Giao hàng miễn phí
Đơn hàng trên 500.000đ
Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
Thanh toán tại nhà
Hỗ trợ 24/7
Hot Line: +0123.4568.89
Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm

thanh tâm tài nhân

Hiển thị kết quả duy nhất

Sách Kim Vân Kiều Truyện – XB 2021

Sách Kim Vân Kiều Truyện – Thanh Tâm Tài Nhân

Kim Vân Kiều là một tác phẩm tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân, tác giả đời nhà Minh, Trung Quốc biên soạn vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17. Nguyễn Du nhân đọc quyển tiểu thuyết này đã cảm hứng viết Truyện Kiều – một tác phẩm được xem là áng văn chương bất hủ của Văn học Việt Nam.

 

sach-kim-van-kieu-truyen

Sách Kim Vân Kiều Truyện – Thanh Tâm Tài Nhân

Trong giới nghiên cứu và đông đảo công chúng bạn đọc từng mến mộ Truyện Kiều của Nguyễn Du, từng quan tâm tìm hiểu vấn đề văn bản và xuất xứ Truyện Kiều đều biết rằng tác phẩm được thi hào Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo lại nương theo bộ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân người đời Thanh (Trung Quốc).

 

Một lẽ hiển nhiên, lịch sử văn học thế giới cũng đã chứng kiến không hiếm những hiện tượng tương tự. Bên cạnh những tác phẩm thuộc dòng văn chương bác học vốn được xây dựng trên cơ sở đề tài, cốt truyện của văn học dân gian, có tính chất nội sinh trong nền văn hóa – văn học mỗi dân tộc, thì việc chuyển dịch, sáng tạo lại và nâng cao chất lượng tác phẩm – nhất là ở những dân tộc nằm trong cùng một vùng văn hóa – chính lại là sự thể hiện một quy luật phổ biến: qui luật giao tiếp, tiếp nhận văn hóa.

 

Bên cạnh những tác phẩm thuộc dòng văn chương bác học vốn được xây dựng trên cơ sở đề tài, cốt truyện của văn học dân gian, có tính chất nội sinh trong nền văn hóa – văn học mỗi dân tộc, thì việc chuyển dịch, sáng tạo lại và nâng cao chất lượng tác phẩm – nhất là ở những dân tộc nằm trong cùng một vùng văn hóa – chính lại là sự thể hiện một quy luật phổ biến: qui luật giao tiếp, tiếp nhận văn hóa.

 

Chẳng hạn vở bi kịch Hămlét của nhà soạn kịch thiên tài người Anh W. Sếcxpia (1564-1616) có nguồn gốc cốt truyện từ một saga (truyện dân gian) Đan Mạch thời Trung cổ và có tham khảo nhiều vở diễn trong thời Phục hưng; vở bi kịch tình yêu Rômêô và Giuliét viết theo thể văn vần đang xen văn xuôi lại khai thác cốt truyện và đề tài từ một truyện bằng văn vần của nhà thơ Atơ Barúc (người Anh). 

 

Song nguồn gốc trước đó lại là một truyện ngắn của tác giả người Ý; vở bi kịch nổi tiếng Ôtenlô cũng lấy môtíp từ truyện ngắn Thuyền trưởng Marốc trong tập truyện của một tác giả người Ý khác.

 

Ở một trường hợp tương tự, kiệt tác Tu viện thành Pácmơ của nhà văn Pháp Xtanhđan (1783-1842) lại lấy cốt truyện từ một tập biên niên sử chép những sự kiện của thế kỷ XVI mà ông tìm thấy ở thành Rôma (nước Ý)… Hoặc giả với hình tượng Gian Đa, người nữ anh hùng của dân tộc Pháp trong cuộc chiến chống quân Anh xâm lược vào nửa đầu thế kỷ XV, về sau được phong vào hàng Thánh nữ, đã bước vào trang sách như một huyền thoại và được nhận thức theo nhiều cách khác nhau, có khi đến thành trái ngược.

 

Nếu như ở một bộ phận nào đó, trong một giai đoạn nào đó, Gian Đa bị coi như nữ quái, thì trong cách nhìn của nhà văn Anh B. Sô (1856-1950) qua vở kịch Nữ thánh Gian, hoặc với cách hiểu của nhà viết kịch người Pháp J. Anui qua vở Chim sơn ca, thì Gian Đa quả thật là hình ảnh sinh động của người con gái tươi trẻ, hồn nhiên, người anh hùng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

 

Từ thực tế những hiện tượng trên cho thấy, nếu những tác phẩm gốc, nguyên mẫu thường mới chỉ là những phác họa, những nguyên liệu mới được sơ chế, thì những cốt truyện đó thông qua sự nhào nặn, nâng cấp của các nhà văn bậc thầy đã hóa thành những tác phẩm nghệ thuật lớn. Ở đây, các nhà nghệ sĩ đã “phù phép” hoán cải cốt truyện, thay đổi vai trò các nhân vật, mở rộng dung lượng hiện thực, đưa vào trong đó ý nghĩa triết lý, sức khái quát.

Sách có tại Nhà sách An Thư
Fanpage: Anthubooks/fanpage

 

 

152.000đ

179.000đ

-15%