Giao hàng miễn phí
Đơn hàng trên 500.000đ
Đổi trả hàng trong vòng 7 ngày
Thanh toán tại nhà
Hỗ trợ 24/7
Hot Line: +0123.4568.89
Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm

Cửa hàng

Sách Trường Mỹ Thuật Đông Dương – Lịch Sử Và Nghệ Thuật

TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG – LỊCH SỬ VÀ NGHỆ THUẬT

Ở khoảng thời gian đầu của thế kỉ trước, một cuộc gặp mặt giữa Victor Tardieu và Nguyễn Nam Sơn đã tạo ra “một ngôi trường mỹ thuật không giống với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới” – theo lời nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng nước Pháp – Waldemar George.

Ngôi trường ở trên chính là Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mặc dù thời gian tồn tại của ngôi trường này chỉ vỏn vẹn 20 năm, nhưng trong 2 thập kỉ đấy, hàng loạt những nhân tài cũng như các tác phẩm nghệ thuật đã ra đời, và đây cũng được coi như cái nôi cho những kiệt tác sau này.

Mặc dù cũng đã có một vài những khảo cứu để tổng hợp những tác phẩm thuộc Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương trong khoảng thời gian nêu trên, nhưng những khảo cứu đó vẫn chưa đầy đủ cũng như là không có tính tổng hợp, hay có thể nói là dần dần đi vào những cái “ngách” sâu, nhưng cái độc giả cần là một “con đường thẳng và rộng”.

Để đáp ứng cái thị hiếu ấy, thì cuốn “Trường Mỹ Thuật Đông Dương – Lịch Sử và Nghệ Thuật“ ra đời như đưa một cái nhìn tổng thể cho những bạn đọc mong muốn được sở hữu những thông tin đầy đủ về Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương cũng như những con người, tác phẩm được sản sinh từ cái nôi ấy. Một nội dung tưởng chừng đã biến mất, một giao diện hoàn toàn thuyết phục mọi cái nhìn, cái chạm, vậy còn đợi gì nữa mà không nhanh tay sở hữu ?

719.000đ

799.000đ

-10%

Sách Hoàng Hoa Thám – Paul Chack

212.000đ

250.000đ

-15%

Sách Hoàng Hoa Thám – Paul Chack

HOÀNG HOA THÁM – PAUL CHACK

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh tiềm tàng của người nông dân đất Việt….

Hoàng Hoa Thám, còn gọi là Đề Dương, Đề Thám (“Đề đốc” Thám) hay Hùm thiêng Yên Thế, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp (1885 – 1913). Dù những tư liệu về Đề Thám và Yên Thế đã có mặt trong nhiều tác phẩm, tư liệu khảo cứu, nhưng việc xác định góc nhìn của của độc giả đương thời về con người và cuộc khởi nghĩa này vẫn chưa được hoàn chỉnh, mặc dù có thể đã đi theo những lối mòn về việc phân tích cái đúng, cái sai của nhân vật cũng như sự kiện lịch sử này.

Để mang đến một góc nhìn có hơi hướng khác và cũng như có một chứng kiến rõ ràng hơn, chúng tôi mang tới với độc giả cuốn Hoàng Hoa Thám, nhưng Đề Thám và Yên Thế sẽ được khảo cứu dưới góc phân tích của Paul Chack (với tư cách là trợ lý cho các Toàn quyền Đông Dương trong thời kỳ ác liệt nhất của cuộc đàn áp khởi nghĩa Yên Thế (1909-1910) ông đã ghi lại cuộc đời của Hoàng Hoa Thám – thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa này qua cuốn “Giặc Hoàng Thám” xuất bản tại Pháp năm 1933).

212.000đ

250.000đ

-15%

Sách Đồ Họa Cổ Việt Nam (Bìa Cứng)

ĐỒ HỌA CỔ VIỆT NAM

Ban đầu chúng tôi chỉ có ý định làm cuốn sách về đồ họa Phật giáo, một kho tàng văn hóa cổ Việt Nam vốn chưa được khai thác, những sách này bao gồm các bản in và các mộc bản lưu trữ tại các chùa Việt Nam và chúng tôi chỉ định khai thác đồ họa tranh, nhưng lúc đó họa sỹ Trương Hạnh e ngại một cuốn sách Phật Giáo thuần túy và cần phải xin phép của ban tôn giáo chính phủ, nên ông đề nghị làm cuốn Đồ họa cổ Việt Nam. Như vậy chúng tôi phải thêm các phần tranh dân gian vào sách và phần đồ họa Phật Giáo vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong sách (70%)

Đồ họa kinh sách phật giáo có cả ngàn năm lịch sử ít nhất từ thời Lý đến thời Nguyễn, nhưng do chiến tranh, thời gian đã không cho phép chúng ta có thể lưu trữ các ấn phẩm từ thời Lý, cổ nhất có thể tìm thấy bản in kinh chùa Vạn Đức, Hội An vào thế kỷ thứ 16, các bản in thế kỷ 17 cũng ko còn nhiều mà chủ yếu là vào thế kỷ 18,19 ở các chùa đồng bằng Bắc Bộ. Chưa kể một số lượng sách Nho giáo, Đạo Giáo, sách thuốc và các sách xã hội khác được ấn loát trong thời phong kiến đủ là một kho tàng đồ họa cổ Việt Nam đồ sộ.

“Cuốn sách Đồ họa cổ Việt Nam được nhóm làm sách chúng tôi khởi dựng từ những năm 1995/1996 cùng nhau thực hiện vào năm 1998 và được NXB in vào năm 1999, có thể nói không có họa sỹ Trương Hạnh thì cuốn sách khó có thể ra đời vì ông dành nhiều chi phí của NXB và công sức để in cuốn sách này, năm 2003 nhân có triển lãm văn hóa Việt Nam tại bảo tàng New York, quỹ Ford đã tài trợ cho chúng tôi tiền dịch cuốn sách đó ra tiếng Anh, người dịch là tiến sỹ ngôn ngữ Thế Hùng, kho đó ông đã gần 80 tuổi” – Phan Cẩm Thượng

809.000đ

899.000đ

-10%

Sách Hoạt Động Chế Tạo Và Quản Lý Sử Dụng Vũ Khí Dưới Triều Nguyễn Giai Đoạn 1802 – 1883

HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG VŨ KHÍ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN 1802-1883

Triều Nguyễn là vương triều cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam gắn liền với nhiều biến cố quan trọng của lịch sử dân tộc. Trong 143 năm tồn tại (1802-1945), vương triều Nguyễn cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là giai đoạn trị vì của Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức từ năm 1802 đến năm 1883. Trên thực tế, Gia Long lên ngôi đã ra sức củng cố chính quyền về mọi mặt và hoàn thành việc thống nhất đất nước sau hơn hai thế kỉ bị chia cắt, phân liệt. Minh Mệnh với công cuộc cải cách của mình đã đưa triều Nguyễn bước sang một giai đoạn mới, đặc biệt là đã khẳng định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tự Đức cũng có nhiều chính sách quan trọng trong việc phát triển văn hóa của đất nước. Giai đoạn lịch sử này cũng ghi nhận những thách thức to lớn đặt ra đối với vương triều Nguyễn. Trong đó, việc đối diện với nguy cơ bị xâm lược bởi thực dân phương Tây là thách thức lớn nhất. Đứng trước mối đe dọa đó, các hoàng đế triều Nguyễn đều có ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia và nỗ lực tìm kiếm đường hướng giải quyết với mong muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xâm lược từ thực dân phương Tây cũng như giữ vững trật tự xã hội. Nhưng cuối cùng những nỗ lực trên chưa đạt được hiệu quả như kì vọng. Điều đó đã khiến cho Việt Nam bị rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX.

Vì cai trị đất nước trong một giai đoạn đầy biến động phức tạp như vậy, đặc biệt là việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX có liên quan mật thiết đến triều Nguyễn nên trong một thời gian dài, vương triều này đã trở thành một trong những đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới sử học và việc có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều nhau khi đánh giá về triều Nguyễn cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Năm 2008, hội thảo về triều Nguyễn do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức đã giải quyết được nhiều vấn đề. Trong hội thảo này, giới sử học về cơ bản cũng đã tìm được tiếng nói chung trong việc đánh giá triều Nguyễn theo hướng khách quan, khoa học và công bằng hơn. Đương nhiên, triều Nguyễn vẫn còn không ít góc khuất cần được làm sáng tỏ. Các nhà khoa học vẫn đang miệt mài giải mã những bí ẩn để trả lại đúng vai trò, vị trí của vương triều này trong lịch sử dân tộc. Trong đó, hoạt động chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn trong giai đoạn 18 tư cách là một khí cụ dùng trong chiến đấu – đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài từ đơn sơ đến hiện đại. Có thể nói, vũ khí xuất hiện cùng với sự phát triển của loài người. Khi xã hội phân chia giai cấp, các cuộc chiến tranh diễn ra ngày càng nhiều thì việc chế tạo, quản lý, sử dụng vũ khí càng được con người chú ý nhiều hơn…

131.000đ

155.000đ

-15%

Sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ (Bìa mềm)

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ BẮC KỲ – MARCEL BEMANASE

Nghệ Thuật luôn là một thứ vô tận, và trong hàng vạn những khía cạnh, chủ đề nghệ thuật, thì Nghệ Thuật Trang Trí cũng là một dạng đặc biệt. Ở Bắc Kỳ, trong lịch sử đã có những dấu ấn riêng biệt trong cách trang trí, và đây cũng là một khía cạnh được rất nhiều người quan tâm cũng như khảo cứu.

Bởi vậy, với những tài liệu từ chính những người thợ thủ công cung cấp, và kèm đó là sự quan sát một cách miệt mài từ lịch sử cho đến giai đoạn đương thời của những người viết sách, thêm vào đấy là những thông tin mang tính huyền thoại và lịch sử, liên quan đến từng lĩnh vực nghệ thuật của Bắc Kỳ của ông Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông – con của nguyên Nhiếp chính vương, một người yêu nghệ thuật khai sáng, người bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật ở Bắc Kỳ, thì cuốn “Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ” ra đời như một lời giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông, đồng thời là một lời tri ân đối với các nghệ nhân ở Bắc Kỳ.

“Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ” của Marcel Bernanose bao gồm 64 hình khắc nằm ngoài bài và 48 hình minh hoạ sống động nằm trong các bài viết giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông là tác phẩm trang trí nghệ thuật sơ khai và đặc trưng nổi tiếng một thời của những người thợ thủ công Bắc Kỳ. Dõi theo từng bước công việc sáng tạo vô cùng tỉ mẩn và tinh xảo trên nhiều chất liệu (gỗ, kim loại, vải, giấy, v.v..), phong phú về hình thức thể hiện (lăng mộ, chùa, công trình kiến trúc) bạn đọc sẽ thêm thấu hiểu và tri ân công sức của các nghệ nhân, để cùng chung sức bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật trang trí Bắc Kỳ nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.

Mục lục sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ

  • THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO GIỚI THIỆU
  • NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở BẮC KỲ
  • I. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
    1. Nguồn gốc
    2. Các điều kiện phát triển 3. Sự phát triển
  • II. NHỮNG NHẬN XÉT VỀ NGHỆ THUẬT
    1. Nét đặc trưng
    2. Họa tiết trang trí
  • III. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
    1. Nguyên tắc
    2. Chùa
    3. Lăng mộ
  • IV. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỖ
    1. Chạm khắc
    2. Đồ sơn mài
    3. Đỗ khảm
  • V. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIM LOẠI
    1. Đồng và đồ đồng, thiếc
    2. Đồ kim hoàn
  • VI. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒ GỐM
  • VII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ VẢI VIII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GIẤY
  • IX. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
    1. Nghệ thuật trang trí gỗ
    2. Nghệ thuật trang trí kim loại
    3. Nghệ thuật trang trí vải
    4. Nghệ thuật trang trí giấy
  • THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO
  • MỤC LỤC HÌNH ẢNH
  • MỤC LỤC HÌNH KHẮC

200.000đ

235.000đ

-15%

Sách Chính Sách Tôn Giáo Thời Tự Đức (1848-1883)

CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO THỜI TỰ ĐỨC (1848-1883) – NGUYỄN NGỌC QUỲNH

Chính sách tôn giáo dưới triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời Tự Đức là giai đoạn để lại những dấu ấn sâu sắc, có vị trí quan trọng trong chính sách đối với tôn giáo thời phong kiến ở Việt Nam. Có thể nói, triều Nguyễn thực sự làm chủ và hoàn thiện chế độ trong khoảng bốn triều vua đầu. Những đường hướng chính của chính sách quản lý xã hội nói chung, chính sách tôn giáo nói riêng của triều Nguyễn đã cơ bản được hình thành và phát triển ở giai đoạn này.

Thời Tự Đức là tâm điểm đáng chú ý nhất khi nghiên cứu về chính sách tôn giáo triều Nguyễn, đây là giai đoạn hết sức phức tạp, triều đình phải đối phó với thực dân phương Tây cũng như tôn giáo do họ mang tới. Nghiên cứu chính sách tôn giáo dưới thời Tự Đức sẽ góp phần làm sáng tỏ câu hỏi dưới triều vua này đã giải quyết vấn đề tôn giáo như thế nào, đâu là những cố gắng cần ghi nhận và nguyên nhân nào dẫn đến những thất bại trong chính sách tôn giáo, những hệ quả xã hội và những bài học kinh nghiệm cần rút ra

Những năm gần đây, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trở nên đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo ở nước ta vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, có lúc và có nơi trở thành điểm nóng. Thực tiễn sôi động đó đòi hỏi nhận thức về tôn giáo phải luôn đổi mới cho phù hợp với thời đại. Vì vậy, việc nhìn nhận và đánh giá lại những tác động và ảnh hưởng của chính sách tôn giáo thời Tự Đức dưới cái nhìn đổi mới để hiểu được một phần lịch sử của chính sách tôn giáo, những kinh nghiệm và bài học từ chính sách đó đối với cuộc sống hôm nay là một việc làm cần thiết.

Từ đó, cuốn “CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO THỜI TỰ ĐỨC (1848-1883)” ra đời như là một sự bổ sung cần thiết cho việc bổ sung, cải cách những chính sách tôn giáo để áp dụng với đương thời. Hiện cuốn sách đã có mặt tại cửa hàng, hãy nhanh tay liên hệ để sở hữu nhé.

140.000đ

165.000đ

-15%

Sách Văn Học Thiếu Nhi Trên Tuần Báo Truyền Bá (Bộ 15 Cuốn)

VĂN HỌC THIẾU NHI TRÊN TUẦN BÁO TRUYỀN BÁ – NHIỀU TÁC GIẢ

Nhận thấy mảng sách dành cho thiếu nhi thiếu vắng trên văn đàn, ông chủ Nhà in, Nhà xuất bản Tân Dân và cũng là nhà viết kịch Vũ Đình Long với sự nhanh nhạy của mình đã quy tụ những cây bút nổi tiếng và cả những cây bút trẻ cho ra mắt tuần báo “Truyền bá” (tuần báo của tuổi trẻ). “Truyền bá” in như một tạp chí, ban đầu ra mỗi tháng hai số, về sau in mỗi tuần một số, kéo dài từ năm 1941 đến 1945.

Nội dung của một số “Truyền bá” thường được thực hiện theo khung: Truyện chính ghi trên bìa một cũng là tiêu đề của số đó. Những truyện này có hình minh họa của họa sĩ Thịnh Đen hoặc Nguyệt Hồ đi kèm. Tuần báo phong phú về thể loại, đặc sắc về đề tài, nội dung lành mạnh nhằm giáo dục nhân cách các em nhỏ, chuyển tải những thông điệp tốt đẹp về tình bạn, tình người, những giá trị nhân văn cao cả… Tuần báo không chỉ thu hút độc giả là các em thiếu nhi mà còn là ấn phẩm được đông đảo bạn đọc ở mọi lứa tuổi tìm mua. Tuần báo “Truyền bá” còn là nơi đỡ đầu nhiều tác giả nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam, tiêu biểu như nhà văn Tô Hoài. “Dế mèn phiêu lưu ký” – tác phẩm để đời của nhà văn Tô Hoài lần đầu xuất hiện trên tờ “Truyền bá” đã đi vào tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em không chỉ của Việt Nam mà còn được dịch và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.

Mong muốn giới thiệu lại những tác phẩm dành cho lứa tuổi thiếu nhi cách nay ngót 80 năm, Truongphuongbooks phối hợp với Nhà xuất bản Văn học tái bản bộ sách này với hình thức in truyện chính trên bìa một của số “Truyền bá” được giới thiệu.

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!

393.500đ

463.000đ

-15%

Sách Học Thuật Binh Pháp – Học Thuyết

HỌC THUẬT BINH PHÁP – HỌC THUYẾT – PHẠM GIẬT ĐỨC

Nhận xét từ các cuộc chiến tranh trên toàn thế giới, cái thuần túy của chiến pháp không thay đổi mấy. Mặc dù những phương tiện khoa học đã thay đổi chiến trường đôi chút, nhưng nguyên tắc chính của binh pháp không hề bị bỏ đi, hoặc đào thải những tinh hoa cổ truyền.

Cốt lõi của tính chất chiến pháp cổ truyền là nền tảng để phổ biến và biến hóa tùy theo hoàn cảnh nhưng vẫn giữ lại cái cốt cán nguyên thể, bởi vậy, cho đến nay, những binh pháp vẫn là thứ học thuật tiêu biểu mang tính ứng dụng cao – thứ dựa theo hai yếu tố căn bản bất di bất dịch: Địa hình và nhân tâm.

Từ đó, ta có thể thấy trong binh pháp nhưng ta có thể học được nhiều kiến thức khác, và chiến pháp không chỉ áp dụng trong chiến trường, mà phải biết áp dụng cả vào cuộc sống. Chúng tôi muốn đưa những kiến thức quan trọng mà rộng rãi ấy đến toàn bộ độc giả, nên Học Thuật Binh Pháp ra đời một lần nữa như một điều tất yếu.

Hãy nhanh tay đón đọc những dòng chữ bổ ích này nhé.

67.000đ

79.000đ

-15%

Sách Binh Pháp Tinh Hoa – Nguyễn Quang Trứ

BINH PHÁP TINH HOA – NGUYỄN QUANG TRỨ

Luận giải 13 Thiên Binh Pháp Tôn Võ Tử – Đối chiếu các nguyên lý hành binh và các trận đánh lớn của lịch sử Đông – Tây hiện đại và cận đại.

Binh Pháp Tinh Hoa là cuốn sách có giá trị ứng dụng rộng rãi không chỉ trong quân đội, kinh doanh, thể thao mà còn trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Nó phù hợp cho những người đòi hỏi phải có kỹ năng hoạch định chiến lược, quản lý và lãnh đạo ở khắp nơi trên thế giới. Thậm chí những chỉ dẫn khôn ngoan trong việc hẹn hò hay trong các mối quan hệ cũng được đúc kết trong cuốn sách binh pháp cổ của Tôn Tử.

106.000đ

125.000đ

-15%

Sách Chữ, Văn Quốc Ngữ – Thời Kỳ Đầu Pháp Thuộc

CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ – THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC – NGUYỄN VĂN TRUNG

Ở đây, chúng tôi không nói tới thời kỳ đầu chữ quốc ngữ trước khi người Pháp can thiệp và xâm chiếm Việt Nam, mà chỉ muốn nói tới thời kỳ đầu chữ quốc ngữ lúc người Pháp đã đặt guồng máy của họ tại Nam Kỳ kể từ khi chữ quốc ngữ vượt khỏi cánh cửa Nhà Chung, họ đạo sang lãnh vực hành chính, học chánh, văn hoá…

Từ trước tới nay, nói về thời kỳ ban đầu này, các nhà biên khảo lịch sử, văn học thường đưa ra một số luận điệu quen thuộc sau:

1. Những Petrus Ký, Paulus Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh là những người tiên phong của nền văn học quốc ngữ thuở ban đầu.

2. Nhờ những nhà văn tiên phong trên mà chữ quốc ngữ đã đắc thắng chữ Nho, chữ Nôm, đồng thời đưa chữ quốc ngữ từ lãnh vực thuần tuý tôn giáo sang lãnh vực xã hội, văn học.

3. Những người trên cũng đã chủ trương những tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên hoặc đã đề xướng việc dịch những tác phẩm cổ văn (Hán, Nôm) ra chữ quốc ngữ.

4. Do đó, những nhà văn hoá trên được coi như những người có công rất lớn đối với nền văn học chữ quốc ngữ lúc ban đầu: họ được suy tụng như những ông tổ văn học cận đại, những nhà cách mạng vĩ đại…

(Trích lời nói đầu)

112.000đ

125.000đ

-10%

Sách Tiếng Ca Bộ Lạc – Đinh Hùng

TIẾNG CA BỘ LẠC – ĐINH HÙNG

Đinh Hùng vẫn chưa được biết đến nhiều: kể cả các nhà nghiên cứu nhiều cảm tình với Đinh Hùng (không đông) chủ yếu chỉ phân tích thơ Đinh Hùng trong hai tập, Mê hồn ca và Đường vào tình sử. Nhưng sự nghiệp thơ của Đinh Hùng không chỉ gồm hai tập ấy, mà còn tập Tiếng ca bộ lạc. Mê hồn ca in lần đầu năm 1954, gồm 16 bài, Đường vào tình sử in năm 1961, gồm 60 bài, còn Tiếng ca bộ lạc do nhà xuất bản Lửa Thiêng in năm 1973, gồm 36 bài, khi Đinh Hùng đã qua đời (Đinh Hùng mất năm 1967), có sự tham gia của Vũ Hoàng Chương.

Tập thơ này quan trọng không kém hai tập thơ kia, và cũng cần nhớ rằng ở trường hợp Đinh Hùng, ngoài vài trường hợp hãn hữu, gần như ta không xác định được niên đại chính xác cho từng bài thơ; nhiều bài trong Tiếng ca bộ lạc chắc chắn được viết cùng giai đoạn Mê hồn ca và Đường vào tình sử.

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

ĐINH HÙNG – Sinh (1920-1967) là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết. Tên tuổi của Đinh Hùng đương thời ông phần nào được kiểm chứng bởi thực tế ông là một trong số ít văn nghệ sĩ có mặt trong cuốn “Mười khuôn mặt văn nghệ” (xuất bản lần thứ nhất năm 1970) của Tạ Tỵ, bên cạnh một số tên tuổi lẫy lừng của văn học nghệ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20 như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, hay Vũ Hoàng Chương.

449.000đ

499.000đ

-10%

Sách Đường Vào Tình Sử (Bìa Cứng) – Đinh Hùng

ĐƯỜNG VÀO TÌNH SỬ – ĐINH HÙNG

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

ĐINH HÙNG – Sinh (1920-1967) là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết. Tên tuổi của Đinh Hùng đương thời ông phần nào được kiểm chứng bởi thực tế ông là một trong số ít văn nghệ sĩ có mặt trong cuốn “Mười khuôn mặt văn nghệ” (xuất bản lần thứ nhất năm 1970) của Tạ Tỵ, bên cạnh một số tên tuổi lẫy lừng của văn học nghệ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20 như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, hay Vũ Hoàng Chương.

449.000đ

499.000đ

-10%

Sách Mê Hồn Ca – Đinh Hùng

341.000đ

379.000đ

-10%

Sách Mê Hồn Ca – Đinh Hùng

MÊ HỒN CA – ĐINH HÙNG

Trong tư duy thơ, quan niệm về chất thơ của Đinh Hùng và Rimbaud có những điểm gặp gỡ. Thi sĩ là một kẻ mang lòng hoang dã, yêu thiên nhiên và gần gũi vẻ hoang sơ. Rimbaud bỏ học và lang thang trên ruộng đồng, mơ đến những hương hồn thảo dã như Đinh Hùng vọng về tiền sử, trong vệt dương sa, dấu chân cầm thú, những đêm hoang nguyên thủy, nơi con người lẫn giữa thiên nhiên…

(Trần Bình Trọng)

Ta gần em mê từ ngón bàn chân
Mắt nhắm lại để lòng người gió bão
Khi sùng bái ta nâng quỳ nếp áo
Nhưng cúi đầu trước vẻ trang nghiêm

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

ĐINH HÙNG – Sinh (1920-1967) là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết. Tên tuổi của Đinh Hùng đương thời ông phần nào được kiểm chứng bởi thực tế ông là một trong số ít văn nghệ sĩ có mặt trong cuốn “Mười khuôn mặt văn nghệ” (xuất bản lần thứ nhất năm 1970) của Tạ Tỵ, bên cạnh một số tên tuổi lẫy lừng của văn học nghệ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20 như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, hay Vũ Hoàng Chương.

341.000đ

379.000đ

-10%

Sách Lược Khảo Binh Chế Việt Nam Qua Các Thời Đại

LƯỢC KHẢO BINH CHẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI – NGUYỄN TƯỜNG PHƯỢNG

“Lược Khảo Binh Chế Việt Nam Qua Các Thời Đại” là một tựa sách cổ ra đời vào năm Bính Tuất (1946) do Nguyễn Du Văn Học hội Xuất bản nhưng không may những ấn phẩm này bị hỏa hoạn thiêu hủy. May mắn tìm được bản sách trong một lần tình cờ gặp được một chủ tiệm sách ở phố Hàng Bông và cuốn sách lại được nhà xuất bản Ngày Mai phục chế và tái bản năm 1950 do ông Nguyễn Tường Phượng chủ biên.

Các phần chính sách Lược Khảo Binh Chế Việt Nam Qua Các Thời Đại

  • Binh Chế.
  • Binh chế các đời: Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn.
  • Võ Khí, Võ Phục, Võ Nghệ.
  • Thi Cử
  • Thi Võ Trận Đồ, Trận Pháp.
  • Trận Bạch Đằng, Trận Đống Đa.
  • Tinh thần quân nhân.

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

NGUYỄN TƯỜNG PHƯỢNG – Sinh (1899 – 1974) hiệu Tiên Đàm, tự Kỳ Sơn, biệt hiệu Mai Lâm, sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, dòng dõi họ Nguyễn làng Nội Duệ Đông (huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Bên cạnh hàng trăm bài khảo cứu trên Tạp chí Tri Tân, Nguyễn Tường Phượng còn là tác giả sách Binh chế Việt Nam qua các thời đại; đồng tác giả Văn học sử Việt Nam tiền bán và hậu bán thế kỷ 19 (cùng Bùi Hữu Sủng và Phan Văn Sách); đồng tác giả Lược truyện các tác gia Việt Nam (do Trần Văn Giáp chủ biên)…

Khi ra đời, Hội đồng quản trị của Đoàn Báo chí Việt Nam gồm có: Chủ tịch Nguyễn Tường Phượng; Phó Chủ tịch Nguyễn Tấn Gi Trọng và Đỗ Đức Dục; Tổng Thư ký Nguyễn Huy Tưởng. Sau này, Đoàn Báo chí Việt Nam được thay thế bằng Hội Những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam).

92.600đ

109.000đ

-15%

Sách Đám Ma Tôi – Hoài Điệp

269.000đ

299.000đ

-10%

Sách Đám Ma Tôi – Hoài Điệp

ĐÁM MA TÔI – HOÀI ĐIỆP

“Đám ma tôi” được nhà xuất bản Tân Việt ấn hành lần thứ nhất vào tháng 11 năm 1940, khi thi sĩ Đinh Hùng vừa mới 20 tuổi. Song nhiều ý kiến cho rằng, có thể tập văn xuôi này được ông viết sớm hơn hoặc có ý định viết từ mấy năm trước đó.

Nội dung “Đám ma tôi” thể hiện cách nghĩ của chàng trai trẻ đối với đời sống xung quanh, về quan niệm sống – chết ở đời. Điều đặc biệt là thay vì chọn làm người sống để nói về người chết như cách tư duy thông thường, Đinh Hùng làm ngược lại, chọn làm người chết để nói đến “từng những đời sống rải rác ở đây, ở đó, từng những cuộc đời chiêm bao”.

Cụ thể, trong tập văn xuôi, thi sĩ Đinh Hùng thể hiện câu chuyện người con trai 17 tuổi kể trong lúc cậu đang nằm chết, cậu chết đi trong một buổi chiều khi còn là đứa trẻ ngây thơ. “Tôi chết nằm im trên giường, hai tay buông xuôi, mắt nhắm nghiền, ngực không còn thoi thóp.” Chết là việc thản nhiên với cậu bởi có sống ắt sẽ có chết, điều đáng mừng là cậu không phải sống đến tám mươi năm trời ngục thất như lời của ông thầy tướng năm xưa.

Bằng giọng văn giễu cợt không chút kiêng kỵ trong “Đám ma tôi”, Đinh Hùng đã sáng tác một bài thơ chia ly “để thấy lòng mình đơn chiếc”, “vẽ phác bóng một rừng người qua mắt để trông, nhìn vài cảnh tượng hay hay… Tôi sống trước để mà cảm trước, tôi chết từ khi đang sống để hiểu thêm ý nghĩa đời này”.

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

HOÀI ĐIỆP – Tên thật Đinh Hùng (1920-1967) là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết. Đinh Hùng sinh ngày 3 tháng 7 năm 1920 tại làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông (nay thuộc Thủ đô Hà Nội), là con út cụ Hàn Phụng (tên Phụng, chức hàn lâm thị độc). Thuở nhỏ Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tại trường Bưởi (Hà Nội). Sau khi đậu “cao đẳng tiểu học” hạng bình thứ và được học bổng theo ban chuyên khoa để thi tú tài bản xứ thì “thần Ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn trên” (theo lời kể của Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang đi viết văn, làm thơ. Năm 1931, người chị thứ ba của ông tên Tuyết Hồng đã tự vẫn tại hồ Trúc Bạch vì hờn giận tình duyên. Mấy tháng sau cha ông cũng qua đời khi chưa đến tuổi 50. Ba năm sau, người chị lớn nhất của ông cũng chết trẻ. Năm 1943, Đinh Hùng theo sống với chị là bà Thục Oanh. Cũng năm này, ông cho xuất bản tập văn xuôi Đám ma tôi và đăng thơ trên Hà Nội tân văn của Vũ Ngọc Phan, Giai phẩm Đời Nay của nhóm Tự Lực văn đoàn…

Nhưng ông thật sự bắt đầu nổi tiếng với bài thơ “Kỳ Nữ” mà Thế Lữ chọn in trong truyện Trại Bồ Tùng Linh. Năm 1944, Vũ Hoàng Chương cưới Thục Oanh rồi về Nam Định, Đinh Hùng ở lại Hà Nội và cho ra đời giai phẩm Dạ Đài, với sự cộng tác của một số bạn như Trần Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch,…Cũng trong năm này, Đinh Hùng tản cư theo báo Cứu Quốc. Sau đó, ông về Thái Bình dạy học cùng người vợ mới cưới (Nguyễn Thị Thanh). Khi ấy, Vũ Hoàng Chương và vợ cũng đang tản cư về ở nơi đó. Năm 1949, Đinh Hùng cùng vợ con trở lại Hà Nội. Tại đây ông cho ấn hành giai phẩm Kinh Đô văn nghệ (1952) và tập thơ Mê Hồn ca (1954). Tháng 8 năm 1954, ông cùng vợ con vào Sài Gòn, lập ra tờ nhật báo Tự Do, có sự cộng tác của Tam Lang, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong,…

Năm 1955, nhật báo trên đình bản, ông cộng tác với Đài phát thanh Sài Gòn, giữ mục Tao Đàn, chuyên về thơ ca, cho đến hết đời. Trong những năm tháng ở Sài Gòn, Đinh Hùng viết tiểu thuyết dã sử Cô gái gò Ôn khâu, Người đao phủ thành Đại La và làm thơ trào phúng trên báo Tự Do, báo Ngôn Luận.

Năm 1961, ông cho in tập Đường vào tình sử (tác phẩm này được trao giải thưởng Văn chương về thi ca năm 1962). Năm 1962, ông cho ra tuần báo Tao Đàn thi nhân, nhưng mới phát hành được 2 số thì ông mất lúc 5 giờ sáng ngày 24 tháng 8 năm 1967 tại bệnh viện Bình Dân, Sài Gòn, vì bệnh ung thư gan.

Sau khi ông mất, nhà xuất bản Giao điểm cho phát hành tác phẩm Ngày đó có em vào ngày 16 tháng 10 năm 1967. Ngoài những tác phẩm vừa kể trên, Đinh Hùng còn có 8 tác phẩm chưa xuất bản: Tiếng ca bộ lạc (thơ), Tiếng ca đầu súng (hồi ký), Dạ lan hương (văn xuôi), Sử giả (tùy bút), Vần điệu giao tình (cảo luận) và 3 kịch thơ: Lạc lối trần gian, Phan Thanh Giản, Cánh tay hào kiệt.

269.000đ

299.000đ

-10%