Giao hàng miễn phí
Đơn hàng trên 500.000đ
Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
Thanh toán tại nhà
Hỗ trợ 24/7
Hot Line: +0123.4568.89
Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm

Sách Tiếng Việt

Hiển thị 121–135 của 216 kết quả

Sách Vui cùng Sen sún: Rước Đèn Trung Thu

Khơi gợi niềm vui, sự háo hức

“Rước đèn” là hoạt động truyền thống trong đêm Trung thu, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Nhan đề gợi lên hình ảnh những em nhỏ rước đèn đầy háo hức, vui vẻ trong đêm trăng rằm với những chú lân dí dỏm, tiếng trống dồn dập và ánh trăng sáng văng vắc dõi theo mọi người.

Thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống

“Rước đèn Trung thu” không chỉ là một ngày lễ Trung Thu bình thường, nó còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam. Nhan đề giúp lưu giữ và truyền tải nét đẹp văn hóa này đến thế hệ tương lai của đất.

 Gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp

Nhan đề góp phần gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Gọi tuổi tuổi thơ về với những niềm vui nhỏ ngày tập múa lân, sự bồi hồi khi ăn bánh Trung Thu cùng gia đình, xúc động vì những khoảnh khắc ngày xửa ngày xưa trong mỗi người.

30.000đ

Sách Vui Cùng Sen Sún: Tết Vui No Ấm

1. Vui Cùng Sen Sún: Tết Vui No Ấm. Giới thiệu Tầm quan trọng của ngày tết truyền thống

Ngày Tết truyền thống hay còn được gọi là Tết Nguyên đán không chỉ là dịp lễ quan trọng nhất trong năm đối với nhiều người dân châu Á, đặc biệt là người Việt, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về mặt văn hóa và tinh thần. 

Tết không chỉ là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mà còn là biểu tượng của sự đoàn tụ, tái sinh và hy vọng. Đối với các em nhỏ, ngày Tết truyền thống còn là cơ hội để các con được thoải mái vui chơi, được mặc quần áo mới, được đi chúc tết và được nhận các lì xì. 

2. Thông tin về Sách Vui Cùng Sen Sún: Tết Vui No Ấm

✩ Bộ sách tương tác: Vui Cùng Sen Sún (12 quyển)

✩  Tên Nhà Phát Hành: CTCP Việt Nam Tốt Đẹp

✩  Tác giả: Việt Nam Tốt Đẹp chủ biên

✩  Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức và CTCP Việt Nam Tốt Đẹp liên kết xuất bản.

✩  Kích thước: 19 x 26 cm

✩  Hình thức: Bìa mềm

✩  Số trang: 28 trang kèm 2 trang stickers

✩  Năm Xuất Bản: 2023

3. Bộ truyện Vui cùng Sen sún: Tết Vui No Ấm

Tết Vui No Ấm là quyển thứ 4 vừa mới ra mắt trong bộ truyện Vui cùng Sen sún. Nhân dịp tết đến xuân về, đây cũng là món quà ý nghĩa bố mẹ nên dành tặng cho con mình như một cách để giáo dục, rèn luyện khả năng đọc và tư duy cho con. 

35.000đ

Sách Xuất hành – Đức Chúa Sẽ Vượt Qua

Một cách khái quát, tác phẩm Xuất hành bắt đầu kể lại cảnh con cái Ít-ra-en sống bên Ai-cập. Rồi một vị vua mới không biết Giu-se, người đã giúp Ai-cập thoát khỏi nạn đói khát, áp bức con cái Ít-ra-en và bắt họ làm nô lệ (Xh 1,1-22). Đoạn mở đầu này ví tựa phần chuyển tiếp giữa chuyện gia đình các tổ phụ đã được kể nơi tác phẩm Sáng thế và chuyện của một dân sẽ được kể ở Xuất hành. Rồi Xuất hành kết thúc với việc mô tả “vinh quang Đức Chúa tràn ngập Nhà Tạm” ở núi Xi-nai (x. Xh 40,34-38), nghĩa là Thiên Chúa là Đấng uy quyền giải thoát Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập cũng là Đấng dấn bước đến ở giữa dân Ngài trong Nhà Tạm. Như vậy, từ phần mở đầu tới phần kết thúc, tác phẩm Xuất hành thuật lại chặng đường Ít-ra-en đi từ Ai-cập tới núi Xi-nai. Vậy, dựa vào tiêu chuẩn không gian này, đa số các học giả chia sách Xuất hành làm ba phần: • Ra khỏi Ai-cập (Xh 1,1 – 15,21) • Từ Biển Sậy tới núi Xi-nai (Xh 15,22 – 18,27) • Quanh núi Xi-nai và Giao ước (Xh 19 – 40).

89.000đ

99.000đ

-10%

Sách Yên Bái đêm đỏ lửa

212.500đ

250.000đ

-15%

Sách Yên Bái đêm đỏ lửa

YÊN BÁI ĐÊM ĐỎ LỬA – (La nuit rouge de Yen Bai)

Đêm 9 rạng ngày 10/2/1930, Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa không chỉ đánh thức lòng yêu nước của toàn dân tộc mà còn làm rung chuyển nước Pháp… Cuộc khởi nghĩa này đã được một sĩ quan quân đội Pháp ghi chép lại qua cuốn sách:  Yên Bái Đêm Đỏ Lửa (La nuit rouge de Yen Bai)

Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc nổi dậy bằng vũ trang bùng phát tại Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức và lãnh đạo nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của Bắc Kì vào đêm mùng 9, rạng ngày 10 tháng 2 năm 1930. Dù nhanh chóng bị thất bại do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan nhưng cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước, ý chí căm thù của dân tộc ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.

Cuốn sách Yên Bái Đêm Đỏ Lửa (La nuit rouge de Yen Bai) của tác giả có bút danh Bốn Mắt, một sĩ quan quân đội Pháp, đã phân tích nguyên nhân dẫn đến vụ bạo động này. Ông đề cập chủ yếu đến những nguyên nhân chủ quan từ phía quân đội Pháp và trách nhiệm của nhà cầm quyền Đông Dương thời đó. Với cái nhìn sắc sảo, khách quan, với đầu óc quan sát tỉ mỉ, cụ thể, cộng với sự phân tích mang tính khoa học của một nhà quân sự, tác giả đã đưa ra những nhận định tổng quan về tình hình Bắc Kì lúc đó. Những phân tích và đánh giá của ông khá bao quát, từ vị trí địa lí các vùng miền, từ tâm tính, đặc điểm của con người đến những giá trị đạo đức và tinh thần dân tộc.

Báo cáo của mật thám Đông Dương gửi Toàn quyền Đông Dương và Bộ Thuộc địa số 2037, phông RST/NF đã viết: “Việt Nam Quốc dân Đảng đã thành công trong việc tổ chức và đánh ngay vào quân đội mà đội quân ấy được thành lập dành cho mục đích thực hiện chức năng đàn áp và sự kiện lịch sử này đã giáng một đòn đặc biệt nghiêm trọng vào chính quyền thuộc địa…”.

Nhà thơ cộng sản Pháp Louis Aragon xúc động trước cuộc khởi nghĩa Yên Bái với những tấm gương yêu nước và tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam đã viết:

“Yên Bái,
Đây là điều nhắc nhở ta rằng,
không thể bịt miệng một dân tộc
mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ”
.

“Yên Bái,
Xin gửi tới những người anh em da vàng lời nguyền này,
để mỗi giọt cuộc sống các bạn đều tràn máu của một tên Varenne”
.

212.500đ

250.000đ

-15%

Sách-Lịch sử tên đường phố Sài Gòn-Năm 2024

Giới thiệu sách Lịch sử tên đường phố Sài Gòn

Đường phố Sài Gòn – Những ký ức thân thương

Nhắc đến tên gọi của những con đường Sài Gòn xưa là nhắc đến tên những vị anh hùng, những vĩ nhân có công lao dẫn dắt, kiến tạo một thành phố nguyên sơ với “Đầm lầy và những khóm tre dày mọc tự do. Những người bản địa sống trong những túp lều ọp ẹp, tồi tàn, trên những chiếc nhà sàn yếu ớt dọc theo các con kênh…”

lich-su-ten-duong-pho-sai-gon

Sách – Lịch sử tên đường phố Sài Gòn.

Trước khi đi vào chi tiết từng tên đường và tiểu sử các vĩ nhân có tên đặt cho con đường thì những trang đầu tiên “miêu tả” về những “đồn đoán tương lai thành phố này”: “Nghiên cứu về lịch sử đô thị Sài Gòn cho thấy rằng những cư dân đầu tiên tin tưởng tuyệt đối vào sự phát triển của thành phố. Niềm tin cho sự phát triển của thành phố trong tương lai chính là dựa vào những tuyến đường huyết mạch, đó cũng là suy tính khôn ngoan của Đô đốc Rigault De Genouilly.”

“Khi người Pháp đến, một vài đường phố đã tồn tại sẵn ở đó, như những con đường chạy dọc theo Arroyo Chinois (kênh Tàu), các con đường huyết mạch như Catinat (Đường Đồng Khởi ngày nay), Paul-Blanchy (Đường Hai Bà Trưng ngày nay) và đại lộ Luro (Đinh Tiên Hoàng ngày nay) hoặc đại lộ Citadelle (đường Tôn Đức Thắng ngày nay). Họ rải đá để từng bước phát triển những con phố này.”

“Năm 1865, tình hình đã đi theo chiều hướng thuận lợi, Sài Gòn đã có một bước tiến đột phá: Đường phố mới được mở ra, nhiều cao ốc mọc lên, quy hoạch thành phố đã thu hút nguồn lao động.”

“Đường phố Sài Gòn là tiêu chí để đánh giá sự sáng tạo và nổ lực của người Pháp trong 80 năm, những cung đường ở Sài Gòn sẽ chứng minh rằng “thiên tài thuộc địa” không phải là một từ vô nghĩa…”

Hơn ¾ cuốn sách trình bày về tất cả những công trình đường phố, quảng trường, bia, tượng đài, công viên, v.v… ở Sài Gòn, và đặc biệt chú trọng vào tên của các tuyến đường, nêu bật cuộc đời và sự nghiệp của các vĩ nhân để biết được lý do vì sao con đường mang tên của họ.

Mỗi con đường được đề cập đến đi theo các nội dung:

  • Mô tả về vị trí, hướng các đường phố;
  • Lịch sử ngắn gọn của đường phố, các tòa nhà liên quan hay tòa nhà tọa lạc trên các con đường;
  • Tiểu sử của nhân vật đặt tên cho những con đường.

Tiểu sử của mỗi nhân vật được kèm theo danh sách các tác phẩm của nhân vật đó.

Sách có tại Nhà sách An Thư
Fanpage: Anthubooks/fanpage

268.000đ

315.000đ

-15%

Sáng Tác Của Francois Rabelais Với Nền Văn Hóa Dân Gian Trung Cổ Và Phục Hưng

Trên giá sách của các nhà nghiên cứu văn hóa và văn học của chúng ta vừa xuất hiện một cuốn sách rất có giá trị, cuốn: Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hoá dân gian Trung cổ và Phục hưng (1) của nhà triết học, nhà ngữ văn học xuất chúng người Nga M. M. Bakhtin. Công trình này cũng như nhiều tác phẩm khác của Bakhtin đã từng được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ chủ yếu của thế giới. Di sản lý luận của Bakhtin bước đầu được giới thiệu ở Việt Nam khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Đến đầu những năm 90, lý thuyết về đối thoại, đa thanh đã được giới thiệu một cách hệ thống với sự đóng góp nổi bật của hai nhà nghiên cứu Trần Đình Sử và Phạm Vĩnh Cư (2). Có thể nói, việc tiếp nhận lý thuyết của Bakhtin đã tạo được những bước chuyển lớn trong đời sống nghiên cứu, phê bình, mở ra nhiều hướng tiếp cận hứa hẹn. Nhưng phải đến một thập kỷ sau, cũng là hơn một nửa thế kỷ khi nó được viết ra, công trình lớn nhất của Bakhtin mới đến được với công chúng Việt Nam. Với cuốn này, người đọc Việt Nam được tiếp cận đầy đủ lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực nghịch dị mà hạt nhân cơ bản là tiếng cuời lưỡng trị  trong nền văn hoá trào tiếu dân gian. 

Đây thực sự là một công trình đồ sộ. Với một chương Dẫn luận và bảy chương khảo sát di sản của Rabelais trong sự gắn kết với nền văn hoá trào tiếu dân gian Trung cổ và Phục hưng, Bakhtin đã đưa ra một mô hình mỹ học nghịch dị và chứng minh một cách thuyết phục qua những sáng tác của Rabelais. Với lý thuyết của Bakhtin, lần đầu tiên mỹ học nghịch dị mới được thực sự khẳng định, trở thành một nhánh song song với mỹ học cổ điển, phát triển và tạo nên trường ảnh hưởng tới đời sống sáng tác và phê bình văn hoá nghệ thuật. 

Tiếp cận với lịch sử vấn đề nghiên cứu Rabelais, Bakhtin nhận thấy sự lệch lạc của các nhà khoa học đi trước khi họ không thể cắt nghĩa một cách thuyết phục các yếu tố “dâm tục” trong sáng tác của Rabelais dẫn tới việc không thể lý giải được tầm vóc vĩ đại của ông trong lịch sử văn hoá châu Âu. Bakhtin đã chỉ ra hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: có quan niệm hẹp hòi về tính dân gian và văn hoá dân gian đã dẫn đến việc không thu nạp vào khuôn khổ của nó loại văn hoá quảng trường và tiếng cười dân gian với tất cả biểu hiện phong phú của nó; chưa coi “nhân – dân – cười – quảng – trường” là đối tượng chuyên biệt dưới các góc nhìn văn hoá – lịch sử, sáng tác truyền khẩu và sáng tác thành văn. Đó là một hình thức quy chụp văn hoá trào tiếu dân gian vào điều kiện văn hoá tư sản và mỹ học của thời đại mới, tức là hiện đại hoá nó. Vì vậy, Bakhtin nêu ra yêu cầu  phải đặt văn hoá trào tiếu vào chính vị trí của nó bằng việc đi sâu nghiên cứu những nguồn gốc dân gian của Rabelais, đặt vấn đề về nền văn hoá trào tiếu dân gian thời trung cổ và phục hưng, xác định dung lượng và nhận định tính đặc thù của nó để xây dựng lý thuyết về tiếng cười lưỡng trị. 

Đặt Rabelais trong lịch sử tiếng cười (Chương I), trong thế đối diện thường xuyên với văn hoá chính thống trang nghiêm, trên cả ba loại hình: 1,- những hình thức nghi lễ – diễn trò (kiểu lễ hội giả trang – canaval và trò diễn trào tiếu công cộng); 2,- các tác phẩm ngôn từ trào tiếu (bằng tiếng Latinh và các thứ tiếng dân dã); 3,- Những hình thức và thể loại đặc thù của ngôn ngữ suồng sã quảng trường (mắng chửi, nguyền rủa, thề bồi, các lối nói chế nhạo dân gian…), Bakhtin chỉ ra ba hình thức biểu hiện cơ bản của văn hoá trào tiếu trung cổ chưa được nghiên cứu với từ phổ là hình thức nghi lễ – diễn trò hội giả trang, tức là ngoài cái chỉnh thể thống nhất của văn hoá trào tiếu dân gian trung cổ. Vấn đề văn hoá ấy hoàn toàn chưa được đặt ra. Nó chưa được tìm hiểu với ý nghĩa là kiểu hình tượng trào tiếu đặc thù. Từ đó, tìm hiểu kiểu hình tượng trào tiếu này là nhiệm vụ trung tâm của công trình để giải mã hiện tượng Rabelais và đặt nền móng cho một hướng tiếp cận nền văn hoá trào tiếu dân gian cũng như những dư hưởng của nó trong đời sống văn hoá nghệ thuật sau này.

Các hình thức nghi lễ – diễn trò dân gian được tổ chức theo nguyên tắc tiếng cười được truyền thống linh thiêng hóa trong thế đối lập thường xuyên với nguyên tắc trang nghiêm của các nghi lễ chính thống. Nó làm nên trạng thái hai thế giới, một nét đặc thù của văn hóa Trung cổ, mà trong xu thế phát triển, tiếng cười phi chính thống dần dần trở thành “những hình thức cơ bản để biểu đạt cảm quan thế gới của dân gian, biểu đạt văn hóa dân gian”. Gần với các hình thức nghệ thuật hình tượng kiểu như trò diễn kịch trường, hòa tan vào đám hội, nó đứng ở đường biên của nghệ thuật sân khấu – diễn trò và cuộc sống. Ở đó, không có sự phân biệt giữa người diễn và người xem mà nếu như cố tạo một “khoảng cách kịch trường” thì vở diễn sân khấu sẽ bị phá vỡ. Kết quả, tiếng cười đã làm cho hội giả trang mang tính toàn dân, trở thành lễ hội của tất cả mọi người, dù muốn hay không con người cũng không thể trốn tránh. Quy luật tự do hội hè làm cho con người được cảm thụ sống động cuộc sống và như được thoát ly nhất thời khỏi những thể chế của cuộc sống thông thường. Vì thế, ở hội giả trang, bản thân cuộc sống chơi dỡn và diễn trình một hình thức sinh tồn khác của mình, hình thức tự do, diễn trình sự tái sinh và tự đổi mới mình trên những cơ sở tốt đẹp nhất mà nó tạo ra, một hình thức tái sinh lý tưởng của nó. Điều đó cho thấy bản chất của hội giả trang: bản thân cuộc sống diễn trò còn trò diễn thì nhất thời trở thành bản thân cuộc sống. Một cuộc sống thứ hai của nhân gian được tổ chức trên cơ sở tiếng cười, cuộc sống hội hè của nhân dân. 

Tồn tại trên cơ sở cái hòa đồng cái lý tưởng không tưởng và cái hiện thực nhất thời trong cảm quan thế giới hội hè, hội giả trang tạo được một không khí bình đẳng, xóa bỏ ngôi thứ đẳng cấp; chế tác ra những hình thức ngôn từ và cử chỉ quảng trường không có khoảng cách giao tiếp. Ngôn ngữ trong hội giả trang, vì vậy, tạo được một một phong cách ngôn từ hội hè – quảng trường đặc thù với logic đảo ngược, lộn trái bằng các hình thức giễu nhại, hý phỏng, hạ bệ, giải thiêng… Tất cả nhằm tạo nên một “thế giới lộn ngược” so với thực tại thông thường. Sau này, khi đi vào các tác phẩm ngôn từ trào tiếu, ngôn ngữ đó vẫn thấm đẫm cảm quan hội hè và sử dụng rộng rãi ngôn ngữ của các hình thức và biểu tượng của hội giả trang. Tuy nhiên, do được ra đời dưới sự bảo trợ các quyền tự do được hợp pháp hóa của hội giả trang nên đa số các tác phẩm này gắn bó với lễ hội, trực tiếp tạo thành phần văn chương của ngày hội đó. Nó trở thành văn học giải trí nhờ tiếng cười hội hè lưỡng trị trong cái nhìn tự do, dân chủ về thế giới. Tiếp cận với biểu hiện phong phú và độc đáo này của hội giả trang, Bakhtin nhận định: Nếu không hiểu loại ngôn ngữ đặc thù đó thì không thể hiểu một cách đích thực hệ thống hình tượng của Rabelais, không hiểu được đầy đủ nền văn học Phục hưng và Barouc, thậm chí cả những học thuyết và thế giới quan bấy giờ. 

Ngôn ngữ hội hè là một biểu hiện sinh động và chân thực của thế giới phi chính thống trong ngày hội nên nó không phải là kiểu dạng ngôn ngữ thuần khiết, có thể chuẩn mực hóa và tách rời đời sống. Nó luôn gắn với những hình tượng nghịch dị, làm thành hai mặt biểu hiện của cảm quan hội hè. Trái với mỹ học cổ điển, Bakhtin nhận thấy những dấu hiệu đặc thù của kiểu hình tượng trào tiếu này, qua mật độ dày đặc những nhân tố vật chất – xác thịt, di sản của quan niệm thẩm mỹ về sinh tồn đặc thù của văn hóa trào tiếu. Ông đã gọi một cách ước lệ quan niệm thẩm mỹ ấy là chủ nghĩa hiện thực nghịch dị. 

Với quan niệm thẩm mỹ này, thân xác không dung tục mà mang tính vui tươi và tốt lành, mang tính vũ trụ và tính toàn dân, không bị cá thể hóa và phân lập. Nó góp phần xác lập tính chất vui tươi hội hè trong mô hình hai thế giới thời trung cổ chứ không phải tính thường nhật, đời thường của nó. Vì thế, đặc điểm chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị theo quan niệm của Bakhtin là hạ thấp, tức là hoán đổi tất cả những gì cao siêu, tinh thần, lý tưởng, trừu tượng sang bình diện vật chất – xác thịt trong sự thống nhất không tách rời của bình diện mặt đất (trần thế) và thân xác. Đó là hình thức xác quyết để hạ thấp và vật chất hóa cái bị cười. Có điều sự hạ thấp ở đây không mang tính hình thức và tính tương đối. Nó dựa vào ý nghĩa tuyệt đối, ý nghĩa định vị nghiêm ngặt của phần trên và phần dưới trong quan niệm chính thống để thực hiện phép hoán cải nhưng không nhằm mục đích triệt tiêu mà xác lập tính nhị chức năng, vừa phủ định vừa khẳng định: phủ định để tái sinh. 

Trong trạng thái nguyên hợp ấy, hình tượng nghịch dị thâu tóm hiện tượng ở trạng thái biến chuyển, biến hóa chưa hoàn kết, ở thời điểm chết đi và ra đời, tăng trưởng và đổi thay. Quan hệ với thời gian, với sự biến hóa trong tính hai chiều trở thành đặc điểm cấu thành không thể thiếu ở kiểu hình tượng nghịch dị. Cảm quan và ý thức về thời gian là cơ sở sâu xa cho suốt quá trình phát triển của kiểu hình tượng này. Sơ khởi là một sự song hành đồng thời của hai quá trình đối nghịch: khởi nguyên và kết thúc, sinh và tử… Thời gian ở đấy, vì vậy, dĩ nhiên mang ý nghĩa tuần hoàn. Song trong quá trình phát triển, cảm quan về thời gian được rộng mở và khơi sâu, thu hút vào quỹ đạo của nó cả những hiện tượng xã hội – lịch sử, tính tuần hoàn được khắc phục và nâng lên cấp độ thụ cảm lịch sử. Tính hai chiều ở chúng đã trở thành một phương diện nghệ thuật – tư tưởng, nhất là trong thời đại Phục hưng. Ở đây, hình tượng nghịch dị đã mang tính “nước đôi” và mâu thuẫn với quan niệm của mỹ học cổ điển, có cội nguồn từ mỹ học Hy – La với hạt nhân là quan niệm sự sinh tồn luôn hoàn chỉnh và hoàn kết. Còn ở phương diện biến hóa của thể xác, thân thể nghịch dị trở thành yếu tố cơ bản để xây dựng hình tượng. Thân xác không được thể hiện ở dưới dạng hoàn tất xong xuôi, nó luôn mang đặc điểm “hai thân thể trong một thân thể”, tức luôn là một giá trị hai mặt: về mặt hình thức, nó xấu xí, méo mó, phình rộp, vặn vẹo…; về mặt thời điểm xuất hiện, nó ở trạng thái gần nhất của sự ra đời hay mất đi. Tính hai chiều khiến thân xác trở thành nhân tố có vai trò phát huy ảnh hưởng, quyết định hình thức tổ chức trực tiếp tới toàn bộ ngôn ngữ, văn phong, cách cấu tạo hình tượng của văn học trào tiếu, để thể hiện thật cởi mở và năng động trong thế tương đồng với các hình thức hạ bệ, giải thiêng của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị. Qua sự khảo sát ngôn ngữ và hình tượng nghịch dị trong sáng tác của Rabelais, được triển khai ở nhiều cấp độ từ chương II đến chương VII, Bakhtin kết luận: với những quy phạm khác nhau, chủ nghĩa hiện thực nghịch dị là đối trọng của chủ nghĩa hiện thực cổ điển. Nhiệm vụ đặt ra là phải phục chế lại quy phạm nghịch dị với ý nghĩa đích thực của nó, phải đo quy phạm nghịch dị bằng thước đo của chính nó. 

Từ chỗ là một kiểu hình tượng cổ xưa nhất, đã từng phát triển rực rỡ thời hậu kỳ Hy – La, tuy không được định danh và biện giải, thậm chí ở thời cổ điển đã có lúc bị tẩy chay nhưng sức sống của nó là vô cùng bền vững. Để sang thời kỳ ánh sáng, trong xu hướng mất dần của lễ hội, quảng trường, hình thức nghịch dị hầu như đã trở thành truyền thống văn học thuần túy vẫn bị lợi dụng theo những khuynh hướng khác nhau cả trong sáng tác và phê bình. Tuy nhiên dư hưởng của nó là không nhỏ, hình thức nghịch dị vẫn thực hiện một chức năng tương tự: hợp lệ hóa tính hư cấu tự do, cho phép kết hợp những cái trái ngịch và xích gần lại những cái xa cách, giúp giải phóng ý thức con người khỏi quan điểm chính thống về thế giới, khỏi mọi sự ước lệ, mọi chân lý khuôn sáo, khỏi tất cả những gì là bình thường, quen thuộc, được mọi người thừa nhận. Nó cho phép nhìn thế giới bằng con mắt mới, nhận thấy tính tương đối của mọi thực tại hiện hữu và khả năng có thể có một trật tự thế giới hoàn toàn khác. Ở cả những biểu hiện đương thời hay những dư hưởng sau này, theo Bakhtin, quy phạm của nó, cái thước đo khiến nó có thể phát triển và phát huy ảnh hưởng nằm ở nguyên tắc tiếng cười lưỡng trị, với tất cả biểu hiện phong phú và phức tạp của nó. 

Tiếng cười lưỡng trị luôn hiện diện và luôn là yếu tố then chốt của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị. Tại quảng trường hội hè, “nhân – dân – cười – nơi – quảng – trường” đã xóa bỏ những rào chắn về ngôi thứ để hình thành một kiểu giao tiếp đặc biệt vừa lý tưởng vừa hiện thực, tuy hướng đến ý nghĩa không tưởng nhưng là biểu hiện của chiều sâu thế giới quan trung cổ. Ở đường biên giữa cuộc sống và nghệ thuật, trong những trò diễn sân khấu, kiểu hình tượng nghịch dị đem đến tiếng cười từ hình thức, cử chỉ đến ngôn ngữ mà nó sử dụng. Cuộc sống tự diễn trò hạ bệ để tái sinh đem đến thuộc tính tiếng cười hội hè; nhằm vào mọi thứ và mọi người đem đến thuộc tính toàn dân và phổ quát; cả hai thuộc tính này đều mang cảm quan nhất nguyên về thế giới đem đến thuộc tính hai mặt, vấn đề cốt tử của tiếng cười hội giả trang. Phân tích bản chất của tiếng cười này, Bakhtin nhấn mạnh hai thuộc tính:

1,- Tiếng cười nhằm vào cả bản thân người cười, là một phương diện quan trọng để khu biệt nó với tiếng cười trào phúng thuần túy của thời đại mới (tiếng cười phủ định một chiều). Trong tiếng cười hội hè, nhân dân không loại mình ra khỏi chỉnh thể thế giới luôn chuyển biến. Họ biết mình không hoàn bị nên cũng cần phải chết đi và đổi mới;

2,- Tiếng cười hội hè có tính thế giới quan và tính không tưởng trong sự hướng tới cái tối cao ở đó. Nghĩa là nó vẫn còn rơi rớt tiếng cười nhạo báng thần linh (của một thế giới đa thần giáo). Kết quả, những yếu tố thờ phụng hạn hẹp, những nghi lễ trang nghiêm chính thống sẽ bị tiêu tan, chỉ còn lại cái toàn nhân loại, cái phổ biến và cái không tưởng. Tiếng cười lưỡng trị, vì thế, không chỉ đơn thuần là biểu hiện của một hiện thực chưa hoàn kết, phóng khoáng và vui nhộn, hầu như để vui cười mà nó còn là biểu hiện sâu sắc của cảm quan về thế gới của con người cổ trung đại. 

Với lý thuyết về tiếng cười lưỡng trị, Bakhtin đã tiếp cận và lý giải một cách thuyết phục sự vĩ đại của Rabelais qua di sản mà ông để lại, điều mà các nhà nghiên cứu đi trước chỉ cảm nhận mà không chỉ ra được. Vì vậy, việc chuyển ngữ tác phẩm Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng vừa có ý nghĩa đem đến một sự hiểu biết đúng đắn và mới mẻ về Rabelais vừa cung cấp một mô hình lý thuyết ưu việt để nghiên cứu nền văn hóa trào tiếu dân gian và những dư hưởng của nó. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn hóa và văn học Việt Nam. Nhiều hiện tượng văn hóa Việt Nam có thể được giải thích từ lý thuyết về tiếng cười lưỡng trị của Bakhtin, chẳng hạn như trường hợp thơ của Hồ Xuân Hương,… Bản dịch tiếng Việt công trình này đã mang đến cho người đọc niềm hứng khởi nhờ mọt thứ ngôn ngữ uyển chuyển diễn đạt sáng rõ những tư tưởng mới lạ, uyên bác của tác giả./. 

Hà Nội, tháng 04/ 2007
Đoàn Ánh Dương

630.000đ

700.000đ

-10%

SỰ VẬN HÀNH CỦA TÂM – CHÂN ĐOAN NG

Tôi hết sức vui mừng khi biết Sư cô Đoan Nghiêm cho xuất bản cuốn sách về Duy Biểu học có tên Sự vận hành của Tâm. Năm 2020, nghe nhiều cư sĩ muốn học môn học này nên Sư cô đã nhận lời mở lớp dạy trên mạng internet, giữa mùa dịch Covid-19. Cuốn sách này là thành quả của lớp học đó.

Nhiều năm qua, không ít lần tôi đã “thúc” Sư cô Đoan Nghiêm viết sách. Khi mới về Làng để tập sự xuất gia năm 1992, tôi đã thấy Sư cô dùng hết thì giờ riêng của mình để đánh máy những Lá thư Làng Mai và nhiều cuốn sách của Sư Ông. Trước khi in một Lá thư Làng Mai hay cho xuất bản một tác phẩm, Sư Ông luôn đọc lại và nhuận văn rất kỹ. Qua mỗi cuốn sách của Sư Ông, tôi nghĩ Sư cô Đoan Nghiêm thu lượm được rất nhiều từ cách Sư Ông nhuận văn và sửa bài. Càng về sau Sư Ông càng tin tưởng Sư cô, và thường giao cho Sư cô nhuận văn những bài pháp thoại của Sư Ông để xuất bản thành sách. Ấy vậy mà nói đến viết sách thì Sư cô luôn từ chối.

Tôi nghĩ Sư cô Đoan Nghiêm từ chối viết sách, có lẽ vì Sư cô là một người thích hoạt động hơn là viết lách. Khi mới xuất gia, tôi, Sư cô Tuệ Nghiêm và nhiều sư em khác thường đi theo Sư cô để học đủ thứ. Học đủ thứ, vì môn gì Sư cô cũng dạy được. Trong lớp tiếng Hán của Sư cô, chúng tôi học hát tiếng Hoa, học viết chữ Hán với bút lông. Trong lớp xướng tán, Sư cô đem theo máy để thâu phim, và cho chúng tôi xem lại chính mình dâng hương như thế nào, giọng xướng ra sao để mà biết sửa. Với sự sáng tạo, cách Sư cô dạy rất mới, rất vui, dễ hiểu và dễ hành. Học mà giống như chơi. Các bạn sẽ cảm được điều đó khi đọc tác phẩm này.

Sau này, tôi phát hiện ra rằng không chỉ các sư em thích học với Sư cô, mà cả những vị cư sĩ cũng thích không kém. Có một lần, tôi được tham dự chung nhóm Pháp đàm dành cho những người Ý với Sư cô. Tôi đã chia sẻ hết lòng, nhưng cuối buổi pháp đàm, họ chẳng để ý đến tôi mà chỉ đi theo Sư cô Đoan Nghiêm, để năn nỉ Sư cô qua Ý hướng dẫn khoá tu cho họ. Họ thích Sư cô vì Sư cô đã không phí thì giờ để trao truyền mớ lý thuyết, mà Sư cô đi thẳng vào thực tế. Sư cô chia sẻ hết lòng cách thực tập làm sao để giúp họ bớt khổ và có thể sống hạnh phúc hơn. Cách Sư cô chia sẻ rất thẳng thắn, đơn giản và dễ hiểu. Độc giả có thể cảm nhận được điều đó khi đọc cuốn sách này.

Duy Biểu Học không phải là môn dễ học. Tuy vậy, Sư cô Đoan Nghiêm đã sử dụng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi, phối hợp với hình ảnh và những ví dụ thực tế, để ai cũng có thể chạm vào Duy Biểu học. Điều quý nhất là độc giả sẽ hiểu được sự vận hành của tâm, để có thể hiểu được chính mình, chuyển hoá những niềm đau nỗi khổ và tạo được hạnh phúc cho mình và cho người.

99.000đ

116.000đ

-15%

Tạp Chí Elle Decoration Tháng 9/2023 – Slow Living

Tạp Chí Elle Decoration Tháng 9/2023 – Slow Living

Bạn đọc mến, Khi nhà văn Carlo Petrini sáng lập tổ chức Slow Food ở Ý năm 1986 – một phản đề trực tiếp với khái niệm fast food – có lẽ ông không hình dung được sự đón nhận và lan tỏa của tôn chỉ “ăn chậm” ( bao gồm chậm rãi thưởng thức hương vị, ủng hộ nông sản địa phương, hạn chế độc canh, giảm thiểu áp lực tinh thần). Trong một thế giới ngày càng đủ đầy, thứ đang thiếu ở mọi nơi có lẽ chính là một nhịp chủ động chậm đi, một khoảng lặng đủ cho sự chiêm nghiệm – và đó chính là cảm hứng cho ấn phẩm này. Chuyên mục Feature giới thiệu Mai Tạ, Đào Huy Hoàng và Nguyễn Hùng Cường – ba người trẻ với thực hành nghệ thuật kiên định một lối riêng nhưng gặp nhau ở điểm chung là sự nhẫn nại và tỉ mỉ, sự độc lập tự nghiên cứu – thứ phẩm chất từ tốn hiếm thấy ở tuổi đời của họ

100.000đ

Tạp chí ELLE tháng 12/2023 – Tăng Thanh Hà

Lần này, gặp lại Tăng Thanh Hà vào dịp cuối năm, ELLE Vietnam cảm nhận rất rõ lịch trình bận rộn của chị. Thế nhưng, nhịp độ cuộc sống gấp gáp không khiến chị mất đi vẻ điềm tĩnh thường thấy. Sự tự chủ đã được hình thành từ những khó khăn càng rõ nét hơn khi chị bước qua ngưỡng tuổi mới. Và đến cuối ngày, chị lại trở về với bình yên bên tổ ấm nhỏ của mình.

65.000đ

TẠP CHÍ PHÁI ĐẸP ELLE THÁNG 10/2023 – Thanh Hằng

Mỗi phụ nữ đều giống như một cuốn sách không có trang cuối. Chính sự đa sắc và nội tâm rộng lớn đầy bí ẩn của phụ nữ là nguồn sáng tác bất tận trong nghệ thuật”. Đó là lời tâm tình của Thanh Hằng trong cuộc trò chuyện cùng ELLE về những ấp ủ trong sự nghiệp và tình yêu ngay tại thời điểm tất bật chuẩn bị hôn sự đời mình. Một cách kín kẽ và cởi mở, Thanh Hằng không ngại tiết lộ những mong ước thầm kín và cho thấy một phụ nữ độc lập, chăm chỉ, chủ động và quyết đoán đã được đền đáp như thế nào trong sự nghiệp và tình yê

***

(In màu toàn bộ) TẠP CHÍ PHÁI ĐẸP ELLE THÁNG 10/2023 – Thanh Hằng [ Love in bloom]

Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà phát hành: Công Ty Tnhh Dịch Vụ Quảng Cáo Và Truyền Thông Châu Á
Nhà xuất bản: NXB Thanh Niên
Hình thức: Bìa mềm
ISBN: 978-604-322-729-1
***
Thông tin sách:
Kích thước: 21 x 28,5 cm
Số trang: 152
Cân nặng: 500 gr
Năm phát hành: 2023

65.000đ

Tạp chí phái đẹp ELLE tháng 11/2023 – Ca Sĩ Mỹ Tâm

MỸ TÂM – Sống hài hòa cùng dòng chảy thời gian

ELLE gặp lại ca sĩ Mỹ Tâm như một người bạn lâu năm, dù thân thuộc nhưng mỗi lần đến với nhau lại có thêm nhiều câu chuyện mới. Đúng như Mỹ Tâm chia sẻ trong phim tài liệu Người Giữ Thời Gian (2023): “Bao nhiêu năm qua Tâm không thay đổi. Nhưng thật ra Tâm rất thay đổi”. Hơn 20 năm làm nghề, chị vẫn cháy bỏng và nhiệt huyết với đam mê âm nhạc không kém gì thuở ban đầu. Thực hiện xong concert Tri Âm hoành tráng ở cả hai đầu đất nước, Mỹ Tâm lại tiếp tục tất bật với nhiều dự định khác. Ở chị có một nguồn năng lượng dồi dào và sự trẻ trung bất tận, chỉ cần xuất hiện đã lập tức truyền cảm hứng cho người đối diện. Thời gian rất ưu ái Mỹ Tâm, hay chị sống trong dòng chảy ấy hài hòa và tự nhiên tới mức dấu ấn năm tháng không còn là điều đáng sợ?

65.000đ

Tạp chí phái đẹp ELLE tháng 9/2023 – Tóc Tiên

Ca sĩ Tóc Tiên chính là Gương mặt trang bìa của ấn phẩm The Fashion Issue – Spécial Mode của ELLE. Lần này lấy cảm hứng từ phong cách kinh điển của thập niên 90, nữ ca sĩ của bản hit “906090”  phô diễn vẻ đẹp đầy tự tin và quyến rũ trong trang phục Calvin Klein. Với tầm nhìn sáng tạo và phá cách của BTV khách mời – NTK Lâm Gia Khang, những chiếc áo thun, áo khoác denim, quần jeans… của thương hiệu nước Mỹ đã tạo nên những bản phối đầy bất ngờ và phóng khoáng, gợi mở nhiều ý tưởng mặc đẹp với những món đồ cơ bản nhưng không bao giờ lỗi mốt.

Khi trò chuyện với ELLE, Tóc Tiên đã chia sẻ về niềm đam mê du lịch gần đây của mình và những thay đổi trong cuộc sống, sự nghiệp sau khi kết hôn. “Cuộc sống hiện tại đối với Tiên là đủ. Sự cân bằng, theo lý thuyết là rất hay nhưng không dễ đạt được, Tiên cũng không chủ đích đạt đến nó nhưng rất may mình lại đang chạm đến cảm giác cân bằng đó.” – Cô chia sẻ.

65.000đ

TRUYỆN HƯ CẤU – JORGE LUIS BORGES

TRUYỆN HƯ CẤU – JORGE LUIS BORGES

Truyện Hư Cấu của Jorge Luis Borge là tập truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn lừng danh người Argentine Jorge Luis Borges. Tập truyện ngắn bao gồm 17 truyện, là tập hợp những truyện liên kết với nhau vì những chủ đề chung như giấc mơ, mê cung, triết gia, thư viện, gương soi, các nhà văn hư cấu, và thân thoại. Tác phẩm của Borges đóng góp cho dòng thể loại văn chương triết lý và viễn tưởng, và ảnh hưởng lớn tới phong trào hiện thực huyền ảo của văn chương Mỹ Latinh thế kỷ 20.

Truyện hư cấu nằm trong danh sách 100 tác phẩm vĩ đại nhất của Le Monde.

….

Truyện hư cấu (tên gốc là Ficciones), xuất bản lần đầu năm 1944 và là cuốn sách đoạt Giải thưởng lớn danh dự (Gran Premio de Honor) năm đầu tiên của Hội Nhà văn Argentina, đã trả lại vị thế trên văn đàn cho Borges, năm ấy 45 tuổi; làm nên tên tuổi ông như một tác giả truyện ngắn và trở thành bệ phóng đầu tiên đưa ông đến với danh tiếng ở Anh-Mỹ và rồi quốc tế. _Nguyễn An Lý

“Xin cho thiên đàng tồn tại, dù cho hỏa ngục phần tôi.” _Trích Thư viện Babel

“Ông [Borges], hơn bất cứ ai, đổi mới ngôn ngữ của văn chương hư cấu và vì thế mở đường cho một thế hệ tiểu thuyết gia Mỹ Latinh lẫy lừng.” _J. M. Coetzee

——————————-

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

JORGE LUIS BORGES – là nhà văn, nhà thơ, dịch giả nổi tiếng người Argentina.

Ông được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh. Ông là người có kiến văn uyên bác trải từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Các tác phẩm của ông, bao gồm truyện ngắn, tiểu luận, thơ, phê bình văn học và dịch thuật.

152.000đ

169.000đ

-10%

Juan Rulfo

BÌNH ĐỊA TRONG LỬA

159.000đ

199.000đ

-20%

BÌNH ĐỊA TRONG LỬA

BÌNH ĐỊA TRONG LỬA

Tác giả Juan Rulfo là nhà văn, nhà viết kịch bản, nhiếp ảnh gia người Mexico. Ông nổi tiếng với tập truyện ngắn Bình Địa Trong Lửa (1953), và tiểu thuyết Pedro Páramo (1955). Ông được coi là tác giả có tầm ảnh hưởng lớn các nhà văn Mỹ Latinh khác, đặc biệt là Gabriel García Márquez.

Bình Địa Trong Lửa là một trong hai tác phẩm để đời của tác giả Juan Rulfo.

– Pedro Páramo (Tiểu thuyết/2019)

– Bình Địa Trong Lửa (Tập truyện ngắn/2021)

“Juan Rulfo không viết hơn ba trăm trang truyện, nhưng những trang viết ấy nhiều ngang ngửa và, tôi tin vậy, lâu bền như những trang văn mà chúng ta quen thuộc từ Sophocles”

159.000đ

199.000đ

-20%

Edward Snowden

BỊ THEO DÕI

302.000đ

378.000đ

-20%

BỊ THEO DÕI

BỊ THEO DÕI

“Snowden đã thúc đẩy người đọc suy ngẫm nghiêm túc hơn về những gì lẽ ra người Mỹ nên thắc mắc. Dữ liệu về cuộc sống của chúng ta được thu thập và lưu trữ trong hồ sơ có nghĩa là gì, đó có phải là việc luôn sẵn sàng truy cập – không chỉ ngay bây giờ, bởi bất cứ sự quản trị nào diễn ra tại văn phòng vào lúc này, mà còn có khả năng kéo dài mãi mãi?”

_ The New York Times

 

“Thật cuốn hút… Snowden đã thể hiện lối viết rõ ràng và hấp dẫn sở trường của mình trong việc giải thích hoạt động nội bộ của các hệ thống [CIA và NSA], cũng như mối đe dọa mà anh cho rằng họ đã tạo ra.”

_ The Washington Post

 

“Cuối cùng, Snowden cũng quyết định rằng lòng trung thành của bản thân không nằm ở các cơ quan anh đang làm việc, mà là ở công chúng mà các cơ quan này được thành lập để bảo vệ. Anh cảm thấy những công dân bình thường đang bị phản bội, và anh có nhiệm vụ phải giải thích việc đó diễn ra như thế nào… Cuốn tự truyện của Snowden viết về những trải nghiệm khiến anh đưa ra quyết định quan trọng, cùng với các chi tiết anh dẫn ra về nền tảng gia đình của mình, đóng vai trò như một sự bảo vệ mạnh mẽ chống lại cáo buộc rằng anh là kẻ phản bội.”

_ The Guardian

 

Bị theo dõi (tựa gốc: Permanent Record) mô tả về thời thơ ấu của Snowden và thời gian anh làm việc tại CIA, NSA cũng như động cơ khiến anh tiết lộ hoạt động giám sát hàng loạt của các cơ quan này. Những tiết lộ của Snowden đã tạo nên cuộc tranh luận trên quy mô toàn cầu về hoạt động giám sát.

 

Cuốn tự truyện này được viết một cách dí dỏm, duyên dáng, đầy đam mê, hấp dẫn với nhiều bí mật được phanh phui. Đây là một cuốn tự truyện quan trọng trong thời đại kỹ thuật số của chúng ta và chắc hẳn sẽ khiến chúng ta lưu tâm hơn về quyền tự do cá nhân trong không gian mạng.

 

VỀ TÁC GIẢ

 

EDWARD SNOWDEN sinh tại thành phố Elizabeth, Bắc Caroline. Anh là một kỹ sư hệ thống máy tính lành nghề, từng làm sĩ quan của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và làm nhà thầu cho Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA).

 

Anh đã nhận được nhiều giải thưởng về dịch vụ công , bao gồm giải Right Livelihood, giải “Người thổi còi” của Đức, giải Ridenhour cho Câu chuyện Sự thật và huy chương Carl von Ossietzky từ Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế.

 

Hiện anh là chủ tịch hội đồng quản trị của Tổ chức Tự do Báo chí.

302.000đ

378.000đ

-20%