn rất nhiều, bao gồm không chỉ Đông Dương, Đông Nam Á, mà đến cả Đông Á, Nam Á, và không ít khi đến tận Ả Rập. Là một nhà khoa học thật sự, bằng con mắt và đam mê quan sát đến từng vật thể tưởng chừng rất quen thuộc và thông thường, nhiều lần anh dắt người đọc đến những phát hiện bất ngờ mà rất quan trọng, chẳng hạn như từ vai trò của chiếc ché hay của lá trầu… mà lần ra những con đường đi của cư dân (các) vương quốc Champa [chú ý: bao giờ Trần Kỳ Phương cũng viết (các) vương quốc Champa chứ không phải vương quốc Champa từ vùng ven biển Nam Trung Bộ len lỏi đến vùng các sắc tộc Tây nguyên, và xa, rất xa hơn nữa, tạo nên những mối quan hệ giữa người với người đa dạng, phức tạp đến không ngờ, và để lại trên những nẻo đường ấy dấu vết văn hóa không chỉ tinh thần mà cả vật chất của họ: những ngôi tháp Chàm trong rừng sâu, mãi đến gần đây thỉnh thoảng mới được phát hiện ra, và hầu như chắc chắn vẫn còn ẩn khuất đầu đó chưa phát hiện được….

Cuốn sách nhỏ và súc tích này do vậy là một cuốn sách đầy gợi mở. Trần Kỳ Phương là một nhà Champa học luôn còn muốn đi tìm. Có một số điều anh nghĩ là đã tìm thấy và khẳng định, có những điều trước đây anh đã khẳng định này thấy cần nghĩ lại, xác định lại. Cũng có những ý tưởng nảy sinh anh còn cố đeo đuổi để có thể đi đến khẳng địn Chẳng hạn về việc giao thương giữa cư dân vùng ven biển người Chàm trước đây hay người Việt về sau này, lâu ” vẫn được coi chủ thể là những người ở vùng duyên hải động thu hút hàng lâm thổ sản của cư dân các sắc tộc miền núi, thường theo các dòng sông lớn đổ về các thị cảng ven biển… Trần Kỳ Phương, qua những quan sát chăm chú trong các chuyến điền dã công phu của mình, đã nghĩ rằng sự thực không chỉ có thế. Cư dân các sắc tộc ở miền núi còn chủ động tổ chức thị trường riêng của mình, đưa hàng hóa của họ, nhiều khi không phải theo các dòng sông mà đi đường bộ, về các hướng Tây. Nên chú ý: sườn phía đông Tây Nguyên dốc đứng, còn sườn phía tây lại thoai thoải khá bằng phẳng xuôi về sông Mekong..

Đọc cuốn sách này của nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương do vậy thường không bị nặng cảm giác khô khan. Mà là cảm giác được đi theo một người đang say mê đi tìm và thân mật tâm sự với ta về cuộc hành trình lắm khi nhọc nhằn mà hấp dẫn và thú vị của anh.

Viên Phan Châu Trinh xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Chủ Tịch Hội Đồng Viện
Nguyên Ngọc
Tháng 12 – 2019

177.600đ

209.000đ

-15%

Sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ (Bìa Cứng)

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ BẮC KỲ – MARCEL BEMANASE

Nghệ Thuật luôn là một thứ vô tận, và trong hàng vạn những khía cạnh, chủ đề nghệ thuật, thì Nghệ Thuật Trang Trí cũng là một dạng đặc biệt. Ở Bắc Kỳ, trong lịch sử đã có những dấu ấn riêng biệt trong cách trang trí, và đây cũng là một khía cạnh được rất nhiều người quan tâm cũng như khảo cứu.

Bởi vậy, với những tài liệu từ chính những người thợ thủ công cung cấp, và kèm đó là sự quan sát một cách miệt mài từ lịch sử cho đến giai đoạn đương thời của những người viết sách, thêm vào đấy là những thông tin mang tính huyền thoại và lịch sử, liên quan đến từng lĩnh vực nghệ thuật của Bắc Kỳ của ông Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông – con của nguyên Nhiếp chính vương, một người yêu nghệ thuật khai sáng, người bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật ở Bắc Kỳ, thì cuốn “Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ” ra đời như một lời giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông, đồng thời là một lời tri ân đối với các nghệ nhân ở Bắc Kỳ.

“Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ” của Marcel Bernanose bao gồm 64 hình khắc nằm ngoài bài và 48 hình minh hoạ sống động nằm trong các bài viết giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông là tác phẩm trang trí nghệ thuật sơ khai và đặc trưng nổi tiếng một thời của những người thợ thủ công Bắc Kỳ. Dõi theo từng bước công việc sáng tạo vô cùng tỉ mẩn và tinh xảo trên nhiều chất liệu (gỗ, kim loại, vải, giấy, v.v..), phong phú về hình thức thể hiện (lăng mộ, chùa, công trình kiến trúc) bạn đọc sẽ thêm thấu hiểu và tri ân công sức của các nghệ nhân, để cùng chung sức bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật trang trí Bắc Kỳ nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.

Mục lục sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ

  • THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO GIỚI THIỆU
  • NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở BẮC KỲ
  • I. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
    1. Nguồn gốc
    2. Các điều kiện phát triển
    3. Sự phát triển
  • II. NHỮNG NHẬN XÉT VỀ NGHỆ THUẬT
    1. Nét đặc trưng
    2. Họa tiết trang trí
  • III. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
    1. Nguyên tắc
    2. Chùa
    3. Lăng mộ
  • IV. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỖ
    1. Chạm khắc
    2. Đồ sơn mài
    3. Đỗ khảm
  • V. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIM LOẠI
    1. Đồng và đồ đồng, thiếc
    2. Đồ kim hoàn
  • VI. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒ GỐM
  • VII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ VẢI VIII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GIẤY
  • IX. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
    1. Nghệ thuật trang trí gỗ
    2. Nghệ thuật trang trí kim loại
    3. Nghệ thuật trang trí vải
    4. Nghệ thuật trang trí giấy
  • THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO
  • MỤC LỤC HÌNH ẢNH
  • MỤC LỤC HÌNH KHẮC

495.000đ

550.000đ

-10%

Sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ (Bìa mềm)

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ BẮC KỲ – MARCEL BEMANASE

Nghệ Thuật luôn là một thứ vô tận, và trong hàng vạn những khía cạnh, chủ đề nghệ thuật, thì Nghệ Thuật Trang Trí cũng là một dạng đặc biệt. Ở Bắc Kỳ, trong lịch sử đã có những dấu ấn riêng biệt trong cách trang trí, và đây cũng là một khía cạnh được rất nhiều người quan tâm cũng như khảo cứu.

Bởi vậy, với những tài liệu từ chính những người thợ thủ công cung cấp, và kèm đó là sự quan sát một cách miệt mài từ lịch sử cho đến giai đoạn đương thời của những người viết sách, thêm vào đấy là những thông tin mang tính huyền thoại và lịch sử, liên quan đến từng lĩnh vực nghệ thuật của Bắc Kỳ của ông Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông – con của nguyên Nhiếp chính vương, một người yêu nghệ thuật khai sáng, người bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật ở Bắc Kỳ, thì cuốn “Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ” ra đời như một lời giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông, đồng thời là một lời tri ân đối với các nghệ nhân ở Bắc Kỳ.

“Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ” của Marcel Bernanose bao gồm 64 hình khắc nằm ngoài bài và 48 hình minh hoạ sống động nằm trong các bài viết giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông là tác phẩm trang trí nghệ thuật sơ khai và đặc trưng nổi tiếng một thời của những người thợ thủ công Bắc Kỳ. Dõi theo từng bước công việc sáng tạo vô cùng tỉ mẩn và tinh xảo trên nhiều chất liệu (gỗ, kim loại, vải, giấy, v.v..), phong phú về hình thức thể hiện (lăng mộ, chùa, công trình kiến trúc) bạn đọc sẽ thêm thấu hiểu và tri ân công sức của các nghệ nhân, để cùng chung sức bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật trang trí Bắc Kỳ nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.

Mục lục sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ

  • THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO GIỚI THIỆU
  • NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở BẮC KỲ
  • I. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
    1. Nguồn gốc
    2. Các điều kiện phát triển 3. Sự phát triển
  • II. NHỮNG NHẬN XÉT VỀ NGHỆ THUẬT
    1. Nét đặc trưng
    2. Họa tiết trang trí
  • III. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
    1. Nguyên tắc
    2. Chùa
    3. Lăng mộ
  • IV. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỖ
    1. Chạm khắc
    2. Đồ sơn mài
    3. Đỗ khảm
  • V. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIM LOẠI
    1. Đồng và đồ đồng, thiếc
    2. Đồ kim hoàn
  • VI. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒ GỐM
  • VII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ VẢI VIII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GIẤY
  • IX. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
    1. Nghệ thuật trang trí gỗ
    2. Nghệ thuật trang trí kim loại
    3. Nghệ thuật trang trí vải
    4. Nghệ thuật trang trí giấy
  • THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO
  • MỤC LỤC HÌNH ẢNH
  • MỤC LỤC HÌNH KHẮC

200.000đ

235.000đ

-15%

Sách Trang Trí Trên Áo Lễ Phục Cung Đình Triều Nguyễn – 1802-1945

TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ PHỤC CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN – 1802-1945

Lễ phục cung đình cũng là một trong những yếu tố phản ánh dấu ấn văn hóa góp phần tạo nên bản sắc phong phú đa dạng của di sản trang phục dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn là đi tìm lại những tinh hoa, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ qua những biểu hiện về nội dung và hình thức của yếu tố mật độ, bố cục, hình tượng, hoa văn – họa tiết trang trí, màu sắc.

Lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 – 1945) cho tới nay còn khá nhiều nguồn sử liệu, tư liệu hình ảnh, những di sản còn lưu giữ lại. Đó là những tác phẩm nghệ thuật của người xưa với sự kết hợp tinh tế của tạo hình trang trí và kỹ thuật may, thêu, dệt đã tạo lên một không gian chuyên biệt mang đậm dấu ấn của mỹ thuật cung đình triều Nguyễn.

Từ đầu thế kỉ XX đến nay có nhiều nguồn tài liệu phong phú về tổng quan mỹ thuật thời Nguyễn được nghiên cứu ở nhiều góc độ như lịch sử mỹ thuật, khảo cổ học, văn hóa học, sân khấu điện ảnh, kiến trúc.

Tuy nhiên, các công trình này không đi sâu nghiên cứu về tạo hình trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Đặc biệt là nghiên cứu nghệ thuật học dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu liên ngành để chỉ ra giá trị nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Khoảng trống này cũng chính là hướng đi mới mà cuốn sách muốn thực hiện.

212.500đ

250.000đ

-15%

NGHỆ THUẬT GIẢNG DẠY – KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM SƯ PHẠM THỰC TIỄN

NGHỆ THUẬT GIẢNG DẠY – KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM SƯ PHẠM THỰC TIỄN

 

Chuyện đi dạy thực tế là…

 

Chuyện đổi mới phương pháp giảng dạy đến nay không còn là điều gì mới, nhưng hiện nay vẫn có không ít người làm công tác giảng dạy đang loay hoay, lúng túng trên lộ trình đi đến thành công của nghề giảng dạy. Liệu chúng ta đã thực sự hiểu rõ về hoạt động của người dạy và người học chưa? Chúng ta có đang mơ hồ về mô hình giảng dạy tích cực? Chúng ta có đang mò mẫm tìm kiếm những phương pháp để triển khai bài giảng hiệu quả?

Và chính bạn đọc có đang chật vật vì những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực không? Bạn đã biết cách thức chuẩn bị bài giảng, thiết kế kịch bản giảng dạy hiệu quả chưa? Bạn có tự tin khi xử lý các tình huống sư phạm? Bạn đã biết cách sử dụng câu hỏi như một cách thức triển khai bài giảng chưa? Bạn có muốn sử dụng trò chơi sư phạm hiệu quả không?

Dù bạn là ai, giảng viên hay giáo viên, báo cáo viên hay nhà tổ chức, nhà quản lý hay lãnh đạo nhóm; dù bạn là một nhà giáo dày dạn kinh nghiệm hay mới bước chân vào nghề; dù bạn quanh năm bận rộn với lịch lên lớp dày đặc hay thỉnh thoảng mới bước lên bục giảng một vài giờ,… bạn cũng sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình trong cuốn sách này.

 

Nghệ thuật giảng dạy có điều gì đặc biệt?

 

Cuốn sách Nghệ thuật Giảng dạy là kết quả đúc rút từ bề dày thực tiễn, chiều sâu tư duy, sức nóng nhiệt tâm của gần 30 năm kinh nghiệm làm nhà giáo của tiến sĩ Nguyễn Thanh Hương, cộng thêm 2 năm tham gia chương trình đào tạo Giảng viên khung (Học viện Hành chính Quốc gia hợp tác với Đại học Melbourne – Úc), 2 năm tham gia khóa đào tạo Thạc sĩ huấn luyện (Tổ chức Inwent hợp tác với Học viện Hành chính Quốc gia), và một số chương trình phương pháp sư phạm khác. Tất cả nội dung được trình bày một cách dễ hiểu và dễ áp dụng. Đặc biệt hơn, bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này không chỉ kỹ năng giảng dạy mà là nghệ thuật giảng dạy, ở cả phương diện triển khai bài giảng và cách ứng xử sư phạm.

Cuốn sách này ra đời với mong muốn góp phần chỉ dẫn, đánh thức, khơi nguồn, cổ vũ và khẳng định những khả năng, tiềm năng của các bạn đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm. Và sau tất cả, nhà giáo Nguyễn Thanh Hương kỳ vọng sẽ truyền cảm hứng, đánh thức và thổi bùng ngọn lửa yêu nghề tới các đồng nghiệp gần xa. Mong các bạn chung tay nối dài sự sẻ chia và không ngừng tìm tòi sáng tạo để mọi người tiếp tục có thêm nhiều cuốn sách hữu ích cho nhau.

144.000đ

180.000đ

-20%