![]() | DÒNG MÁU KHÔN NGOAN 1 × 162.000 ₫ | ![]() |
![]() | ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT CÀNH MAI 1 × 85.000 ₫ | ![]() |
![]() | HỒI KÝ VỀ GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG 1 × 153.000 ₫ | ![]() |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |

Sách Tiếng Việt
ĐÊM DÀI MỘT ĐỜI
ĐÊM DÀI MỘT ĐỜI
Những đứa trẻ mù do nghịch cảnh đưa đẩy, đã gặp gỡ nhau trong một trường khiếm thị chật chội, thiếu thốn. Chúng mò mẫm nhận ra nhau, chấp nhận nhau, tìm kiếm và nương nhờ tình thân để tự chữa lành, rồi biết cách đem trái tim thổn thức, giai điệu yêu thương đến cho cuộc đời.
Bóng đêm tàn khốc của cuộc chiến, những tổn thương nghiệt ngã của đời riêng đã được xua tan trên trang văn Lê Tất Điều bằng một lối văn tinh tế, nhẹ nhàng và đầy xúc động.
Nếu phải tìm kiếm cho độc giả nhỏ tuổi hôm nay một tác phẩm văn chương nuôi dưỡng lòng nhân ái, tinh thần bao dung, thì Đêm dài một đời là một chọn lựa hoàn hảo.
VỀ TÁC GIẢ
LÊ TẤT ĐIỀU
Sinh năm: 1942
Nhà văn, nhà thơ nổi tiếng tại Sài Gòn trước 1975. Bút danh khác: Cao Tần.
Tác phẩm tiêu biểu: Khởi hành, Quay trong gió lốc, Phá núi, Những giọt mực, Đêm dài một đời,…
Đêm dài một đời xuất bản lần đầu vào năm 1966 (từng được tái bản năm 2012). Cùng với Những giọt mực (1968), đây là cuốn sách dành cho thiếu nhi và tuổi mới lớn từng được đón nhận nồng nhiệt tại Sài Gòn trước đây.
121.000đ
142.000đ
-15%ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT CÀNH MAI
ĐÊM QUA SÂN TRƯỚC MỘT CÀNH MAI
Khởi đi từ một tập truyện mà tác giả Nguyễn Tường Bách viết cho mình, cho thân hữu, với một không khí văn chương rất gần với những công án Thiền, những điển tích trong kinh Phật.
Tất cả được thể hiện bằng một nhân sinh quan và ngôn ngữ thấm đẫm Thiền vị, sự thanh thoát của một tinh thần tự do.
Cuốn sách kết tinh mong muốn mang lại pháp lạc, gợi mở kho tàng minh triết của bình an trong mỗi độc giả.
85.000đ
94.000đ
-10%ĐỐ KỴ
Đố kỵ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Nga Yuri Karlovich Olesha (1899 – 1960). Ông được coi là một trong những tiểu thuyết gia Nga vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Tác phẩm được in lần đầu trên tạp chí văn học Red Virgin Soil vào năm 1927 và đã tạo ra một sự chấn động. Là một tác phẩm viết về nhiều khía cạnh của cá tính Xô-viết, câu chuyện được thể hiện qua những dẫn giải đậm chất thơ và qua một lối kể mang dấu ấn châm biến.
Đố kỵ là một khám phá súc tích và sâu sắc về những xung đột trong mô hình thời kỳ đầu của Liên Xô: cũ và mới, trí tưởng tượng với chủ nghĩa Hiện thực Xã hội . Phản ánh số phận của giới trí thức trong xã hội thời hậu cách mạng của Nga.
” Những câu chuyện của Olesha là một bộ phim đồ sộ và dài vô tận. Để đọc đoản thiên tiểu thuyết lẫy lừng của ông, Đố kỵ, ta phải hiểu nó dưới dạng một bộ phim, xem từng trang sách được chuyển lên màn ảnh để chứng kiến cuộc đối đầu kỳ vĩ của một người với chính những tạo vật đáng sợ của mình. Từng trang của Olesha đều đáng để đọc và hiểu lại một lần nữa”.
– The New York Time
119.000đ
139.000đ
-14%ĐƯỜNG VỀ CHÂN HẠNH PHÚC
ĐƯỜNG VỀ CHÂN HẠNH PHÚC: MỘT TẶNG PHẨM CÓ GIÁ TRỊ TRONG CUỘC SỐNG HỮU HẠN
Đường về chân hạnh phúc là tuyển tập thứ ba của Thầy Như Nhiên Thích Tánh Tuệ, sau hai tuyển tập được công chúng hoan hỷ đón nhận là An nhiên giữa những thăng trầm và Nhẹ gánh ưu phiền.
Đường về chân hạnh phúc tập hợp những bài thơ, những bài văn mang giá trị tinh thần cao và có ý nghĩa thiết thực cho sự tu tập tìm về với Chân, Thiện, Mỹ.
Hạnh phúc đích thực đến từ sự cảm nhận, từ tâm hồn, từ trái tim biết yêu thương, biết sẻ chia và biết đồng cảm với cuộc đời. Nó luôn ẩn chứa nơi nội tâm của mỗi con người chúng ta. “Hạnh phúc không ở đâu xa xôi, Hạnh Phúc đang ở đây, ngay lúc này. Điều quan trọng là đôi mắt bạn có nhìn ra, trái tim bạn có cảm nhận được niềm hạnh phúc ấy không”.
Tâm hiểu biết và thương yêu chính là con đường đi đến hạnh phúc đích thực. Như Nhiên Thích Tánh Tuệ là vị Thầy dung dị mang vẻ đẹp của bậc chân tu, một con người bình thường nhưng mang trái tim của một vị Bồ Tát. Giữa cơn đại dịch của nhân loại, Thầy căng buồm con thuyền Tâm, chuyên chở yêu thương, hạnh phúc đến bao kiếp người. Đó là lẽ sống.
Được sống là hạnh phúc lớn. Thế nên ta phải sống thế nào cho có ý nghĩa trong cuộc đời mong manh này. Có lẽ đây là cách Thầy Như Nhiên Thích Tánh Tuệ đã cảm nhận cuộc sống và chọn sống nên mới có được những vần thơ, bài văn sâu lắng đến vậy trong các tuyển tập.
Dòng đời là chuỗi dài những buồn vui, khổ đau, âu lo, phiền muộn, bất an,… Tìm được hạnh phúc thật không hề dễ dàng. Nếu bạn biết lấy khổ làm vui, biết biến đau thương thành hạnh phúc, biết hài lòng với những gì mình đang có, biết không ngừng tích lũy hiểu biết, biết yêu thương, sống chân thật, thì tất cả mọi điều sẽ biến thành niềm vui, niềm hạnh phúc bất tận trong trái tim bạn.
Nếu Tâm chỉ biết hơn thua giữa cuộc đời vô thường, đời bạn sẽ dâu bể.
Nếu Tâm tự tại, an nhiên, thong thả rong chơi giữa cõi tạm nhân gian, đời bạn sẽ hạnh phúc, an yên.
Đường về chân hạnh phúc, cuốn sách nhỏ bạn đang cầm trên tay là nguồn cảm hứng vô tận, giúp chuyển hóa nhận thức, thay đổi cách nghĩ cách nhìn. Từng vần thơ, câu văn là kết tinh của những tháng ngày miệt mài lao động, nghiên cứu và tu tập của tác giả. Thế nên, bừng lên từ mỗi trang sách là ngọn lửa soi sáng cõi lòng tăm tối, giúp ta tìm được giá trị đích thực của cuộc sống và chân hạnh phúc!
– Thích Nữ Huệ Lạc
TRÍCH ĐOẠN HAY TRONG ĐƯỜNG VỀ CHÂN HẠNH PHÚC – NHƯ NHIÊN THÍCH TÁNH TUỆ
“Bạn biết không, những khổ đau trong cuộc đời này giống như muối bỏ vào đời chúng ta vậy. Số lượng muối luôn giữ nguyên, nhưng khối lượng khổ đau chúng ta phải thọ nhận còn phụ thuộc vào dung tích chiếc bình chứa, tức là tâm tư của ta.”
—
“Đời quá ngắn thương nhau còn chưa đủ
Bận lòng chi bao oán hận bâng quơ.”
—
“Ngày xưa, vẫn nghĩ rằng tình yêu là mãi mãi, là điều quan trọng nhất trong cuộc đời. Bây chừ, mới biết rằng tình yêu đến đó rồi đi đó, như mưa bóng mây. Tình dù có đậm sâu, mãnh liệt như chớp bể mưa nguồn thì cũng có đó rồi mất đó.
Ngày xưa, tưởng rằng hạnh phúc là điều gì đó xa xôi lắm. Bây chừ, mới biết hạnh phúc chỉ đơn giản là những thứ bình dị xung quanh ta, có chăng là ta chưa nhận thấy.
Ngày xưa, tưởng rằng thành người lớn là lớn. Bây chừ, đã thấy có nhiều người lớn mà vẫn chưa thật sự trưởng thành, người đời thường bông đùa đó là trẻ nhỏ… sống lâu năm.”
96.000đ
120.000đ
-20%GIÁO DỤC TƯƠNG LAI VÀ ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC TƯƠNG LAI VÀ ĐỔI MỚI:
Từ học giả Eisenhower đến cơn gió giáo dục tươi mới
Giáo dục là mục tiêu số một. Nó không chỉ là việc nuôi dạy một con người, một công dân mà còn tạo ra cuộc sống và tiêu chuẩn cho xã hội.
Bạn có thể nuôi nấng một đứa trẻ nhưng nếu thiếu một hệ thống giáo dục mạnh mẽ có thể vươn tới, ảnh hưởng tới nhiều thế hệ thì sẽ rất khó để tạo ra một xã hội đáng sống cho mọi người.
Do đó, theo mức độ cá nhân và xã hội, Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu cho rằng giáo dục là chìa khóa cho sự tiến bộ, hạnh phúc và sự đáng sống của xã hội.
Với Giáo dục Tương lai và Đổi mới, Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu không im lặng hay nói những điều lớn lao về toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam mà anh lấy từ góc nhìn của mình trong việc quan sát cách giáo dục vận hành trong nhà trường, lớp học và cả gia đình.
Có rất nhiều tín hiệu tốt từ việc đã có nhiều hơn sự quan tâm và tập trung dành cho nền giáo dục hơn trước: Xã hội có nhiều tài nguyên để đầu tư cho giáo dục hơn; các bậc phụ huynh cũng chú ý nhiều hơn vào tầm quan trọng của giáo dục và những điều cần phải làm trong việc nuôi dạy con trẻ để bắt kịp sự phát phát triển của thế giới.
Tuy nhiên, ở mặt trái của vấn đề, khi mọi thứ phát triển quá nhanh, luôn có những điều bị chúng ta bỏ qua hay những điểm yếu mà một số người nhận thức được nhưng một số người khác thì không.
Có ba vấn đề mà Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu gọi là “ba điểm mù” của giáo dục:
🔺 Điểm mù thứ nhất là việc mọi người tập trung quá nhiều vào các mục tiêu ngắn hạn. Ví dụ như ở trường, liệu học sinh có thể nói tiếng Anh thuần thục khi còn trẻ hay là các cuộc thi, giải thưởng và huy chương? Những thứ đó rất tốt nhưng không phải là tất cả. Và trong nhiều trường hợp thì đó cũng không phải là điều quan trọng nhất. Mục tiêu lâu dài nên là việc phát triển cá tính và tư duy của học sinh. Đó là hạn chế mà chúng ta nên tập trung vào.
🔺 Điểm mù thứ hai là mọi người đang quá vội vã. Đó là cảm giác không chỉ môi trường xã hội hiện tại mang lại mà còn trong nhiều ngành nghề khác. Và bằng cách nào đó, nó dần lan tỏa và ảnh hưởng đến nhịp độ của nền giáo dục. Giáo viên vội vàng, phụ huynh vội vàng và cả những đứa trẻ cũng vội vàng. Họ gần như không có thời gian để dừng lại và đánh giá, ngẫm nghĩ về những chuyện đã và đang xảy ra.
🔺 Điểm mù thứ ba đó là trẻ em ngày nay thiếu đi nền tảng về các mối quan hệ cũng như là trí tuệ cảm xúc. Bởi vì “họ” quá tập trung vào việc học trên trường, bài tập về nhà, học thêm, gia sư và sự cạnh tranh. Họ không có nhiều thời gian kết nối với bố mẹ, ông bà, những thành viên trong gia đình, anh chị em và hành xóm. Đôi lúc họ tự tách mình ra khỏi thế giới thực. Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu cho rằng, những điều đó có thể không quan trọng trong mắt một vài phụ huynh, nhưng về lâu dài lại cực kỳ quan trọng đối với việc trở nên thành công hay hạnh phúc trong tương lai.
Cơn gió mát lành mang tên Giáo dục Tương lai và Đổi mới
Với giáo dục, mọi điều chúng ta nghĩ và làm, dù tốt hay xấu, trước sau gì cũng sẽ len lỏi đến với học trò. Vì vậy, chúng ta cần nhìn nhận sâu sắc và lâu dài về những xu hướng giáo dục, để hiểu làn gió nào nên đón và lọc, cơn gió nào nên để trôi đi.
Đó là lý do vì sao Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu ấp ủ cuốn sách Giáo dục Tương lai và Đổi mới. Anh không ngừng tin tưởng sâu sắc rằng những đổi mới tích cực, đúng đắn, kịp thời của giáo dục cũng giống như những làn gió tươi mát đối với tất cả những ai đang miệt mài dấn thân trên hành trình mưu cầu tri thức và với cả tương lai, vận mệnh của một quốc gia.
Giáo dục Tương lai và Đổi mới ra đời với hy vọng đem đến một góc nhìn về những gì đang “sôi sục” diễn ra với giáo dục trên thế giới, các bài học đột phá, vài bài học “đau thương” và các điển hình đột phá thành công ở những mô hình trường học khác nhau.
Đó là sứ mệnh lan tỏa của Giáo dục Tương lai và Đổi mới, giống điều ngài George de Lama, Chủ tịch tổ chức Eisenhower Fellowships, nhắn nhủ: “Cuộc sống lúc nào cũng chứa đựng vô vàn điều có thể. Trong chuyến đi này, mỗi người sẽ được chạm bởi hàng nghìn khoảnh khắc của sự tử tế. Đây không chỉ là một chuyến đi mà các bạn mở bung đầu óc, nhìn ra thế giới bao la với muôn vàn cơ hội. Đây còn là một chuyến đi mà mỗi người sẽ nhìn sâu vào bên trong, để nhận ra nhiều điều về bản thân và con đường đã chọn.”
162.000đ
180.000đ
-10%HAI TÂM HỒN TRONG ĐÊM + TỤNG CA TÌNH YÊU
1. HAI TÂM HỒN TRONG ĐÊM
Holt, một thị trấn già nua và cổ kính, nơi những cuộc đời trôi qua nhẹ nhàng dường như chẳng để lại dấu vết gì. Nhưng đây là điều đặc biệt: Một buổi chiều tháng Năm, Addie Moore – một bà già góa chồng tuổi ngoài bảy mươi – gọi điện đến nhà ông Louis Waters – một người đàn ông góa vợ ở cách hai dãy phố – đưa ra một đề nghị nghiêm túc: “Tôi đang băn khoăn không rõ ông có cân nhắc đến chuyện thỉnh thoảng sang nhà tôi để ngủ với tôi không?”.
Và cuộc tình già bắt đầu như thế.
Họ đều đã trải qua đời sống hôn nhân như đa số các cuộc hôn nhân “trách nhiệm” khác trong một xã hội hiện đại: có hạnh phúc, có buồn đau, có lạnh lẽo khô khan và cả những hối tiếc.
Cuốn tiểu thuyết cuối đời của nhà văn Kent Haruf xoay quanh cuộc tình của hai người già cô đơn với một tiết tấu chậm mà tinh tế như một khúc nhạc chiều tà. Một tình yêu có bề dị thường của hai tâm hồn đã đối diện với thời xế bóng trong cuộc đời, là những bước chậm rãi cảm nhận sự hồi sinh trong từng nhịp tim, là những khoảnh khắc hồi tưởng và giải thoát cho những ký ức hôn nhân u uẩn và cũng làm xanh lại những chuỗi ngày cô độc, hẩm hiu.
Chống lại định kiến, chống lại sự tàn tạ của thể lý, và trên tất cả, chống lại sự cằn cỗi bên trong, tình yêu được tái tạo đẹp lung linh khi họ cùng nằm trên một chiếc giường, nói với nhau về những giấc mơ tuổi trẻ không thành trong bóng tối bao trùm, khi chứng kiến sự qua đời của những người cùng thời, khi bên nhau ngắm hoàng hôn.
Trong một cuộc tình chóng vánh và đầy ngăn trở, đôi tình nhân của Kent Haruf đã có những nỗ lực xác thịt bất thành, nhưng những giao cảm trong tình yêu đã đưa họ đến một cảnh giới thăng hoa và tinh tế vượt trên cảm giác thỏa mãn ham muốn mà tình dục mang lại.
Và những giao cảm ấy cũng giúp họ chiến thắng cả sự ngăn cách về không gian để thuộc về nhau, trong một cuộc sống mà nhờ có tình yêu, con người đã thực sự tìm thấy sự tồn tại sống động của mình.
Hai tâm hồn trong đêm của nhà văn Kent Haruf (tên tiếng Anh: Our Souls at Night ấn hành 2014, được đạo diễn Ritesh Batra chuyển thể thành phim cùng tên và gây tiếng vang năm 2017).
“Đã có nhiều tiểu thuyết viết về mưu cầu hạnh phúc, nhưng chỉ đến cuốn sách này mới soi rõ được vấn đề.” – The Guardian
“Sự muộn màng – và cơ hội thứ hai – luôn là chủ đề của Haruf. Nhưng ở đây, trong một cuốn sách về tình yêu và hậu quả của nỗi sầu khổ, trong những giờ phút cuối đời mình, ông đã viết ra những biểu hiện mãnh liệt nhất về điều đó… Gói trọn trong chừng 200 trang sách là tất cả những vấn đề phát sinh từ mối tình muộn” – John Freeman, The Boston Globe
2. TỤNG CA TÌNH YÊU
Alain Badiou cho rằng: “Trong sex, xét cho cùng ta ở trong quan hệ với chính ta, ở trung gian của người khác. Người khác được ta sử dụng nhằm khám phá cái thực của khoái lạc. Trong tình yêu, ngược lại, trung gian người khác đáng giá vì chính nó. Chính cái đó là sự gặp gỡ của tình yêu: Ta khởi sự tấn công vào người khác, để làm cho người đó tồn tại cùng ta, đúng như thế”.
Và Tụng ca tình yêu, chính là tụng ca hành trình tìm kiếm sự tồn tại sống động của con người, và chỉ có con người mới có thể tìm thấy được. Alain Badiou cho rằng: “Yêu, đó là vượt qua toàn bộ nỗi cô đơn để lao vào mọi thứ gì trên đời có thể làm cho tồn tại trở nên sống động. Thế giới này, tôi thấy ở đó, theo đường lối trực tiếp, nguồn hạnh phúc mà nhờ ở cùng người khác tôi được hưởng. ‘Anh yêu em’ trở thành: Trong thế giới có nguồn suối cho tồn tại của anh, đó chính là em’”.
“Quả thật thế giới tràn ngập những cái mới và tình yêu cũng phải được gồm vào trong cuộc đổi mới đó. Cần phải tái tạo nguy cơ và phiêu lưu, chống lại an toàn và tiện nghi. Tình yêu luôn luôn là sự có thể dự vào sự sinh ra của thế giới. Vả lại sự sinh ra của một đứa trẻ, nếu nó ở trong tình yêu, là một trong các ví dụ cho khả thể đó.”
“Yêu, đó là vượt qua toàn bộ nỗi cô đơn để lao vào mọi thứ gì trên đời có thể làm cho tồn tại trở nên sống động. Thế giới này, tôi thấy ở đó, theo đường lối trực tiếp, nguồn hạnh phúc mà nhờ ở cùng người khác tôi được hưởng.”
Tụng ca tình yêu ra đời từ một cuộc đối thoại trước công chúng giữa Alain Badiou và Nicolas Truong, vào ngày 14 tháng Bảy năm 2008, trong khuôn khổ hoạt động “Sân khấu ý tưởng”, chuỗi các cuộc gặp gỡ trí thức và triết học của Festival Avignon.
213.000đ
237.000đ
-10%HOA CỦA PHẾ TÍCH
HOA CỦA PHẾ TÍCH
Patrick Modiano là Nhà văn Pháp với hơn 30 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, kịch bản phim,… các tác phẩm của ông đã được dịch 36 thứ tiếng trên thế giới, đạt nhiều giải thưởng danh tiếng, phải kể đến giải Nobel Văn học năm 2014.
“Lối viết văn của Modiano rất dễ đọc. Các tác phẩm của ông trông có vẻ đơn giản bởi vì nó tinh tế, thẳng thắn, đơn giản và rõ ràng. Bạn mở sách đọc một trang, và sẽ nhận ra ngay là sách của ông ta, rất thẳng thắn, câu văn ngắn gọn, không cầu kỳ – nhưng nó rất là tinh vi trong cách đơn giản của nó.”_ Bí thư thường trực của học viện Nobel Peter Englund
Hoa của phế tích là một trong bộ ba tiểu thuyết được phát hành vào năm nay. Từ câu chuyện một đôi vợ chồng trẻ tự sát vì những lí do bí hiểm mở ra một cuộc điều tra, theo đó là những bước chân lần theo những khu phố cũ, những đại lộ, những tòa nhà… đậm dấu tích của quá khứ. Giọng văn chậm rãi với những câu chữ buồn mà đẹp đến nao lòng của Modiano mang đến cho độc giả những dư âm mãi váng vất.
Để từ đó người đọc có thể thấy được văn chương của Patick Modiano là văn chương của ký ức, bất định tương lai.
94.000đ
118.000đ
-20%HỒI KÝ VỀ GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG
HỒI KÝ VỀ GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG
Chuyện nhà của những văn nhân trụ cột Tự Lực Văn Đoàn
Tác giả: Nguyễn Thị Thế
Những bí mật, thăng trầm của gia đình Nguyễn Tường – chiếc nôi sinh ra những văn nhân và chính trị gia quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn hóa, chính trị Việt Nam thế kỷ XX – được tái hiện bằng một giọng văn dung dị, bình thản và chân thực.
—
Bà Nguyễn Thị Thế là thành viên thứ năm trong gia đình Nguyễn Tường, gồm: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Tường Cẩm (Giám đốc báo Ngày Nay), Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh, chủ trương Tự Lực Văn Đoàn; chính trị gia), Nguyễn Tường Long (nhà văn Hoàng Đạo, nhóm Tự Lực Văn Đoàn), Nguyễn Thị Thế (còn gọi là cô Năm Thế), Nguyễn Tường Lân (nhà văn Thạch Lam, nhóm Tự Lực Văn Đoàn) và Nguyễn Tường Bách (bác sĩ).
Với những hồi ức được thể hiện cô đọng và chân thành, cuộc thiên di của gia đình Nguyễn Tường từ Hội An đến Cẩm Giàng (Hải Dương), từ Hà Nội vào Nam (Sài Gòn, Đà Lạt) sau những sự kiện lịch sử… được bà Nguyễn Thị Thế viết lại dưới dạng tập hợp chuỗi bài ngắn; xuất bản năm 1974 tại Sài Gòn. Họa sĩ Tạ Tỵ đã đánh giá đây “không những là một tài liệu chính xác nhất về gia đình Nguyễn Tường, nó còn là một cuốn sách văn học được viết ngoài văn chương”.
Sau hai cuốn sách của tác giả Nguyễn Tường Thiết: Nhất Linh, cha tôi và Căn nhà An Đông của mẹ tôi (Phanbook xuất bản năm 2020 và 2021), thì cuốn Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường của Nguyễn Thị Thế là một tài liệu văn chương quý giá giúp độc giả hiểu hơn về “chuyện nhà” của những văn nhân làm nên Tự Lực Văn Đoàn, một gia tộc sinh ra và nuôi dưỡng những hình mẫu trí thức trong một giai đoạn lịch sử đất nước đầy biến động
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thế (1908 – 1997)
Nguyên quán: Hội An – Quảng Nam
Thuở nhỏ sống ở trại Cẩm Giàng, Hải Dương
Sau 1954, chuyển vào Nam, sống tại Đà Lạt.
Định cư tại Mỹ từ năm 1984 cho đến khi qua đời.
153.000đ
179.000đ
-15%HƯƠNG THƠM QUÊ MẸ – THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH
Thích Nhất Hạnh không chỉ là một thiền sư, một tác giả có sức ảnh hưởng lớn, mà còn là một nhà thư pháp tài hoa.
Thầy viết thư pháp không chỉ để thưởng lãm mà luôn sáng tạo bằng tinh thân chánh niệm nên nó thật đặc biệt, không chỉ tạo nên những nét chữ đẹp về hình, mà còn chứa đựng năng lượng bình an, tỉnh thức và từ bi của thầy.
Những bức thư pháp trong tập sách này hướng người đọc/ thưởng lãm đến phương phá thiền tập. Vì thế, xem thư pháp của thầy là một phương pháp để thiền định, một tiếng chuông chánh niệm kêu gọi ta tìm về nguồn cội để an trú thảnh thơi, vượt thoát những mối bận tâm, lao xao thường nhật.
—–
“Sự sống chỉ có mặt trong phút giây hiện tại. Khi tâm ta an trú trong hiện tại, ta thây hoàng hôn, hoa nở, hoặc tiếng cười của trẻ thơ đều rất đẹp và mầu nhiệm. Thở vào, ta ý thức rằng ta đang còn sống. Thở ra, ta biết phút giây hiện tại là phút giây tuyệt vời”
— Thích Nhất Hạnh—
868.000đ
KHI BỐ CÒN THƠ ( BẢN TRẮNG ĐEN)
“Có khi không nghĩ ra được chuyện nào, tôi lại kể chuyện của những ông bố khác mà tôi biết. Xét cho cùng thì ông bố nào cũng từng là một cậu bé. Do đó các cháu sẽ thấy, không có chuyện nào trong này bịa đặt cả, bởi cậu bé con nào cũng đã từng gặp phải.
Có lẽ tất cả trẻ con đều muốn biết điều gì đã xảy ra với một ông bố khi còn nhỏ.
Nhưng hãy chờ đã! Còn có nhiều điều hơn nữa về cuốn sách này. Mỗi một người trong các cháu có thể tự mình khám phá phần còn lại bởi vì bố của các cháu cũng có thể kể chuyện lúc còn nhỏ và mẹ của các cháu cũng vậy.”
Tác giả.
“Cuốn sách được dệt nên bởi những câu chuyện đầy thú vị và lan tỏa niềm hứng thú lớn lao!”
The Guardian
VỀ TÁC GIẢ
ALEXANDER RASKIN (1914 – 1971)
Nhà văn, nhà biên kịch người Nga.
Khi bố còn thơ xuất bản lần đầu vào năm 1961, gây tiếng vang và được dịch sang tiếng Anh với tựa When Daddy Was a Little Boy.
Tác phẩm được tái bản rất nhiều lần với số lượng lớn; được đánh giá là tác phẩm viết cho thiếu nhi giản dị, trong sáng và có tính giáo dục cao.
96.000đ
120.000đ
-20%KHO ĐỰNG NỖI ĐAU
KHO ĐỰNG NỖI ĐAU
Patrick Modiano là Nhà văn Pháp với hơn 30 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, kịch bản phim,… các tác phẩm của ông đã được dịch 36 thứ tiếng trên thế giới, đạt nhiều giải thưởng danh tiếng, phải kể đến giải Nobel Văn học năm 2014
“Lối viết văn của Modiano rất dễ đọc. Các tác phẩm của ông trông có vẻ đơn giản bởi vì nó tinh tế, thẳng thắn, đơn giản và rõ ràng. Bạn mở sách đọc một trang, và sẽ nhận ra ngay là sách của ông ta, rất thẳng thắn, câu văn ngắn gọn, không cầu kỳ – nhưng nó rất là tinh vi trong cách đơn giản của nó.”_ Bí thư thường trực của học viện Nobel Peter Englund
Kho đựng nỗi đau là một trong bộ ba tiểu thuyết được phanbook phát hành vào năm nay. Một lâu đài tàn phế, một đồng cỏ mọc cao nơi chúng tôi từng cùng nhau thả diều, những di chuyển đi về của những người đàn bà kì lạ,… Những kỉ niệm êm đềm của tôi cùng người em của mình “vừa thoáng qua lại vừa đều khắp”, “vừa kín đáo lại vừa tinh tế hé mở” khắc đều, loang dần lên những trang sách và in hằn trong trái tim người đọc.
Để từ đó người đọc có thể thấy được văn chương của Patick Modiano là văn chương của ký ức, bất định tương lai.
93.000đ
116.000đ
-20%KHÚC THỤY DU
KHÚC THỤY DU
Du Tử Lê, cùng với Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn, Tô Thùy Yên… tạo ra một không gian lãng mạn, khí khái, nhân văn và giàu suy tưởng rất đặc thù của khí hậu văn chương miền Nam và văn chương xa xứ của một thời kỳ đất nước nhiều biến động.
50 bài thơ tình, thơ thế sự đã được phổ nhạc, rất phổ biến của Du Tử Lê trong nửa thế kỷ qua đã được tuyển chọn trong tập thơ này với một sự sàng lọc kỹ lưỡng của chính tác giả và những người làm sách tâm huyết.
Thơ Du Tử Lê, loài thơ được tạo nên bởi phẩm tính thi sĩ mạnh mẽ tới mức, chúng dẫu có mang những khuôn thức, thì nội tại cũng luôn quẫy đạp để tìm cái vô hạn; xác chữ dẫu có khoác vào khái niệm thì cũng chỉ để hướng tới cái tình ý ngoài lời. Và trên đơn vị bài thơ, dẫu được xác định tọa độ bằng những hệ tứ xuyên suốt thì đó cũng chỉ là những tọa độ hư ảo.
Những bài thơ tụng ca nhân tình, quê xứ, yêu đương trong tập thơ này đã là chất men phiêu lãng cất cánh thành ca từ trong những sáng tác nổi tiếng của các nhạc sĩ tài hoa: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng, Đăng Khánh, Trần Duy Đức.
Tập thơ gói lại rất nhiều sáng tác nổi tiếng của Du Tử Lê: Khúc Thụy Du, Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển, Ta tiếc thiên đường mới lập xong, Người từ phương Đông qua,… và cập nhật sáng tác mới nhất của ông: Nuôi người, trang sách thơm.
99.000đ
125.000đ
-21%KÍNH SỢ VÀ RUN RẨY
KÍNH SỢ VÀ RUN RẨY
Từ câu chuyện trong Kinh Thánh Cựu Ước mô tả việc Tổ phụ Abraham tuân lệnh Thiên Chúa, sẵn sàng sát tế con trai mình là Isaac (thường được ngợi ca như một điển tích về sự trung thành vô điều kiện), triết gia Soren Kierkegaard triển khai ba luận đề truy vấn: liệu có tồn tại một sự đình bỏ có tính mục đích luận đối với luân lý hay không?; liệu có tồn tại một bổn phận tuyệt đối với Thượng đế hay không?; Liệu Abraham có thể biện hộ được về mặt luân lý khi che giấu mục đích của mình không cho Sarah, Eleazar và Isaac biết hay không?
Qua đó, ông đưa ra một phép biện chứng hiện sinh, một cái nhìn giải thiêng xuyên qua chân lý, lòng kính sợ, sự xao xuyến, bổn phận và hành động đức tin…
Với Kính sợ và Run rẩy, Soren Kierkegaard bắc một cây cầu suy tưởng nối văn chương, thần học và triết học. Đây cũng là tác phẩm độc đáo, hay nhất và gây tranh cãi nhất của ông; gây kinh ngạc đối với độc giả phổ thông và cả giới nghiên cứu chuyên sâu.
“Kính sợ và Run rẩy là một trong những tác phẩm nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thần học triết lý, văn chương của thế kỷ 19 và thế kỷ 20” – George Steiner
“Bản dịch này – có lẽ là lần đầu tiên của một tác phẩm quan trọng của Kierkegaard sang tiếng Việt – nhuần nhị, say mê không chỉ trong văn phong mà cả trong sự thâm cảm của dịch giả với tác phẩm, bất chấp bao ngăn cách.” – Bùi Văn Nam Sơn.
VỀ TÁC GIẢ
Soren Kierkegaard (1813 – 1885)
Triết gia vĩ đại người Đan Mạch; được xem là ông tổ của Chủ nghĩa Hiện sinh.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Kính sợ và Run rẩy (1843)
- Lặp lại (1843)
- Hoặc là/hoặc là (1843)
- Những mẩu vụn triết học (1844)
149.000đ
186.000đ
-20%KÝ ỨC CỦA KÝ ỨC
Bằng một lối viết pha trộn biên khảo, hồi ức và các bản điều tra, một tiểu thuyết thấm đẫm hoài niệm về thành phố Đà Lạt đã được viết xuống.
Những ngõ hẻm quanh co, những khoảng đồi mù sương, những khúc quanh của biến thiên mất mát, những nhân dạng thoát ẩn thoắt hiện và cả những cuộc tình chóng vánh, vùi trong sương khói tịch mịch… đưa người đọc đi vào một Đà Lạt của hoang phế, u hoài. Thành phố của những cuộc đến và đi, kiếm tìm và trốn chạy.
Ký ức của ký ức là một tiểu thuyết tối giản, với sức hàm chứa sâu rộng, phong cách lịch duyệt và hướng nội. Được sinh ra để dành riêng cho Đà Lạt và người yêu Đà Lạt.
THÔNG TIN SÁCH:
93.000đ
116.000đ
-20%Lắng nghe hơi thở
LẮNG NGHE HƠI THỞ:
ĐỂ CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG BÊN TRONG BẢN THÂN MÌNH
Lời tựa của nhà văn Trương Thanh Thùy cho Lắng nghe hơi thở:
Lắng nghe hơi thở của Lưu Đình Long chia ra làm hai phần – Lắng nghe chính mình và Hạnh phúc trong Giáo Pháp.
Khi đọc những dòng Lưu Đình Long viết về một hay một vài con người tìm thấy bình an, hạnh phúc thông qua giáo pháp, người đọc thấy dễ chịu, dễ hiểu và gần gũi đến lạ lùng. Cũng có thể, vì Long đủ khéo để mượn những thứ rất đời, rất người, rất thơ làm tiền đề mở ra cảm giác hạnh phúc của một người giác ngộ, nên khi đọc không cảm thấy “sợ” hay “gồng” trước những triết lý cao siêu.
Lưu Đình Long mượn một câu thơ, một vật thể rất hay gặp – nhưng rất ít tác giả nào muốn dùng đến – là thùng rác, hay một vấn đề nhức nhối hiện nay – đại dịch Covid… để nói ra những suy nghiệm của bản thân, và lồng ghép rất khéo, rất ngọt giáo lý Phật giáo vào, khiến mọi thứ thành ra rất tự nhiên, khiến người đọc phải bất ngờ, hóa ra Phật pháp lại gần gũi đến vậy.
Văn của Lưu Đình Long khiến người ta trăn trở ở từng câu, từng chữ. Không cần phải “đao to búa lớn” gì đâu, chỉ cần là chuyện ai cũng có những phút yếu lòng, chỉ cần là chuyện chúng ta đã từng quên những gì trong đời… đủ khiến người đọc phải khựng lại và tự hỏi, mình vô tâm đến thế sao, mình yếu đuối như vậy à?
Lưu Đình Long không thích viết tốt về mình, nói đúng hơn, anh thích viết về những thứ mà bản thân khi nghĩ lại thấy có lỗi, thấy nuối tiếc. Có lẽ vì thế mà phần mở đầu này khiến người đọc phải ngẫm ngợi, phải nghĩ suy. Vì giống mình – giống cả sự thờ ơ, vô tâm và cả những “giá mà”, “nếu như” khi nghĩ về quá khứ lúc buộc phải tạm dừng trang sách lại.
Nhưng cũng “may” là Lưu Đình Long đã mở ra vài gợi ý cho độc giả, về cách thương quý bản thân hơn, thông qua một trang thư, thông qua một lời cảm ơn, và cả thông qua một lời xin lỗi tự mình dành cho mình… Có thể xem những tác phẩm nhỏ ấy là đoạn ngân, không chỉ cho phần mở đầu mà là cho cả tập sách. Và xuất sắc nhất, có lẽ là khi Long tự nói với bản thân, cũng như chia sẻ với độc giả của anh về việc tự nương tựa chính mình. Lời chia sẻ ấy rất giản dị, nhưng chân thành và sâu sắc.
Lưu Đình Long không chọn cho mình cách viết hoa mỹ, dù biết anh có thừa từ ngữ để làm điều ấy. Nên, nếu nói văn của Long “đẹp” thì phải nói đến cái đẹp của dư âm để lại cho người đọc chứ không phải cái đẹp của ngôn từ. Long cũng không viết kiểu chân chất, “bình dân” để có thể mở sách ra là tiếp cận ngay được.
Khó để mô tả đúng cách viết của Lưu Đình Long, vì mọi thứ anh viết ra rất bất chợt, rất cảm hứng – thậm chí, thi thoảng là tài tử – nhưng luôn chứa đựng nhiều suy tư.
Mời độc giả bước vào những trang sách của Lắng nghe hơi thở, nơi có thể gợi mở bạn đến với những lắng đọng khó quên!
——
Các tựa sách đã xuất bản của tác giả Lưu Đình Long:
1. Như mây thong dong
2. Như gió an lành
3. Tâm kinh mình thuyết cho mình
4. Lắng nghe hơi thở
88.000đ
110.000đ
-20%