![]() | NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 1 × 417.000 ₫ | ![]() |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |

Sách Mới
Sách Văn Học Thiếu Nhi Trên Tuần Báo Truyền Bá (Bộ 15 Cuốn)
VĂN HỌC THIẾU NHI TRÊN TUẦN BÁO TRUYỀN BÁ – NHIỀU TÁC GIẢ
Nhận thấy mảng sách dành cho thiếu nhi thiếu vắng trên văn đàn, ông chủ Nhà in, Nhà xuất bản Tân Dân và cũng là nhà viết kịch Vũ Đình Long với sự nhanh nhạy của mình đã quy tụ những cây bút nổi tiếng và cả những cây bút trẻ cho ra mắt tuần báo “Truyền bá” (tuần báo của tuổi trẻ). “Truyền bá” in như một tạp chí, ban đầu ra mỗi tháng hai số, về sau in mỗi tuần một số, kéo dài từ năm 1941 đến 1945.
Nội dung của một số “Truyền bá” thường được thực hiện theo khung: Truyện chính ghi trên bìa một cũng là tiêu đề của số đó. Những truyện này có hình minh họa của họa sĩ Thịnh Đen hoặc Nguyệt Hồ đi kèm. Tuần báo phong phú về thể loại, đặc sắc về đề tài, nội dung lành mạnh nhằm giáo dục nhân cách các em nhỏ, chuyển tải những thông điệp tốt đẹp về tình bạn, tình người, những giá trị nhân văn cao cả… Tuần báo không chỉ thu hút độc giả là các em thiếu nhi mà còn là ấn phẩm được đông đảo bạn đọc ở mọi lứa tuổi tìm mua. Tuần báo “Truyền bá” còn là nơi đỡ đầu nhiều tác giả nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam, tiêu biểu như nhà văn Tô Hoài. “Dế mèn phiêu lưu ký” – tác phẩm để đời của nhà văn Tô Hoài lần đầu xuất hiện trên tờ “Truyền bá” đã đi vào tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em không chỉ của Việt Nam mà còn được dịch và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.
Mong muốn giới thiệu lại những tác phẩm dành cho lứa tuổi thiếu nhi cách nay ngót 80 năm, Truongphuongbooks phối hợp với Nhà xuất bản Văn học tái bản bộ sách này với hình thức in truyện chính trên bìa một của số “Truyền bá” được giới thiệu.
Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!
393.500đ
463.000đ
-15%Sách Vụ Án Truyện Kiều
Ấn phẩm “Vụ án Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Văn Trung, sách do tác giả ấn hành năm 1970.
Cái ý tưởng của Phạm Quỳnh “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn” không phải là sáng kiến của Phạm Quỳnh nhưng là của Pháp.
Một nhà báo Pháp, André Gaudbye đã so sánh tác phẩm “Shabname” của nhà thơ Firdousie, người Ba Tư, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm với Kim Vân Kiều của Nguyễn Du trong bài “Một gương Ba Tư cho người An Nam”, người Ba Tư trong bao thế kỷ chịu người Ả Rập áp bức mà không mất nước vì có “Shahnameh” có Firdousie.
Do đó, muốn cứu vãn một dân tộc, chỉ cần có một ngôn ngữ được ấn định bằng một tuyệt tác. Sau khi chứng minh như trên, nhà báo Pháp kêu gọi: Các bạn đã đọc câu sau cùng này chưa? Nó có gợi ý gì cho các bạn không? Phần tôi, tôi nghĩ ngay đến cuốn Kim Vân Kiều của người An Nam. Dĩ nhiên có nhiều khác biệt giữa Firdousie và Nguyễn Du, giữa Shahnameh và Kim Vân Kiều của người An Nam. Nhưng cái gương là ở chỗ sứ mệnh linh thiêng cứu rỗi do các tác phẩm vĩ đại quốc gia đảm nhiệm.
Nguyễn Văn Trung không còn xa lạ gì với chúng ta: Nguyễn Văn Trung của mấy quyển sách triết. Nguyễn Văn Trung của tạp chí Đại Học, Nguyễn Văn Trung của môn triết học tại Đại Học Văn Khoa. Nay chúng ta lại gặp mặt Nguyễn Văn Trung trong vụ “Án truyện Kiều”. Nói đúng hơn, Nguyễn Văn Trung không đi sâu vào vụ “án Kiều” mà chỉ phê phán người trước kia đã từng phê phán truyện Kiều, nghĩa là ông đem xử lại những người trước kia đã xử Kiều vậy. “Phiên tòa” này họp lại Quốc Giam Nhạc viện, lúc 10 giờ ngày chủ nhật 7/10 (1962- PT chú) vừa qua.Trong phiên xử đo Nguyễn Văn Trung vừa làm quan tòa vừa làm luật sư cho các bị can. Bị can ở đây là cả hai nhân vật quá cố Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế, và nhiều đồng lõa hoặc nhân chứng khác như Trần Trọng Kim, Phan Khôi, Nguyễn Bách Khoa…Sau phần giới thiệu của ông Khoa trưởng Trường Đại học Văn Khoa (Sài Gòn – PT chú), Nguyễn Văn Trung đã nhập dễ bằng cách phác họa lại cuộc tranh luận giữa Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế.
152.000đ
179.000đ
-15%Sách Vui Cùng Sen Sún: Bông Hồng Cài Áo
Biểu tượng của tình yêu thương và lòng biết ơn
Đầu tiên, bông hồng là một loài hoa xinh đẹp, là biểu tượng của tình yêu thương, sự cao quý, lòng biết ơn. Hành động cài áo là một hành động thể hiện sự trân trọng, nâng niu những bông hồng cũng như trân trọng những giá trị tình cảm thiêng liêng mà chúng ta muốn bày tỏ đến người thân thương.
Nhắc nhở về công lao cha mẹ
Hành động cài bông hồng bên ngực trái là một nghi thức thiêng liêng trong ngày Lễ Vu Lan mà các Phật tử hằng năm đều làm để thể hiện lòng biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành. Có hai loại bông hồng cài áo dành cho các Phật tử:
Bông hồng đỏ: Biểu tượng cho cả một bầu trời yêu thương vẫn đang còn hiện diện, tượng trưng cho cha mẹ vẫn còn ở bên con cái, nhắc nhở các bậc làm con hãy thể hiện lòng hiếu thảo, sự kính trọng với đấng sinh thành khi còn có thể.
Bông hồng màu hồng nhạt: Biểu tượng một nửa thế giới yêu thương vẫn còn đó, tượng trưng cho cha hoặc mẹ đã có người rời ra, thể hiện một sự tiếc thương cũng như trân trọng “ngôi nhà tâm hồn còn lại” của chính mình.
Bông hồng trắng: Biểu tượng cho sự lỡ mất đi thứ quý giá nhất, tượng trưng cho cha mẹ đã khuất, thể hiện lòng thành kính, sự tưởng nhớ đến công ơn sinh thành và dưỡng dục. Đồng thời nhắc nhở người con hãy cố gắng sống thật tốt sau biến cố…
28.000đ
Sách Yên Bái đêm đỏ lửa
YÊN BÁI ĐÊM ĐỎ LỬA – (La nuit rouge de Yen Bai)
Đêm 9 rạng ngày 10/2/1930, Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa không chỉ đánh thức lòng yêu nước của toàn dân tộc mà còn làm rung chuyển nước Pháp… Cuộc khởi nghĩa này đã được một sĩ quan quân đội Pháp ghi chép lại qua cuốn sách: Yên Bái Đêm Đỏ Lửa (La nuit rouge de Yen Bai)
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc nổi dậy bằng vũ trang bùng phát tại Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức và lãnh đạo nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của Bắc Kì vào đêm mùng 9, rạng ngày 10 tháng 2 năm 1930. Dù nhanh chóng bị thất bại do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan nhưng cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước, ý chí căm thù của dân tộc ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.
Cuốn sách Yên Bái Đêm Đỏ Lửa (La nuit rouge de Yen Bai) của tác giả có bút danh Bốn Mắt, một sĩ quan quân đội Pháp, đã phân tích nguyên nhân dẫn đến vụ bạo động này. Ông đề cập chủ yếu đến những nguyên nhân chủ quan từ phía quân đội Pháp và trách nhiệm của nhà cầm quyền Đông Dương thời đó. Với cái nhìn sắc sảo, khách quan, với đầu óc quan sát tỉ mỉ, cụ thể, cộng với sự phân tích mang tính khoa học của một nhà quân sự, tác giả đã đưa ra những nhận định tổng quan về tình hình Bắc Kì lúc đó. Những phân tích và đánh giá của ông khá bao quát, từ vị trí địa lí các vùng miền, từ tâm tính, đặc điểm của con người đến những giá trị đạo đức và tinh thần dân tộc.
Báo cáo của mật thám Đông Dương gửi Toàn quyền Đông Dương và Bộ Thuộc địa số 2037, phông RST/NF đã viết: “Việt Nam Quốc dân Đảng đã thành công trong việc tổ chức và đánh ngay vào quân đội mà đội quân ấy được thành lập dành cho mục đích thực hiện chức năng đàn áp và sự kiện lịch sử này đã giáng một đòn đặc biệt nghiêm trọng vào chính quyền thuộc địa…”.
Nhà thơ cộng sản Pháp Louis Aragon xúc động trước cuộc khởi nghĩa Yên Bái với những tấm gương yêu nước và tinh thần bất khuất của người dân Việt Nam đã viết:
“Yên Bái,
Đây là điều nhắc nhở ta rằng,
không thể bịt miệng một dân tộc
mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ”.
“Yên Bái,
Xin gửi tới những người anh em da vàng lời nguyền này,
để mỗi giọt cuộc sống các bạn đều tràn máu của một tên Varenne”.
212.500đ
250.000đ
-15%Sáng Tác Của Francois Rabelais Với Nền Văn Hóa Dân Gian Trung Cổ Và Phục Hưng
Trên giá sách của các nhà nghiên cứu văn hóa và văn học của chúng ta vừa xuất hiện một cuốn sách rất có giá trị, cuốn: Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hoá dân gian Trung cổ và Phục hưng (1) của nhà triết học, nhà ngữ văn học xuất chúng người Nga M. M. Bakhtin. Công trình này cũng như nhiều tác phẩm khác của Bakhtin đã từng được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ chủ yếu của thế giới. Di sản lý luận của Bakhtin bước đầu được giới thiệu ở Việt Nam khoảng thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Đến đầu những năm 90, lý thuyết về đối thoại, đa thanh đã được giới thiệu một cách hệ thống với sự đóng góp nổi bật của hai nhà nghiên cứu Trần Đình Sử và Phạm Vĩnh Cư (2). Có thể nói, việc tiếp nhận lý thuyết của Bakhtin đã tạo được những bước chuyển lớn trong đời sống nghiên cứu, phê bình, mở ra nhiều hướng tiếp cận hứa hẹn. Nhưng phải đến một thập kỷ sau, cũng là hơn một nửa thế kỷ khi nó được viết ra, công trình lớn nhất của Bakhtin mới đến được với công chúng Việt Nam. Với cuốn này, người đọc Việt Nam được tiếp cận đầy đủ lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực nghịch dị mà hạt nhân cơ bản là tiếng cuời lưỡng trị trong nền văn hoá trào tiếu dân gian.
Đây thực sự là một công trình đồ sộ. Với một chương Dẫn luận và bảy chương khảo sát di sản của Rabelais trong sự gắn kết với nền văn hoá trào tiếu dân gian Trung cổ và Phục hưng, Bakhtin đã đưa ra một mô hình mỹ học nghịch dị và chứng minh một cách thuyết phục qua những sáng tác của Rabelais. Với lý thuyết của Bakhtin, lần đầu tiên mỹ học nghịch dị mới được thực sự khẳng định, trở thành một nhánh song song với mỹ học cổ điển, phát triển và tạo nên trường ảnh hưởng tới đời sống sáng tác và phê bình văn hoá nghệ thuật.
Tiếp cận với lịch sử vấn đề nghiên cứu Rabelais, Bakhtin nhận thấy sự lệch lạc của các nhà khoa học đi trước khi họ không thể cắt nghĩa một cách thuyết phục các yếu tố “dâm tục” trong sáng tác của Rabelais dẫn tới việc không thể lý giải được tầm vóc vĩ đại của ông trong lịch sử văn hoá châu Âu. Bakhtin đã chỉ ra hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: có quan niệm hẹp hòi về tính dân gian và văn hoá dân gian đã dẫn đến việc không thu nạp vào khuôn khổ của nó loại văn hoá quảng trường và tiếng cười dân gian với tất cả biểu hiện phong phú của nó; chưa coi “nhân – dân – cười – quảng – trường” là đối tượng chuyên biệt dưới các góc nhìn văn hoá – lịch sử, sáng tác truyền khẩu và sáng tác thành văn. Đó là một hình thức quy chụp văn hoá trào tiếu dân gian vào điều kiện văn hoá tư sản và mỹ học của thời đại mới, tức là hiện đại hoá nó. Vì vậy, Bakhtin nêu ra yêu cầu phải đặt văn hoá trào tiếu vào chính vị trí của nó bằng việc đi sâu nghiên cứu những nguồn gốc dân gian của Rabelais, đặt vấn đề về nền văn hoá trào tiếu dân gian thời trung cổ và phục hưng, xác định dung lượng và nhận định tính đặc thù của nó để xây dựng lý thuyết về tiếng cười lưỡng trị.
Đặt Rabelais trong lịch sử tiếng cười (Chương I), trong thế đối diện thường xuyên với văn hoá chính thống trang nghiêm, trên cả ba loại hình: 1,- những hình thức nghi lễ – diễn trò (kiểu lễ hội giả trang – canaval và trò diễn trào tiếu công cộng); 2,- các tác phẩm ngôn từ trào tiếu (bằng tiếng Latinh và các thứ tiếng dân dã); 3,- Những hình thức và thể loại đặc thù của ngôn ngữ suồng sã quảng trường (mắng chửi, nguyền rủa, thề bồi, các lối nói chế nhạo dân gian…), Bakhtin chỉ ra ba hình thức biểu hiện cơ bản của văn hoá trào tiếu trung cổ chưa được nghiên cứu với từ phổ là hình thức nghi lễ – diễn trò hội giả trang, tức là ngoài cái chỉnh thể thống nhất của văn hoá trào tiếu dân gian trung cổ. Vấn đề văn hoá ấy hoàn toàn chưa được đặt ra. Nó chưa được tìm hiểu với ý nghĩa là kiểu hình tượng trào tiếu đặc thù. Từ đó, tìm hiểu kiểu hình tượng trào tiếu này là nhiệm vụ trung tâm của công trình để giải mã hiện tượng Rabelais và đặt nền móng cho một hướng tiếp cận nền văn hoá trào tiếu dân gian cũng như những dư hưởng của nó trong đời sống văn hoá nghệ thuật sau này.
Các hình thức nghi lễ – diễn trò dân gian được tổ chức theo nguyên tắc tiếng cười được truyền thống linh thiêng hóa trong thế đối lập thường xuyên với nguyên tắc trang nghiêm của các nghi lễ chính thống. Nó làm nên trạng thái hai thế giới, một nét đặc thù của văn hóa Trung cổ, mà trong xu thế phát triển, tiếng cười phi chính thống dần dần trở thành “những hình thức cơ bản để biểu đạt cảm quan thế gới của dân gian, biểu đạt văn hóa dân gian”. Gần với các hình thức nghệ thuật hình tượng kiểu như trò diễn kịch trường, hòa tan vào đám hội, nó đứng ở đường biên của nghệ thuật sân khấu – diễn trò và cuộc sống. Ở đó, không có sự phân biệt giữa người diễn và người xem mà nếu như cố tạo một “khoảng cách kịch trường” thì vở diễn sân khấu sẽ bị phá vỡ. Kết quả, tiếng cười đã làm cho hội giả trang mang tính toàn dân, trở thành lễ hội của tất cả mọi người, dù muốn hay không con người cũng không thể trốn tránh. Quy luật tự do hội hè làm cho con người được cảm thụ sống động cuộc sống và như được thoát ly nhất thời khỏi những thể chế của cuộc sống thông thường. Vì thế, ở hội giả trang, bản thân cuộc sống chơi dỡn và diễn trình một hình thức sinh tồn khác của mình, hình thức tự do, diễn trình sự tái sinh và tự đổi mới mình trên những cơ sở tốt đẹp nhất mà nó tạo ra, một hình thức tái sinh lý tưởng của nó. Điều đó cho thấy bản chất của hội giả trang: bản thân cuộc sống diễn trò còn trò diễn thì nhất thời trở thành bản thân cuộc sống. Một cuộc sống thứ hai của nhân gian được tổ chức trên cơ sở tiếng cười, cuộc sống hội hè của nhân dân.
Tồn tại trên cơ sở cái hòa đồng cái lý tưởng không tưởng và cái hiện thực nhất thời trong cảm quan thế giới hội hè, hội giả trang tạo được một không khí bình đẳng, xóa bỏ ngôi thứ đẳng cấp; chế tác ra những hình thức ngôn từ và cử chỉ quảng trường không có khoảng cách giao tiếp. Ngôn ngữ trong hội giả trang, vì vậy, tạo được một một phong cách ngôn từ hội hè – quảng trường đặc thù với logic đảo ngược, lộn trái bằng các hình thức giễu nhại, hý phỏng, hạ bệ, giải thiêng… Tất cả nhằm tạo nên một “thế giới lộn ngược” so với thực tại thông thường. Sau này, khi đi vào các tác phẩm ngôn từ trào tiếu, ngôn ngữ đó vẫn thấm đẫm cảm quan hội hè và sử dụng rộng rãi ngôn ngữ của các hình thức và biểu tượng của hội giả trang. Tuy nhiên, do được ra đời dưới sự bảo trợ các quyền tự do được hợp pháp hóa của hội giả trang nên đa số các tác phẩm này gắn bó với lễ hội, trực tiếp tạo thành phần văn chương của ngày hội đó. Nó trở thành văn học giải trí nhờ tiếng cười hội hè lưỡng trị trong cái nhìn tự do, dân chủ về thế giới. Tiếp cận với biểu hiện phong phú và độc đáo này của hội giả trang, Bakhtin nhận định: Nếu không hiểu loại ngôn ngữ đặc thù đó thì không thể hiểu một cách đích thực hệ thống hình tượng của Rabelais, không hiểu được đầy đủ nền văn học Phục hưng và Barouc, thậm chí cả những học thuyết và thế giới quan bấy giờ.
Ngôn ngữ hội hè là một biểu hiện sinh động và chân thực của thế giới phi chính thống trong ngày hội nên nó không phải là kiểu dạng ngôn ngữ thuần khiết, có thể chuẩn mực hóa và tách rời đời sống. Nó luôn gắn với những hình tượng nghịch dị, làm thành hai mặt biểu hiện của cảm quan hội hè. Trái với mỹ học cổ điển, Bakhtin nhận thấy những dấu hiệu đặc thù của kiểu hình tượng trào tiếu này, qua mật độ dày đặc những nhân tố vật chất – xác thịt, di sản của quan niệm thẩm mỹ về sinh tồn đặc thù của văn hóa trào tiếu. Ông đã gọi một cách ước lệ quan niệm thẩm mỹ ấy là chủ nghĩa hiện thực nghịch dị.
Với quan niệm thẩm mỹ này, thân xác không dung tục mà mang tính vui tươi và tốt lành, mang tính vũ trụ và tính toàn dân, không bị cá thể hóa và phân lập. Nó góp phần xác lập tính chất vui tươi hội hè trong mô hình hai thế giới thời trung cổ chứ không phải tính thường nhật, đời thường của nó. Vì thế, đặc điểm chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị theo quan niệm của Bakhtin là hạ thấp, tức là hoán đổi tất cả những gì cao siêu, tinh thần, lý tưởng, trừu tượng sang bình diện vật chất – xác thịt trong sự thống nhất không tách rời của bình diện mặt đất (trần thế) và thân xác. Đó là hình thức xác quyết để hạ thấp và vật chất hóa cái bị cười. Có điều sự hạ thấp ở đây không mang tính hình thức và tính tương đối. Nó dựa vào ý nghĩa tuyệt đối, ý nghĩa định vị nghiêm ngặt của phần trên và phần dưới trong quan niệm chính thống để thực hiện phép hoán cải nhưng không nhằm mục đích triệt tiêu mà xác lập tính nhị chức năng, vừa phủ định vừa khẳng định: phủ định để tái sinh.
Trong trạng thái nguyên hợp ấy, hình tượng nghịch dị thâu tóm hiện tượng ở trạng thái biến chuyển, biến hóa chưa hoàn kết, ở thời điểm chết đi và ra đời, tăng trưởng và đổi thay. Quan hệ với thời gian, với sự biến hóa trong tính hai chiều trở thành đặc điểm cấu thành không thể thiếu ở kiểu hình tượng nghịch dị. Cảm quan và ý thức về thời gian là cơ sở sâu xa cho suốt quá trình phát triển của kiểu hình tượng này. Sơ khởi là một sự song hành đồng thời của hai quá trình đối nghịch: khởi nguyên và kết thúc, sinh và tử… Thời gian ở đấy, vì vậy, dĩ nhiên mang ý nghĩa tuần hoàn. Song trong quá trình phát triển, cảm quan về thời gian được rộng mở và khơi sâu, thu hút vào quỹ đạo của nó cả những hiện tượng xã hội – lịch sử, tính tuần hoàn được khắc phục và nâng lên cấp độ thụ cảm lịch sử. Tính hai chiều ở chúng đã trở thành một phương diện nghệ thuật – tư tưởng, nhất là trong thời đại Phục hưng. Ở đây, hình tượng nghịch dị đã mang tính “nước đôi” và mâu thuẫn với quan niệm của mỹ học cổ điển, có cội nguồn từ mỹ học Hy – La với hạt nhân là quan niệm sự sinh tồn luôn hoàn chỉnh và hoàn kết. Còn ở phương diện biến hóa của thể xác, thân thể nghịch dị trở thành yếu tố cơ bản để xây dựng hình tượng. Thân xác không được thể hiện ở dưới dạng hoàn tất xong xuôi, nó luôn mang đặc điểm “hai thân thể trong một thân thể”, tức luôn là một giá trị hai mặt: về mặt hình thức, nó xấu xí, méo mó, phình rộp, vặn vẹo…; về mặt thời điểm xuất hiện, nó ở trạng thái gần nhất của sự ra đời hay mất đi. Tính hai chiều khiến thân xác trở thành nhân tố có vai trò phát huy ảnh hưởng, quyết định hình thức tổ chức trực tiếp tới toàn bộ ngôn ngữ, văn phong, cách cấu tạo hình tượng của văn học trào tiếu, để thể hiện thật cởi mở và năng động trong thế tương đồng với các hình thức hạ bệ, giải thiêng của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị. Qua sự khảo sát ngôn ngữ và hình tượng nghịch dị trong sáng tác của Rabelais, được triển khai ở nhiều cấp độ từ chương II đến chương VII, Bakhtin kết luận: với những quy phạm khác nhau, chủ nghĩa hiện thực nghịch dị là đối trọng của chủ nghĩa hiện thực cổ điển. Nhiệm vụ đặt ra là phải phục chế lại quy phạm nghịch dị với ý nghĩa đích thực của nó, phải đo quy phạm nghịch dị bằng thước đo của chính nó.
Từ chỗ là một kiểu hình tượng cổ xưa nhất, đã từng phát triển rực rỡ thời hậu kỳ Hy – La, tuy không được định danh và biện giải, thậm chí ở thời cổ điển đã có lúc bị tẩy chay nhưng sức sống của nó là vô cùng bền vững. Để sang thời kỳ ánh sáng, trong xu hướng mất dần của lễ hội, quảng trường, hình thức nghịch dị hầu như đã trở thành truyền thống văn học thuần túy vẫn bị lợi dụng theo những khuynh hướng khác nhau cả trong sáng tác và phê bình. Tuy nhiên dư hưởng của nó là không nhỏ, hình thức nghịch dị vẫn thực hiện một chức năng tương tự: hợp lệ hóa tính hư cấu tự do, cho phép kết hợp những cái trái ngịch và xích gần lại những cái xa cách, giúp giải phóng ý thức con người khỏi quan điểm chính thống về thế giới, khỏi mọi sự ước lệ, mọi chân lý khuôn sáo, khỏi tất cả những gì là bình thường, quen thuộc, được mọi người thừa nhận. Nó cho phép nhìn thế giới bằng con mắt mới, nhận thấy tính tương đối của mọi thực tại hiện hữu và khả năng có thể có một trật tự thế giới hoàn toàn khác. Ở cả những biểu hiện đương thời hay những dư hưởng sau này, theo Bakhtin, quy phạm của nó, cái thước đo khiến nó có thể phát triển và phát huy ảnh hưởng nằm ở nguyên tắc tiếng cười lưỡng trị, với tất cả biểu hiện phong phú và phức tạp của nó.
Tiếng cười lưỡng trị luôn hiện diện và luôn là yếu tố then chốt của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị. Tại quảng trường hội hè, “nhân – dân – cười – nơi – quảng – trường” đã xóa bỏ những rào chắn về ngôi thứ để hình thành một kiểu giao tiếp đặc biệt vừa lý tưởng vừa hiện thực, tuy hướng đến ý nghĩa không tưởng nhưng là biểu hiện của chiều sâu thế giới quan trung cổ. Ở đường biên giữa cuộc sống và nghệ thuật, trong những trò diễn sân khấu, kiểu hình tượng nghịch dị đem đến tiếng cười từ hình thức, cử chỉ đến ngôn ngữ mà nó sử dụng. Cuộc sống tự diễn trò hạ bệ để tái sinh đem đến thuộc tính tiếng cười hội hè; nhằm vào mọi thứ và mọi người đem đến thuộc tính toàn dân và phổ quát; cả hai thuộc tính này đều mang cảm quan nhất nguyên về thế giới đem đến thuộc tính hai mặt, vấn đề cốt tử của tiếng cười hội giả trang. Phân tích bản chất của tiếng cười này, Bakhtin nhấn mạnh hai thuộc tính:
1,- Tiếng cười nhằm vào cả bản thân người cười, là một phương diện quan trọng để khu biệt nó với tiếng cười trào phúng thuần túy của thời đại mới (tiếng cười phủ định một chiều). Trong tiếng cười hội hè, nhân dân không loại mình ra khỏi chỉnh thể thế giới luôn chuyển biến. Họ biết mình không hoàn bị nên cũng cần phải chết đi và đổi mới;
2,- Tiếng cười hội hè có tính thế giới quan và tính không tưởng trong sự hướng tới cái tối cao ở đó. Nghĩa là nó vẫn còn rơi rớt tiếng cười nhạo báng thần linh (của một thế giới đa thần giáo). Kết quả, những yếu tố thờ phụng hạn hẹp, những nghi lễ trang nghiêm chính thống sẽ bị tiêu tan, chỉ còn lại cái toàn nhân loại, cái phổ biến và cái không tưởng. Tiếng cười lưỡng trị, vì thế, không chỉ đơn thuần là biểu hiện của một hiện thực chưa hoàn kết, phóng khoáng và vui nhộn, hầu như để vui cười mà nó còn là biểu hiện sâu sắc của cảm quan về thế gới của con người cổ trung đại.
Với lý thuyết về tiếng cười lưỡng trị, Bakhtin đã tiếp cận và lý giải một cách thuyết phục sự vĩ đại của Rabelais qua di sản mà ông để lại, điều mà các nhà nghiên cứu đi trước chỉ cảm nhận mà không chỉ ra được. Vì vậy, việc chuyển ngữ tác phẩm Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng vừa có ý nghĩa đem đến một sự hiểu biết đúng đắn và mới mẻ về Rabelais vừa cung cấp một mô hình lý thuyết ưu việt để nghiên cứu nền văn hóa trào tiếu dân gian và những dư hưởng của nó. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn hóa và văn học Việt Nam. Nhiều hiện tượng văn hóa Việt Nam có thể được giải thích từ lý thuyết về tiếng cười lưỡng trị của Bakhtin, chẳng hạn như trường hợp thơ của Hồ Xuân Hương,… Bản dịch tiếng Việt công trình này đã mang đến cho người đọc niềm hứng khởi nhờ mọt thứ ngôn ngữ uyển chuyển diễn đạt sáng rõ những tư tưởng mới lạ, uyên bác của tác giả./.
Hà Nội, tháng 04/ 2007
Đoàn Ánh Dương
630.000đ
700.000đ
-10%SEROTONIN – MECHEL HOUELLEBECQ
Serotonin – Tiểu Thuyết
Serotonin (dịch từ nguyên tác tiếng Pháp: Sérotonine, Éditions Flammarion, 2019) là tác phẩm của nhà văn Michel Houellebecq. Xuyên suốt tiểu thuyết là giọng kể của một người đàn ông 46 tuổi, tên Florent-Claude Labrouste. Ông đột ngột rời bỏ bạn gái, từ bỏ công việc và trốn đến một khách sạn ở một quận khác của Paris.
Thời gian này, Florent-Claude tìm đến bác sĩ kê đơn chống trầm cảm để khắc phục tình trạng thiếu hụt serotonin trong não. Thế nhưng, từ ngày uống loại thuốc này, ông đã mất đi mọi ham muốn cuộc sống, kể cả ham muốn tình dục. Dẫu vậy lòng ông luôn thôi thúc tìm lại những người tình cũ, muốn tái ngộ những người đã đóng một vai trò trong đời mình, muốn trò chuyện cùng họ, lần cuối. Trở về Normandie, ngỡ rằng có thể tìm thấy sự thanh thản, Florent-Claude lại chứng kiến một cuộc bạo động của nông dân địa phương, những người đã bị bỏ quên sau quá trình toàn cầu hóa và các chính sách nông nghiệp của chính phủ.
Dữ dội và mạnh mẽ trong ý tưởng, lạnh lùng và trung lập trong góc nhìn, một chút hài hước xen lẫn với nỗi u buồn bàng bạc khắp nội dung, tiểu thuyết Serotonin của Michel Houellebecq là khúc ca lãng mạn và đau thương về những bi kịch của cuộc đời con người.
229.000đ
282.000đ
-19%TRUYỆN HƯ CẤU – JORGE LUIS BORGES
TRUYỆN HƯ CẤU – JORGE LUIS BORGES
Truyện Hư Cấu của Jorge Luis Borge là tập truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn lừng danh người Argentine Jorge Luis Borges. Tập truyện ngắn bao gồm 17 truyện, là tập hợp những truyện liên kết với nhau vì những chủ đề chung như giấc mơ, mê cung, triết gia, thư viện, gương soi, các nhà văn hư cấu, và thân thoại. Tác phẩm của Borges đóng góp cho dòng thể loại văn chương triết lý và viễn tưởng, và ảnh hưởng lớn tới phong trào hiện thực huyền ảo của văn chương Mỹ Latinh thế kỷ 20.
Truyện hư cấu nằm trong danh sách 100 tác phẩm vĩ đại nhất của Le Monde.
….
Truyện hư cấu (tên gốc là Ficciones), xuất bản lần đầu năm 1944 và là cuốn sách đoạt Giải thưởng lớn danh dự (Gran Premio de Honor) năm đầu tiên của Hội Nhà văn Argentina, đã trả lại vị thế trên văn đàn cho Borges, năm ấy 45 tuổi; làm nên tên tuổi ông như một tác giả truyện ngắn và trở thành bệ phóng đầu tiên đưa ông đến với danh tiếng ở Anh-Mỹ và rồi quốc tế. _Nguyễn An Lý
“Xin cho thiên đàng tồn tại, dù cho hỏa ngục phần tôi.” _Trích Thư viện Babel
“Ông [Borges], hơn bất cứ ai, đổi mới ngôn ngữ của văn chương hư cấu và vì thế mở đường cho một thế hệ tiểu thuyết gia Mỹ Latinh lẫy lừng.” _J. M. Coetzee
——————————-
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
JORGE LUIS BORGES – là nhà văn, nhà thơ, dịch giả nổi tiếng người Argentina.
Ông được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh. Ông là người có kiến văn uyên bác trải từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Các tác phẩm của ông, bao gồm truyện ngắn, tiểu luận, thơ, phê bình văn học và dịch thuật.
152.000đ
169.000đ
-10%NGHIÊN CỨU HUẾ
Trung tâm Nghiên cứu Huế thành lập năm 1995, đến năm 1999 thì ấn hành Nghiên cứu Huế tập một. Đến nay, cả chín tập sách Nghiên cứu Huế đều khổ lớn, được trình bày đẹp và sang trọng, hàm lượng thông tin rất lớn thuộc nhiều lĩnh vực về Huế.
Một số bài viết mang tính tổng kết về các hội thảo, hội nghị, diễn đàn khoa học có chất lượng cao cũng được lựa chọn để đăng tải. Không hẳn các bài viết đều là những nghiên cứu mới nhưng đều có chất lượng tốt và được lựa chọn có chủ ý và được biên tập rất kỹ.
“Nghiên cứu Huế thực sự là những công trình xuất bản nghiêm túc, chất lượng và rất đáng trân trọng của Trung tâm nghiên cứu Huế.” – TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế.
280.000đ
320.000đ
-13%NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC PHẨM
“Một cuộc phi nước đại về lịch sử với những cuộc sang trang không ngừng, đi qua khoảng 2.500 năm từ Ba Tư cổ đại và Alexander Đại đế tới ngày nay… Nếu phải chọn một bộ sách cập nhật, để có thể nhìn nhận tổng quát về lịch sử thế giới, thì đó hẳn phải là tác phẩm này.” – Asian Review of Books.
“Nghiên cứu mang tính sử thi – một cuốn sách với độ phủ rộng và tham vọng huy hoàng.” – New Statesman.
“Kỳ vĩ… phi thường… sửng sốt. Frankopan là một người bạn đồng hành hồ hởi cho hành trình dọc theo những con đường đã mang tơ lụa, nô lệ, các ý tưởng, tôn giáo và bệnh tật; xung quanh những con đường đó ngày nay có thể chính là định mệnh tương lai của thế giới.” – Vanity Fair.
“Một nghiên cứu choáng ngợp và đáng đọc một cách say sưa… Những con đường tơ lụa làm đảo lộn những tri kiến đã được chấp nhận.” – New Zealand Herald.
“Những chi tiết mang tính giai thoại làm mê đắm… Đó là một bức tranh với khổ siêu rộng và bao phủ hơn 2000 năm lịch sử… Một chuyến xe lửa cao tốc đầy hứng khởi.” – Business Standard.
TRÍCH ĐOẠN
“Những Con đường Tơ lụa này có vai trò là hệ thần kinh trung ương của thế giới, kết nối các dân tộc và địa điểm với nhau, nhưng nằm dưới lớp da, mắt thường không nhìn thấy được. Giống như môn giải phẫu học giải thích cơ thể vận hành ra sao, hiểu được những kết nối này cho phép chúng ta hiểu được thế giới vận hành ra sao. Dẫu vậy, bất chấp tầm quan trọng của khu vực này trên thế giới, nó đã bị lãng quên trong lịch sử chủ lưu. Một phần nguyên do là điều vẫn được gọi là “Đông phương luận” – một quan điểm trịch thượng và hết sức tiêu cực về phương Đông, coi đó như một vùng kém phát triển và thấp kém hơn so với phương Tây, bởi thế không đáng để nghiên cứu nghiêm túc.
Nhưng nó cũng có nguyên do từ thực tế là câu chuyện quá khứ đã bị ngự trị và được xác lập vững chắc tới mức không còn chỗ cho một vùng đất từ lâu đã bị coi là bên lề câu chuyện về sự vươn lên của châu Âu và xã hội phương Tây.” – Peter Frankopan.
VỀ TÁC GIẢ
Peter Frankopan
Sinh năm 1971; là Giáo sư Lịch sử Toàn cầu ở Đại học Oxford; Nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Worcester, Oxford.
Cuốn Những con đường tơ lụa – Một lịch sử mới về thế giới (Tựa gốc: The Silk Roads: A New History of The World) ngay từ lúc mới xuất bản đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phát hành.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu mới mẻ, cởi mở cùng lối thể hiện lịch sử văn minh như một chuyến du hành đầy hấp dẫn, chuyên chở một hàm lượng tri thức khổng lồ, đầy uyên bác của Peter Frankopan đã nhận được nhiều lời khen tặng, đánh giá cao từ giới phê bình.
Tác phẩm này đưa Peter Frankopan trở thành một tên tuổi mới và sáng giá trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử toàn cầu.
417.000đ
490.000đ
-15%Sách Đạo quân Trung Quốc thầm lặng
Hai nhà báo thường trú tại Bắc Kinh Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo đã đi qua hai mươi lăm quốc gia với hàng ngàn dặm để điều tra cách thức người Trung Quốc đang nhanh chóng đưa phần lớn thế giới vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Từ các mỏ ở Peru đến các khu rừng ở Siberia, từ các con đập ở Sudan đến các mỏ ngọc của Miến Điện – ở khắp mọi nơi.
Đây là một tác phẩm xuất sắc của thể loại báo chí điều tra. Là cuốn sách đầu tiên đưa tin chi tiết về cuộc di cư của người Trung Quốc trong lịch sử và ghi lại tiếng nói của những người đang tham gia cũng như người dân bản địa.
Nhưng phần hấp dẫn nhất của cuốn sách là đề cập đến mặt khác của cuộc di cư này, đó là cách thức người Trung Quốc đang tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn thế giới. Những gì mà hai tác giả phát hiện là câu chuyện về con người, kinh tế, và chính trị, đang làm thay đổi tiến trình lịch sử và chưa bao giờ được khám phá, hoặc tường thuật sâu sắc và thực tế.
“Mạnh mẽ… Tuyệt vời… Cuốn sách đào sâu vào cốt lõi chính trị.”
Michael Sheridan, Sunday Times
“Sống động và đầy tính nhân văn… [Đạo quân Trung Quốc thầm lặng] cung cấp thông tin cần thiết cho tất cả những ai muốn tìm hiểu cách tiếp cận toàn cầu của tập đoàn Trung Quốc đang thay đổi cuộc sống của mọi người trên hành tinh này.”
Frank Dikötter, Literary Review
“Nghiên cứu [của Cardenal và Araújo] thật phi thường và những sự thật mà họ khai quật được khiến người ta giật mình… Người Trung Quốc nên suy ngẫm về những câu hỏi mà cuốn sách nêu ra. Nhẹ nhàng mà nói thì dường như có một trường hợp cần lời giải đáp.”
Evening Standard
“Những hiểu biết tuyệt vời về nền kinh tế vĩ mô, nhưng cuối cùng những câu chuyện về con người mới là điều khiến [Đạo quân Trung Quốc thầm lặng] trở nên hấp dẫn… Nhất định phải đọc quyển sách này.”
223.000đ
262.000đ
-15%TRƯỜNG SA 1988 – HỒ SƠ MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ
TRƯỜNG SA 1988 – HỒ SƠ MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ
Trường Sa 1988 – Hồ sơ một sự kiện lịch sử của tác giả Võ Hà là tập sách được sưu tầm, biên soạn một cách hệ thống các tư liệu là các tuyên bố, các công hàm ngoại giao, các bài báo xã luận, bài viết, ký sự… được đăng trên báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân năm 1988 – ngay trước và sau sự kiện thảm sát Gạc Ma ngày 14-3-1988, trong khoảng thời gian từ tháng 2-1988 đến tháng 6-1988. Cuốn sách ra đời với mong muốn bổ sung các thông tin, tài liệu về sự kiện lịch sử này; làm rõ hơn các căn cứ lịch sử, cơ sở pháp lý của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và phần nào cả quần đảo Hoàng Sa – ngay tại thời điểm năm 1988.
Cuốn sách được tác giả dày công sưu tầm, chắt lọc và sắp xếp theo một trình tự rõ ràng, thể hiện một cách sôi nổi phong trào cả nước hướng về Trường Sa – vì Trường Sa thân yêu, tạo khí thế chiến đấu, lao động, sản xuất vượt bậc cho biển đảo quê hương. Đặc biệt xúc động là các bài viết về sự hy sinh của các chiến sĩ Trường Sa quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc tại cụm đảo Sinh Tồn, đó là hình ảnh rất đẹp về những người chiến sĩ Việt Nam.
Cuốn sách Trường Sa 1988 – Hồ sơ một sự kiện lịch sử của tác giả Võ Hà xứng đáng là cuốn sách cần có trong tủ sách mỗi gia đình Việt Nam để các thế hệ hiểu rõ thêm về một sự kiện lịch sử còn bị che khuất bởi nhiều nguyên nhân. Và bởi lịch sử chưa dừng lại ở thì quá khứ.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Võ Hà sinh năm 1984 tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Sư phạm Lịch sử. Hiện anh đang sinh sống làm việc tại Đà Nẵng.
Từ năm 2011, Võ Hà bắt đầu tiếp cận, nghiên cứu các tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Sớm nhận thấy khoảng trống trong sự hiểu biết của bản thân và thế hệ trẻ Việt Nam về lịch sử Trường Sa – Hoàng Sa, Võ Hà quyết định theo đuổi đề tài này với hy vọng giúp độc giả biết đúng về lịch sử, từ đấy rút ra được những bài học đúng đắn cho quan hệ quốc tế và trách nhiệm với xã hội của mỗi người trong bối cảnh phức tạp hiện nay.
268.000đ
315.000đ
-15%NHỮNG MÓN QUÀ CỦA NGƯỜI DA ĐỎ
NHỮNG MÓN QUÀ CỦA NGƯỜI DA ĐỎ
Jack Weatherford là tác giả của nhiều cuốn sách Lịch sử bán chạy. Ông còn là chuyên gia về các dân tộc bộ lạc. Đồng thời là giáo sư ngành Nhân học tại Macalester College ở Minnesota trong nhiều năm.
Các tác phẩm:
- Những món quà của người da đỏ (Indian Givers, 1989).
- Genghis Khan and the Making of the Modern World (2005)
- The Secret History of the Mongol Queens (2010)
Sau 500 năm, món nợ khổng lồ của thế giới đối với trí tuệ của người da đỏ châu Mỹ cuối cùng đã được nhà nhân chủng học Jack Weatherford khám phá trong bối cảnh sống động. Ông lần theo dấu vết những đóng góp quan trọng của người da đỏ đối với hệ thống chính quyền liên bang, thể chế dân chủ, nền y học, nông nghiệp, kiến trúc và sinh thái học hiện đại, và trong cuốn sách mang tính đột phá đáng kinh ngạc này đưa ra một bước tiến khổng lồ trong việc khôi phục lịch sử thực sự của nước Mỹ.
“Vừa thú vị lại vừa đáng suy ngẫm… Rất ít tác giả đương đại có tài làm cho quá trình đào sâu tìm hiểu lịch sử lại dường như trở nên quan trọng và mang tính tức thời được như Weatherford.”
The Washington Post
234.000đ
259.000đ
-10%BÍ MẬT THIÊU ĐỐT TÂM CAN
BÍ MẬT THIÊU ĐỐT TÂM CAN
BURNING SECRET
Tiểu thuyết
Bí mật thiêu đốt tâm can (nguyên tác tiếng Đức: Brennendes Geheimnis; tiếng Anh: Burning Secret) từng được các đạo diễn Richus Gliese, Robert Siodmak, Andrew Birkin… chuyển thể thành kịch câm, phim điện ảnh. Năm 1956, đạo diễn lừng danh Stanley Kubrick cùng nhà văn Calder Willingham chuyển đã thể thành một kịch bản phim, nhưng việc sản xuất phim không thành, kịch bản thất lạc mãi đến 60 năm sau mới được phát hiện ra.
Zweig là nhà văn am hiểu về cuộc sống mà ông miêu tả, và là người có tài phân tích tuyệt vời…
– Stephen Spender, The New York Review of Books
Zweig luôn thể hiện sự tinh tế trong văn phong, lòng trắc ẩn và sự am tường tâm lý con người.
– Barthold Fles, The New Republic
Đọc văn của Zweig không chỉ là bước vào thế giới của câu chuyện, mà là ngụp lặn trong đó.
– Rachel Cohen, Bookforum
—————————-
Bí mật thiêu đốt tâm can là tác phẩm quan trọng, điển hình của phong cách văn chương Stefan Zweig; được dịch ra nhiều thứ tiếng và tái bản nhiều lần trên toàn thế giới.
—————————-
THÔNG TIN TÁC GIẢ
STEFAN ZWEIG (1881 – 1942)
Là tiểu thuyết gia, nhà thơ, kịch tác gia và là nhà trí thức danh tiếng và có ảnh hưởng trong thế kỷ 20.
Ông sinh ra ở Vienna trong một gia đình giàu có gốc Do Thái.
Trong thập niên 1920 và 1930, ông là một trong những nhà văn có tác phẩm bán chạy nhất châu Âu; được giới phê bình đánh giá là bậc thầy miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật.
Khi chủ nghĩa phát xít trỗi dậy, ông di cư sang London, lấy quốc tịch Anh, rồi sang New York và cuối cùng là Brazil.
Ông cùng vợ tự sát tại Brazil vào năm 1942 trong sự tuyệt vọng về một thế giới đang đứng trước bờ vực của cuộc Thế chiến thứ hai.
Các tác phẩm tiêu biểu: Bí mật thiêu đốt tâm can (tiểu thuyết, 1913), Bức thư của người đàn bà không quen (truyện vừa, 1922), 24 giờ trong đời một người đàn bà (truyện vừa, 1927)…
92.000đ
108.000đ
-15%CHỌN SỨC KHỎE, CHỌN ORGANIC
CHỌN SỨC KHỎE, CHỌN ORGANIC
Maria Rodale từng là Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Rodale Inc., một nhà xuất bản Mỹ chuyên in ấn sách, tạp chí về sức khỏe, môi trường và phong cách sống lành mạnh. Bà từng nhận một số giải thưởng như: Racheal Carson (2004, Hiệp hội Audubon Quốc gia), giải thưởng về Sức khỏe và Phẩm giá Phụ nữ (2007, Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc)…
Chọn sức khỏe, chọn Organic! đã khơi dậy tính chất quan trọng của phong trào hữu cơ, khi khí hậu toàn cầu có những chuyển biến xấu và tương lai cạn kiệt dầu khí đang đe doạ sự sống còn của ngành công nghiệp hôm nay. Cuốn sách này tràn đầy sự thông thái của tác giả, sự lạc quan, cũng như những lý lẽ giản dị mà ít ai nghĩ đến. Với Chọn sức khỏe, chọn Organic! bạn sẽ tìm được cách để bắt đầu hành trình chữa lành cuộc sống.
“Thông tin trong Chọn sức khỏe, chọn Organic! sẽ giúp bạn không chỉ cứu lấy cuộc sống của chính bạn và gia đình bạn mà còn góp phần cứu rỗi thế giới. Nếu bạn chỉ đọc một cuốn sách trong năm nay, thì đây là cuốn sách bạn nên chọn!”_ Jillian Michaels
199.000đ
249.000đ
-20%CHUYẾN BAY THÁNG BA
CHUYẾN BAY THÁNG BA
Cuốn sách là tác phẩm đầu tay của tác giả Lê Khải Việt.
Với 13 truyện ngắn cùng một lối viết tỉnh táo và khúc chiết, tác giả đã làm hiện lên ở đó những số phận con người. Và, dù ít dù nhiều, thì cuộc chiến kết thúc tại Việt Nam năm 1975 cũng xuất hiện trong mỗi truyện, lật lại những mảnh ký ức cũ xưa để từ đó đem đến cho người đọc những cảm nhận riêng.
“Thành phố biến màu, ngã ba biên giới bụi bặm, văn khố với những tài liệu phủ bụi, tung tích những trận đánh, những cựu binh mắc kẹt trong cuộc lần tìm ký ức, bức ảnh về chuyến bay định mệnh… là các dấu chỉ tản mát mà hợp nhất để quá khứ được tương thông theo cách của văn chương. Không với tham vọng phát lộ rõ thêm về cuộc chiến hôm qua (các sử gia chân chính sẽ làm điều này), người viết biết tiết chế và tránh diễn giải về những lằn ranh hư ảo; xác lập một lối viết gọn gàng, tỉnh táo, ấn tượng với các lớp chuyển bối cảnh khéo léo. Ở đó, cuộc sống tinh thần đa chiều, phức hợp của thực tại hậu chiến được hiện ra một cách tự nhiên.”_
118.000đ
139.000đ
-15%