Giỏ hàng của bạn không có sản phẩm. |

nhà nguyễn
Sách Chính Sách Tôn Giáo Thời Tự Đức (1848-1883)
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO THỜI TỰ ĐỨC (1848-1883) – NGUYỄN NGỌC QUỲNH
Chính sách tôn giáo dưới triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời Tự Đức là giai đoạn để lại những dấu ấn sâu sắc, có vị trí quan trọng trong chính sách đối với tôn giáo thời phong kiến ở Việt Nam. Có thể nói, triều Nguyễn thực sự làm chủ và hoàn thiện chế độ trong khoảng bốn triều vua đầu. Những đường hướng chính của chính sách quản lý xã hội nói chung, chính sách tôn giáo nói riêng của triều Nguyễn đã cơ bản được hình thành và phát triển ở giai đoạn này.
Thời Tự Đức là tâm điểm đáng chú ý nhất khi nghiên cứu về chính sách tôn giáo triều Nguyễn, đây là giai đoạn hết sức phức tạp, triều đình phải đối phó với thực dân phương Tây cũng như tôn giáo do họ mang tới. Nghiên cứu chính sách tôn giáo dưới thời Tự Đức sẽ góp phần làm sáng tỏ câu hỏi dưới triều vua này đã giải quyết vấn đề tôn giáo như thế nào, đâu là những cố gắng cần ghi nhận và nguyên nhân nào dẫn đến những thất bại trong chính sách tôn giáo, những hệ quả xã hội và những bài học kinh nghiệm cần rút ra
Những năm gần đây, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trở nên đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo ở nước ta vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, có lúc và có nơi trở thành điểm nóng. Thực tiễn sôi động đó đòi hỏi nhận thức về tôn giáo phải luôn đổi mới cho phù hợp với thời đại. Vì vậy, việc nhìn nhận và đánh giá lại những tác động và ảnh hưởng của chính sách tôn giáo thời Tự Đức dưới cái nhìn đổi mới để hiểu được một phần lịch sử của chính sách tôn giáo, những kinh nghiệm và bài học từ chính sách đó đối với cuộc sống hôm nay là một việc làm cần thiết.
Từ đó, cuốn “CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO THỜI TỰ ĐỨC (1848-1883)” ra đời như là một sự bổ sung cần thiết cho việc bổ sung, cải cách những chính sách tôn giáo để áp dụng với đương thời. Hiện cuốn sách đã có mặt tại cửa hàng, hãy nhanh tay liên hệ để sở hữu nhé.
140.000đ
165.000đ
-15%Sách Hoạt Động Chế Tạo Và Quản Lý Sử Dụng Vũ Khí Dưới Triều Nguyễn Giai Đoạn 1802 – 1883
HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG VŨ KHÍ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN 1802-1883
Triều Nguyễn là vương triều cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam gắn liền với nhiều biến cố quan trọng của lịch sử dân tộc. Trong 143 năm tồn tại (1802-1945), vương triều Nguyễn cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là giai đoạn trị vì của Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức từ năm 1802 đến năm 1883. Trên thực tế, Gia Long lên ngôi đã ra sức củng cố chính quyền về mọi mặt và hoàn thành việc thống nhất đất nước sau hơn hai thế kỉ bị chia cắt, phân liệt. Minh Mệnh với công cuộc cải cách của mình đã đưa triều Nguyễn bước sang một giai đoạn mới, đặc biệt là đã khẳng định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tự Đức cũng có nhiều chính sách quan trọng trong việc phát triển văn hóa của đất nước. Giai đoạn lịch sử này cũng ghi nhận những thách thức to lớn đặt ra đối với vương triều Nguyễn. Trong đó, việc đối diện với nguy cơ bị xâm lược bởi thực dân phương Tây là thách thức lớn nhất. Đứng trước mối đe dọa đó, các hoàng đế triều Nguyễn đều có ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia và nỗ lực tìm kiếm đường hướng giải quyết với mong muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xâm lược từ thực dân phương Tây cũng như giữ vững trật tự xã hội. Nhưng cuối cùng những nỗ lực trên chưa đạt được hiệu quả như kì vọng. Điều đó đã khiến cho Việt Nam bị rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX.
Vì cai trị đất nước trong một giai đoạn đầy biến động phức tạp như vậy, đặc biệt là việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX có liên quan mật thiết đến triều Nguyễn nên trong một thời gian dài, vương triều này đã trở thành một trong những đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới sử học và việc có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều nhau khi đánh giá về triều Nguyễn cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Năm 2008, hội thảo về triều Nguyễn do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức đã giải quyết được nhiều vấn đề. Trong hội thảo này, giới sử học về cơ bản cũng đã tìm được tiếng nói chung trong việc đánh giá triều Nguyễn theo hướng khách quan, khoa học và công bằng hơn. Đương nhiên, triều Nguyễn vẫn còn không ít góc khuất cần được làm sáng tỏ. Các nhà khoa học vẫn đang miệt mài giải mã những bí ẩn để trả lại đúng vai trò, vị trí của vương triều này trong lịch sử dân tộc. Trong đó, hoạt động chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn trong giai đoạn 18 tư cách là một khí cụ dùng trong chiến đấu – đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài từ đơn sơ đến hiện đại. Có thể nói, vũ khí xuất hiện cùng với sự phát triển của loài người. Khi xã hội phân chia giai cấp, các cuộc chiến tranh diễn ra ngày càng nhiều thì việc chế tạo, quản lý, sử dụng vũ khí càng được con người chú ý nhiều hơn…
131.000đ
155.000đ
-15%