Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm

Biên Khảo - Văn Hóa Lịch Sử

Hiển thị 1–15 của 33 kết quả

Chính Sách Tôn Giáo Thời Tự Đức (1848-1883)

CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO THỜI TỰ ĐỨC (1848-1883) – NGUYỄN NGỌC QUỲNH

Chính sách tôn giáo dưới triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời Tự Đức là giai đoạn để lại những dấu ấn sâu sắc, có vị trí quan trọng trong chính sách đối với tôn giáo thời phong kiến ở Việt Nam. Có thể nói, triều Nguyễn thực sự làm chủ và hoàn thiện chế độ trong khoảng bốn triều vua đầu. Những đường hướng chính của chính sách quản lý xã hội nói chung, chính sách tôn giáo nói riêng của triều Nguyễn đã cơ bản được hình thành và phát triển ở giai đoạn này.

Thời Tự Đức là tâm điểm đáng chú ý nhất khi nghiên cứu về chính sách tôn giáo triều Nguyễn, đây là giai đoạn hết sức phức tạp, triều đình phải đối phó với thực dân phương Tây cũng như tôn giáo do họ mang tới. Nghiên cứu chính sách tôn giáo dưới thời Tự Đức sẽ góp phần làm sáng tỏ câu hỏi dưới triều vua này đã giải quyết vấn đề tôn giáo như thế nào, đâu là những cố gắng cần ghi nhận và nguyên nhân nào dẫn đến những thất bại trong chính sách tôn giáo, những hệ quả xã hội và những bài học kinh nghiệm cần rút ra

Những năm gần đây, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trở nên đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo ở nước ta vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, có lúc và có nơi trở thành điểm nóng. Thực tiễn sôi động đó đòi hỏi nhận thức về tôn giáo phải luôn đổi mới cho phù hợp với thời đại. Vì vậy, việc nhìn nhận và đánh giá lại những tác động và ảnh hưởng của chính sách tôn giáo thời Tự Đức dưới cái nhìn đổi mới để hiểu được một phần lịch sử của chính sách tôn giáo, những kinh nghiệm và bài học từ chính sách đó đối với cuộc sống hôm nay là một việc làm cần thiết.

Từ đó, cuốn “CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO THỜI TỰ ĐỨC (1848-1883)” ra đời như là một sự bổ sung cần thiết cho việc bổ sung, cải cách những chính sách tôn giáo để áp dụng với đương thời. Hiện cuốn sách đã có mặt tại cửa hàng, hãy nhanh tay liên hệ để sở hữu nhé.

140.000đ

165.000đ

-15%

Chữ, Văn Quốc Ngữ – Thời Kỳ Đầu Pháp Thuộc

CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ – THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC – NGUYỄN VĂN TRUNG

Ở đây, chúng tôi không nói tới thời kỳ đầu chữ quốc ngữ trước khi người Pháp can thiệp và xâm chiếm Việt Nam, mà chỉ muốn nói tới thời kỳ đầu chữ quốc ngữ lúc người Pháp đã đặt guồng máy của họ tại Nam Kỳ kể từ khi chữ quốc ngữ vượt khỏi cánh cửa Nhà Chung, họ đạo sang lãnh vực hành chính, học chánh, văn hoá…

Từ trước tới nay, nói về thời kỳ ban đầu này, các nhà biên khảo lịch sử, văn học thường đưa ra một số luận điệu quen thuộc sau:

1. Những Petrus Ký, Paulus Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh là những người tiên phong của nền văn học quốc ngữ thuở ban đầu.

2. Nhờ những nhà văn tiên phong trên mà chữ quốc ngữ đã đắc thắng chữ Nho, chữ Nôm, đồng thời đưa chữ quốc ngữ từ lãnh vực thuần tuý tôn giáo sang lãnh vực xã hội, văn học.

3. Những người trên cũng đã chủ trương những tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên hoặc đã đề xướng việc dịch những tác phẩm cổ văn (Hán, Nôm) ra chữ quốc ngữ.

4. Do đó, những nhà văn hoá trên được coi như những người có công rất lớn đối với nền văn học chữ quốc ngữ lúc ban đầu: họ được suy tụng như những ông tổ văn học cận đại, những nhà cách mạng vĩ đại…

(Trích lời nói đầu)

112.000đ

125.000đ

-10%

CHUN TAE-IL – NGỌN ĐUỐC SỐNG CHO GIAI CẤP CẦN LAO

Chun Tae-Il – Ngọn Đuốc Sống Cho Giai Cấp Cần Lao | Cho Young-Rae

Chun Tae-il – Ngọn đuốc sống cho giai cấp cần lao (Nguyên tác: 전태일 평전; bản tiếng Anh: A Single Spark: The Biography of Chun Tea-il) vừa cung cấp thêm cho độc giả những hiểu biết về quá trình chuyển biến nhận thức và hành động của nhà hoạt động Chun Tae-il, vừa là bài học về một tấm gương ngời sáng không thỏa hiệp với những bất công, áp bức, dù cho phải hy sinh cả tính mạng.

Xuất thân từ một gia cảnh nghèo đói, Chun Tae-il bước vào đời trong một tư thế thua thiệt: làm một công nhân may mặc ở khu xưởng Pyounghwa, Seoul vào khoảng giữa thập niên 1960. Đó là môi trường điển hình của vấn nạn người làm công ăn lương bị bóc lột, ép làm việc nặng nhọc với mức lương bèo bọt, phải chịu đựng những quy định lao động hà khắc của giới chủ…

Tinh thần phản kháng trước những bất công trong quy định lao động đương thời đã thôi thúc Chun Tae-il chọn lấy con đường hành động có tính cách mạng về pháp lý và trực tiếp hơn, là khởi xướng một phong trào hành động nhằm cải thiện tình hình làm việc của công nhân.Việc cất lên tiếng nói chính trực và hành động giành lại công bằng cho giới cần lao đã dẫn đến một kết cục bi thảm, nhưng ở đó Chun Tae-il chính thức trở thành một biểu tượng quật khởi.

Ngày 13.11.1970, chàng trai Chun Tae-il đã tự thiêu cùng với cuốn Luật tiêu chuẩn lao động trong tay.

Câu chuyện về Chun Tae-il trở thành một điển cứu vô giá cho xã hội hiện đại, không chỉ ở Hàn Quốc, mà còn ở bất cứ quốc gia nào.

ĐÁNH GIÁ

“Câu chuyện của người lao động trẻ Chun Tae-Il cần phải trở thành nước mắt của 60 triệu đồng bào. Một câu chuyện được tan thành nước mắt và chảy thành một dòng sông trong mát. một câu chuyện phải trở thành mạch ngầm của lịch sử dân tộc, cuộn chảy và phá tan thành trì như cái chết chắn lối đi hướng về phía trước.” – Mun Ik-hwan (Chủ tích Ủy ban Xây dựng Nhà Tưởng niệm Chun Tae-il)

“Cái chết của người lao động thì không có tên; nhưng trường hợp của Chun Tae-il thì khác…

Dù anh chưa được ai biết tới, dù anh chưa được ai tôn trọng, dù anh chỉ là một phận người hèn mọn sống vô danh, nhưng sau khi hét lên “Đừng đề cái chết của tôi thành vô nghĩa!” và ngã xuống, cái chết của anh đã được thế giới biết tới, tạo một sự chấn động cho thế giới, trở thành ánh lửa xuyên qua màn đêm hiện thực lạnh băng như đá, một sự kiện được ghi vào lịch sử. Đền tận lúc này, ta vẫn không thể đo cho hết được sự chấn động mà cái chết của anh gây ra cho thế giới, cũng như sức ảnh hướng mà cái chết của anh đem lại cho quần chúng chúng ta.” – Cho Young-rae

TÁC GIẢ: CHO YOUNG-RAE

Là luật sư nhân quyền nổi tiếng tại Hàn Quốc.

Cảm động trước tinh thần quật khởi của Chun Tae-il, ông đã viết cuốn sách này.

152.000đ

179.000đ

-15%

ĐẾ CHẾ ĐÔNG ẤN ANH – William Dalrymple

ĐẾ CHẾ ĐÔNG ẤN ANH – WILLIAM DALRYMPLE

 

Đế chế Đông Ấn Anh – Một lịch sử của giao thương, quyền lực và sự tham tàn, kể lại câu chuyện lịch sử ấn tượng bậc nhất: bằng cách nào mà Đế chế Mughal – vốn đã thống trị nền thương mại và sản xuất thế giới, nắm trong tay nguồn nhân lực gần như vô hạn – lại tan tành và bị thay thế bởi một tập đoàn đa quốc gia cách nơi đó hàng ngàn dặm, bên kia biển lớn, một tập đoàn chỉ chịu trách nhiệm với các cổ đông, hầu hết chưa từng nhìn thấy Ấn Độ và chẳng hề biết gì về đất nước mà của cải từ đó đã trả cổ tức cho họ.

Sử dụng các nguồn tư liệu trước kia chưa có ai tìm hiểu, Dalrymple kể câu chuyện về Công ty Đông Ấn theo cách chưa từng thấy và vẽ ra chân dung những hệ quả tai hại của việc lạm dụng quyền lực doanh nghiệp.

 

“Tuyệt diệu… Một câu chuyện sống động và giàu chi tiết… đáng đọc với tất cả mọi người”_ The New York Times Book Review

————————

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

WILLIAM DALRYMPLE – Là một trong những sử gia lớn của Anh và tác giả có sách bán chạy từng giành giải Wolfson: White Mughals, The Last Mughal, cũng là cuốn giành giải Duff Cooper, và giải Hemingway và Kapucinski cho cuốn Return of a King.

Ông là hội viên Hội Hoàng gia Văn chương, Hội Hoàng gia châu Á, Hội Hoàng gia Edinburgh; từng là học giả khách mời ở các Đại học Princeton và Brown.

Ông viết thường xuyên cho New York Review of Books, New Yorker và Guardian. Năm 2018, ông được trao tặng Huy chương Chủ tịch danh giá của Viện Hàn lâm Anh vì thành tựu xuất sắc và đồng sáng lập Hội chợ Văn chương Jaipur.

499.000đ

580.000đ

-14%

Đồ Họa Cổ Việt Nam (Bìa Cứng)

ĐỒ HỌA CỔ VIỆT NAM

Ban đầu chúng tôi chỉ có ý định làm cuốn sách về đồ họa Phật giáo, một kho tàng văn hóa cổ Việt Nam vốn chưa được khai thác, những sách này bao gồm các bản in và các mộc bản lưu trữ tại các chùa Việt Nam và chúng tôi chỉ định khai thác đồ họa tranh, nhưng lúc đó họa sỹ Trương Hạnh e ngại một cuốn sách Phật Giáo thuần túy và cần phải xin phép của ban tôn giáo chính phủ, nên ông đề nghị làm cuốn Đồ họa cổ Việt Nam. Như vậy chúng tôi phải thêm các phần tranh dân gian vào sách và phần đồ họa Phật Giáo vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong sách (70%)

Đồ họa kinh sách phật giáo có cả ngàn năm lịch sử ít nhất từ thời Lý đến thời Nguyễn, nhưng do chiến tranh, thời gian đã không cho phép chúng ta có thể lưu trữ các ấn phẩm từ thời Lý, cổ nhất có thể tìm thấy bản in kinh chùa Vạn Đức, Hội An vào thế kỷ thứ 16, các bản in thế kỷ 17 cũng ko còn nhiều mà chủ yếu là vào thế kỷ 18,19 ở các chùa đồng bằng Bắc Bộ. Chưa kể một số lượng sách Nho giáo, Đạo Giáo, sách thuốc và các sách xã hội khác được ấn loát trong thời phong kiến đủ là một kho tàng đồ họa cổ Việt Nam đồ sộ.

“Cuốn sách Đồ họa cổ Việt Nam được nhóm làm sách chúng tôi khởi dựng từ những năm 1995/1996 cùng nhau thực hiện vào năm 1998 và được NXB in vào năm 1999, có thể nói không có họa sỹ Trương Hạnh thì cuốn sách khó có thể ra đời vì ông dành nhiều chi phí của NXB và công sức để in cuốn sách này, năm 2003 nhân có triển lãm văn hóa Việt Nam tại bảo tàng New York, quỹ Ford đã tài trợ cho chúng tôi tiền dịch cuốn sách đó ra tiếng Anh, người dịch là tiến sỹ ngôn ngữ Thế Hùng, kho đó ông đã gần 80 tuổi” – Phan Cẩm Thượng

809.000đ

899.000đ

-10%

Hoàng Hoa Thám – Paul Chack

212.000đ

250.000đ

-15%

Hoàng Hoa Thám – Paul Chack

HOÀNG HOA THÁM – PAUL CHACK

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh tiềm tàng của người nông dân đất Việt….

Hoàng Hoa Thám, còn gọi là Đề Dương, Đề Thám (“Đề đốc” Thám) hay Hùm thiêng Yên Thế, là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp (1885 – 1913). Dù những tư liệu về Đề Thám và Yên Thế đã có mặt trong nhiều tác phẩm, tư liệu khảo cứu, nhưng việc xác định góc nhìn của của độc giả đương thời về con người và cuộc khởi nghĩa này vẫn chưa được hoàn chỉnh, mặc dù có thể đã đi theo những lối mòn về việc phân tích cái đúng, cái sai của nhân vật cũng như sự kiện lịch sử này.

Để mang đến một góc nhìn có hơi hướng khác và cũng như có một chứng kiến rõ ràng hơn, chúng tôi mang tới với độc giả cuốn Hoàng Hoa Thám, nhưng Đề Thám và Yên Thế sẽ được khảo cứu dưới góc phân tích của Paul Chack (với tư cách là trợ lý cho các Toàn quyền Đông Dương trong thời kỳ ác liệt nhất của cuộc đàn áp khởi nghĩa Yên Thế (1909-1910) ông đã ghi lại cuộc đời của Hoàng Hoa Thám – thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa này qua cuốn “Giặc Hoàng Thám” xuất bản tại Pháp năm 1933).

212.000đ

250.000đ

-15%

Hoạt Động Chế Tạo Và Quản Lý Sử Dụng Vũ Khí Dưới Triều Nguyễn Giai Đoạn 1802 – 1883

HOẠT ĐỘNG CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG VŨ KHÍ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN 1802-1883

Triều Nguyễn là vương triều cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam gắn liền với nhiều biến cố quan trọng của lịch sử dân tộc. Trong 143 năm tồn tại (1802-1945), vương triều Nguyễn cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là giai đoạn trị vì của Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức từ năm 1802 đến năm 1883. Trên thực tế, Gia Long lên ngôi đã ra sức củng cố chính quyền về mọi mặt và hoàn thành việc thống nhất đất nước sau hơn hai thế kỉ bị chia cắt, phân liệt. Minh Mệnh với công cuộc cải cách của mình đã đưa triều Nguyễn bước sang một giai đoạn mới, đặc biệt là đã khẳng định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tự Đức cũng có nhiều chính sách quan trọng trong việc phát triển văn hóa của đất nước. Giai đoạn lịch sử này cũng ghi nhận những thách thức to lớn đặt ra đối với vương triều Nguyễn. Trong đó, việc đối diện với nguy cơ bị xâm lược bởi thực dân phương Tây là thách thức lớn nhất. Đứng trước mối đe dọa đó, các hoàng đế triều Nguyễn đều có ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia và nỗ lực tìm kiếm đường hướng giải quyết với mong muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xâm lược từ thực dân phương Tây cũng như giữ vững trật tự xã hội. Nhưng cuối cùng những nỗ lực trên chưa đạt được hiệu quả như kì vọng. Điều đó đã khiến cho Việt Nam bị rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX.

Vì cai trị đất nước trong một giai đoạn đầy biến động phức tạp như vậy, đặc biệt là việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX có liên quan mật thiết đến triều Nguyễn nên trong một thời gian dài, vương triều này đã trở thành một trong những đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới sử học và việc có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều nhau khi đánh giá về triều Nguyễn cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Năm 2008, hội thảo về triều Nguyễn do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức đã giải quyết được nhiều vấn đề. Trong hội thảo này, giới sử học về cơ bản cũng đã tìm được tiếng nói chung trong việc đánh giá triều Nguyễn theo hướng khách quan, khoa học và công bằng hơn. Đương nhiên, triều Nguyễn vẫn còn không ít góc khuất cần được làm sáng tỏ. Các nhà khoa học vẫn đang miệt mài giải mã những bí ẩn để trả lại đúng vai trò, vị trí của vương triều này trong lịch sử dân tộc. Trong đó, hoạt động chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn trong giai đoạn 18 tư cách là một khí cụ dùng trong chiến đấu – đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài từ đơn sơ đến hiện đại. Có thể nói, vũ khí xuất hiện cùng với sự phát triển của loài người. Khi xã hội phân chia giai cấp, các cuộc chiến tranh diễn ra ngày càng nhiều thì việc chế tạo, quản lý, sử dụng vũ khí càng được con người chú ý nhiều hơn…

131.000đ

155.000đ

-15%

Hương Ước Làng Công Giáo Vùng Đồng Bằng Sông Hồng

HƯƠNG ƯỚC LÀNG CÔNG GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

– NGUYỄN THỊ QUẾ HƯƠNG

Cũng như các tôn giáo khác, Công giáo từ khi du nhập vào Việt Nam (thế kỷ XVII) đến nay luôn đồng hành cùng dân tộc và có ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người dân trong quá trình truyền giáo. Công giáo với nền văn hóa ngoại lại, từng bước hội nhập vào trong nền văn hóa dân tộc tạo nên sự phong phú và đa dạng cho văn hóa Việt Nam. Sự hội nhập văn hóa đó thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, ngôn ngữ, lễ hội,…

Với cách tiếp cận mới – Tôn giáo học kết hợp với Sử học, Văn bản học, tác giả đã trình bày về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, đặc điểm cũng như những nội dung cơ bản của hương ước làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng trong lịch sử và hiện tại qua 4 chương sách cụ thể như sau:

  • Chương 1: Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu.
  • Chương 2: Lịch sử hình thành, quá trình phát triển của hương ước làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng.
  • Chương 3: Những nội dung cơ bản của hương ước làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng.
  • Chương 4: Hương ước làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng trong đời sống văn hóa – xã hội hiện nay.

Từ việc sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, tác giả đã chỉ ra nét đặc trưng của làng và hương ước làng Công giáo thể hiện qua những quy định khá chi tiết về các vấn đề như: Tế tự, (thực chất là các Thánh lễ) tục lệ, phong hóa, ruộng công và tổ chức thiết chế chính trị – tôn giáo, Hôn nhân, (nhất phu, nhất phụ). Điều đó thể hiện sự hội nhập văn hóa làng xã của Công giáo, sự hòa nhập giữa lối sống của người Việt và lối sống của người Công giáo, giữa truyền thống và hiện đại trong làng quê Việt Nam,

Từ việc so sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong một số nội dung cơ bản giữa hương ước làng Công giáo nói chung với làng Việt, giữa làng Công giáo toàn tòng và làng Lương – Giáo qua từng giai đoạn khác nhau, cho thấy tính kế thừa cũng như phát huy những giá trị nhân văn của hương ước trong đời sống văn hóa – xã hội của người dân giai đoạn hiện nay. Qua những nét khác biệt trong nội dung hương ước làng Công giáo toàn tòng và làng Lương – Giảo sẽ thấy rõ vai trò của các tổ chức thiết chế chính trị – tôn giáo trong làng Công giáo nói chung là khác nhau thể hiện qua các mối quan hệ, qua cách ứng xử của từng cá nhân, tập thể trong làng, điều đó cho thấy tính mềm dẻo, linh hoạt của người Công giáo trong vấn đề hội nhập văn hóa hết sức khéo léo và tinh tế.
Cuốn sách này như là một trong những đóng góp nhỏ vào khối Di sản văn hóa Công giáo ở Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm khối tư liệu về làng xã Việt Nam và cũng là nguồn giá trị có ý nghĩa, có sức sống dẻo dai trong nền văn hóa của Việt Nam.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách Hương tước làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng: Lịch sử và hiện tại.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo

220.000đ

259.000đ

-15%

Ký Họa Việt Nam Đầu Thế Kỷ 20 (Bìa Cứng)

KÝ HỌA VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ 20

Trong những năm gần đây, báo chí trong và ngoài nước đã đưa tin về một “Bộ tranh khắc gỗ” hay “Một kho tàng văn hóa” gồm hàng ngàn bức vẽ mới tìm lại được khi từ Hà Nội, từ Paris hay khi từ thành phố Hồ Chí Minh.

Tin ấy đã gợi sự chú ý của nhiều người xa gần muốn tìm hiểu thực chất của kho tàng này như thế nào. Để đáp ứng thị hiếu đó, thì PGS.TS Sử Học Nguyễn Mạnh Hùng đã dành ra nhiều năm miệt mài nghiên cứu và thu thập tư liệu, đặc biệt trong đó là tìm lại được một công trình tưởng chừng đã quên lãng đó là Kỹ thuật của người An Nam (Trchnique du peuple Annamite) của Henru Oger, cùng với sự giúp đỡ của các giáo sư Hán Nôm, Hán Học, Pháp Văn của khoa Văn, khoa Luật thuộc Viện Đại học Sài Gòn, thì sau một thời gian dài “thai nghén”, cuốn Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ được ra đời như một tài liệu đầy đủ cho mọi độc giả đang tò mò về vấn đề này.

Sau bản ra mắt lần đầu năm 1988 và được đón nhận một cách nồng nhiệt, thi cuốn sách này đã được trở lại với đương đại sau một thời gian suy nghĩ về tính phù hợp của văn bản này với đương thời, hãy nhanh tay đón đọc pho sử này nhé.

“Kỹ thuật của người An Nam” của Henri Oger (người Pháp thực hiện từ năm 1908 đến 1909 tại Hà Nội) là một công trình khảo cứu về cơ cấu xã hội từ làng xã đến gia đình cùng các phong tục tập quán, đời sống văn hóa, tín ngưỡng vùng Bắc Bộ.

Công trình giá trị này từng bị quên lãng từ gần 1 thế kỷ. Thầy Nguyễn Mạnh Hùng bằng say mê tâm huyết của mình đã có nghiên cứu khám phá ở tầm vĩ mô cũng như vi mô góp phần phát hiện và công bố chính thức công trình của Henri Oger không chỉ trong nước và còn ở Pháp, Mỹ, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc…

315.000đ

350.000đ

-10%

Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Ngôn Ngữ (Bìa Cứng)

 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Ngôn Ngữ (Bìa Cứng)

Có khi nào bạn tự đặt câu hỏi ngôn ngữ và chữ viết mà bạn đang nói bắt nguồn từ đâu không?! Và bạn đã từng có câu trả lời khách quan cho câu hỏi này chưa? Từ thuở ban sơ chưa có tiếng nói, con người làm thế nào để giao tiếp với nhau!

Cuốn sách Lịch sử hình thành và phát triển ngôn ngữ sắp ra mắt là một ấn phẩm hữu ích cho các bạn đọc hiếu kỳ và đam mê về khám phá. Nó sẽ hé lộ một phần bí mật về nguồn gốc ban đầu của ngôn ngữ: “…một số bộ lạc ở châu Phi, người ta sử dụng trống tam-tam để gửi thông điệp cho nhau. Đối với họ loại trống này từ đâu đã đóng vai trò như điện báo điện thoại. Còn chúng ta, không sử dụng trống, nếu muốn rủ ai đó chơi bóng, bạn chỉ cần nói một câu đơn giản đại loại như: “Cậu có muốn chơi bóng không?”, hoặc bạn có thể sử dụng cử chỉ, có lẽ như vậy cũng khiến người ấy hiểu bạn, hoặc bạn có thể viết thư.”

Tại sao trên thế giới lại có nhiều ngôn ngữ đến thế, tại sao nhân loại không dùng chung một ngôn ngữ? Cuốn Lịch sử hình thành và phát triển ngôn ngữ chính là lời giải cho bí ẩn về nguồn gốc của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Hơn thế nữa, cuốn sách này đề cập đến sự manh nha của những ký hiệu chữ viết đầu tiên đến sự xuất hiện của 3000 ngôn ngữ và chữ viết, bạn có tò mò về quá trình này? Chắc chắn cuốn sách sẽ dẫn bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về sự xuất hiện của chữ viết đầu tiên và nguồn gốc chữ viết mà bạn đang sử dụng đấy.

327.000đ

385.000đ

-15%

Lịch Sử Nghệ Thuật Trung Hoa – Từ Thời Cổ Đại Đến Ngày Nay

“Yêu cái đẹp là thưởng thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật” – Ralph Waldo Emerson

George Soulié de Morant là học giả và nhà ngoại giao người Pháp. Soulié de Morant đã làm việc vài năm trong đoàn ngoại giao Pháp tại Trung Quốc, nơi ông giữ chức lãnh sự Pháp tại một số thành phố của Trung Quốc. Ông đã xuất bản một số tác phẩm về lịch sử Trung Quốc, văn học Trung Quốc và nghệ thuật Trung Quốc, cũng như một số bản dịch các tác phẩm văn học Trung Quốc.

Tác phẩm Lịch sử nghệ thuật Trung Hoa – Từ thời cổ đại đến ngày nay là một trong những tác phẩm đó.

Nghệ thuật Trung Hoa có một sự phát triển lâu đời và phong phú, đóng góp vào di sản văn hóa đặc biệt của nền văn minh Trung Quốc.

Nghệ thuật Trung Hoa không chỉ bao gồm các hình thức họa tiết trang trí trên các công trình kiến trúc như chùa chiền, lăng mộ, mà còn bao gồm điêu khắc gỗ, đá và tranh trang trí trên gốm, giấy, các chất liệu khác.

Thông qua hình dáng và màu sắc, phong cách của mỗi thời kỳ, sự thống nhất của phong cách này thông qua các hình thức nghệ thuật khác nhau, mối quan hệ giữa phong cách với thời đại của nó và sự tiếp nối từ thế kỷ này sang thế kỷ khác nhưng thật khó khi làm thế nào để phân biệt được cái đẹp nhất, cái tiêu biểu nhất trong các tác phẩm đích thực và trong cùng một thời kỳ?

Độc giả hãy đón đọc để cùng khám phá những điều đặc trưng trong nghệ thuật từng thời kỳ của Trung Quốc.

245.600đ

289.000đ

-15%

Lược Khảo Binh Chế Việt Nam Qua Các Thời Đại

LƯỢC KHẢO BINH CHẾ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI ĐẠI – NGUYỄN TƯỜNG PHƯỢNG

“Lược Khảo Binh Chế Việt Nam Qua Các Thời Đại” là một tựa sách cổ ra đời vào năm Bính Tuất (1946) do Nguyễn Du Văn Học hội Xuất bản nhưng không may những ấn phẩm này bị hỏa hoạn thiêu hủy. May mắn tìm được bản sách trong một lần tình cờ gặp được một chủ tiệm sách ở phố Hàng Bông và cuốn sách lại được nhà xuất bản Ngày Mai phục chế và tái bản năm 1950 do ông Nguyễn Tường Phượng chủ biên.

Các phần chính sách Lược Khảo Binh Chế Việt Nam Qua Các Thời Đại

  • Binh Chế.
  • Binh chế các đời: Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn.
  • Võ Khí, Võ Phục, Võ Nghệ.
  • Thi Cử
  • Thi Võ Trận Đồ, Trận Pháp.
  • Trận Bạch Đằng, Trận Đống Đa.
  • Tinh thần quân nhân.

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

NGUYỄN TƯỜNG PHƯỢNG – Sinh (1899 – 1974) hiệu Tiên Đàm, tự Kỳ Sơn, biệt hiệu Mai Lâm, sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, dòng dõi họ Nguyễn làng Nội Duệ Đông (huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Bên cạnh hàng trăm bài khảo cứu trên Tạp chí Tri Tân, Nguyễn Tường Phượng còn là tác giả sách Binh chế Việt Nam qua các thời đại; đồng tác giả Văn học sử Việt Nam tiền bán và hậu bán thế kỷ 19 (cùng Bùi Hữu Sủng và Phan Văn Sách); đồng tác giả Lược truyện các tác gia Việt Nam (do Trần Văn Giáp chủ biên)…

Khi ra đời, Hội đồng quản trị của Đoàn Báo chí Việt Nam gồm có: Chủ tịch Nguyễn Tường Phượng; Phó Chủ tịch Nguyễn Tấn Gi Trọng và Đỗ Đức Dục; Tổng Thư ký Nguyễn Huy Tưởng. Sau này, Đoàn Báo chí Việt Nam được thay thế bằng Hội Những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam).

92.600đ

109.000đ

-15%

Nghệ Thuật An Nam

245.000đ

288.000đ

-15%

Nghệ Thuật An Nam

NGHỆ THUẬT AN NAM – LOUIS BEZACIER

Phản đối cách nhìn nhận thành kiến và nhầm lẫn giữa nghệ thuật Việt Nam với nghệ thuật Trung Quốc, là nhà nghiên cứu phương Tây, khi nhận định về mỹ thuật Việt Nam, bạn đọc sẽ thấy quan điểm khách quan, khác biệt của Louis Bezacier trong cuốn sách “Nghệ thuật An Nam” qua cách so sánh, đối chiếu các chi tiết nhỏ kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lăng mộ, đền chùa.

Cuốn sách cung cấp nguồn tư liệu nghiên cứu quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về nghệ thuật An Nam, cách thiết đặt nền móng nghiên cứu về nghệ thuật Việt Nam một cách bài bản với những minh chứng nhằm biện luận rằng, nghệ thuật truyền thống thẩm mỹ rực rỡ, huy hoàng của người An Nam từ ngàn xưa là một nền nghệ thuật độc lập, đậm đà bản sắc dân tộc và thuần Việt.

245.000đ

288.000đ

-15%

Nghệ Thuật Chăm Pa Nghiên Cứu Kiến Trúc Và Điêu Khắc Đền Tháp

NGHỆ THUẬT CHĂM PA NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC ĐỀN THÁP – TRẦN KỲ PHƯƠNG

Trên tay bạn là một cuốn sách quý, “Nghệ thuật Champa: Nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc đền-tháp” của Trần Kỳ Phương, nhà nghiên cứu Champa tâm huyết và kỳ cựu, thành viên Viện Phan Châu Trinh (Hội An). Sách tập họp 11 nghiên cứu của tác giả, nói chung đều ngắn nhưng đọc kỹ mới thấy hóa ra đều thất công phu và sâu sắc, thậm chí có bài có thể được coi như một luận văn độc lập, tổng kết súc tích mà sáng sủa, khá hoàn chỉnh những tìm tòi, thảo luận phong phú và đa dạng về một đề tài quan trọng và phức tạp, đồng thời lại đưa thêm ra những ý kiến đề xuất, tranh luận độc lập của tác giả, do dựa trên những suy nghiệm lâu dài và đặc biệt dựa trên những tư liệu phong phú có được từ nhiều cuộc điền dã sâu, công phu, chăm chú. Nhiều đề xuất do vậy có tính thuyết phục cao, có thể coi là những đóng góp mới có giá trị cho những đề tài đang tranh cãi hoặc thậm chí đã được coi là xong.

Tên sách như đã thấy là nói về đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đền-tháp Champa, song để làm được điều này, Trần Kỳ Phương đã đặt đối tượng nghiên cứu của mình trong cả một hệ thống các mối quan hệ nhiều mặt địa lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, kinh tế, giao thương… trong thời gian và trong không gian rộng lớn hơn rất nhiều, bao gồm không chỉ Đông Dương, Đông Nam Á, mà đến cả Đông Á, Nam Á, và không ít khi đến tận Ả Rập. Là một nhà khoa học thật sự, bằng con mắt và đam mê quan sát đến từng vật thể tưởng chừng rất quen thuộc và thông thường, nhiều lần anh dắt người đọc đến những phát hiện bất ngờ mà rất quan trọng, chẳng hạn như từ vai trò của chiếc ché hay của lá trầu… mà lần ra những con đường đi của cư dân (các) vương quốc Champa [chú ý: bao giờ Trần Kỳ Phương cũng viết (các) vương quốc Champa chứ không phải vương quốc Champa từ vùng ven biển Nam Trung Bộ len lỏi đến vùng các sắc tộc Tây nguyên, và xa, rất xa hơn nữa, tạo nên những mối quan hệ giữa người với người đa dạng, phức tạp đến không ngờ, và để lại trên những nẻo đường ấy dấu vết văn hóa không chỉ tinh thần mà cả vật chất của họ: những ngôi tháp Chàm trong rừng sâu, mãi đến gần đây thỉnh thoảng mới được phát hiện ra, và hầu như chắc chắn vẫn còn ẩn khuất đầu đó chưa phát hiện được….

Cuốn sách nhỏ và súc tích này do vậy là một cuốn sách đầy gợi mở. Trần Kỳ Phương là một nhà Champa học luôn còn muốn đi tìm. Có một số điều anh nghĩ là đã tìm thấy và khẳng định, có những điều trước đây anh đã khẳng định này thấy cần nghĩ lại, xác định lại. Cũng có những ý tưởng nảy sinh anh còn cố đeo đuổi để có thể đi đến khẳng địn Chẳng hạn về việc giao thương giữa cư dân vùng ven biển người Chàm trước đây hay người Việt về sau này, lâu ” vẫn được coi chủ thể là những người ở vùng duyên hải động thu hút hàng lâm thổ sản của cư dân các sắc tộc miền núi, thường theo các dòng sông lớn đổ về các thị cảng ven biển… Trần Kỳ Phương, qua những quan sát chăm chú trong các chuyến điền dã công phu của mình, đã nghĩ rằng sự thực không chỉ có thế. Cư dân các sắc tộc ở miền núi còn chủ động tổ chức thị trường riêng của mình, đưa hàng hóa của họ, nhiều khi không phải theo các dòng sông mà đi đường bộ, về các hướng Tây. Nên chú ý: sườn phía đông Tây Nguyên dốc đứng, còn sườn phía tây lại thoai thoải khá bằng phẳng xuôi về sông Mekong..

Đọc cuốn sách này của nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương do vậy thường không bị nặng cảm giác khô khan. Mà là cảm giác được đi theo một người đang say mê đi tìm và thân mật tâm sự với ta về cuộc hành trình lắm khi nhọc nhằn mà hấp dẫn và thú vị của anh.

Viên Phan Châu Trinh xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Chủ Tịch Hội Đồng Viện
Nguyên Ngọc
Tháng 12 – 2019

177.600đ

209.000đ

-15%

Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ (Bìa Cứng)

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ BẮC KỲ – MARCEL BEMANASE

Nghệ Thuật luôn là một thứ vô tận, và trong hàng vạn những khía cạnh, chủ đề nghệ thuật, thì Nghệ Thuật Trang Trí cũng là một dạng đặc biệt. Ở Bắc Kỳ, trong lịch sử đã có những dấu ấn riêng biệt trong cách trang trí, và đây cũng là một khía cạnh được rất nhiều người quan tâm cũng như khảo cứu.

Bởi vậy, với những tài liệu từ chính những người thợ thủ công cung cấp, và kèm đó là sự quan sát một cách miệt mài từ lịch sử cho đến giai đoạn đương thời của những người viết sách, thêm vào đấy là những thông tin mang tính huyền thoại và lịch sử, liên quan đến từng lĩnh vực nghệ thuật của Bắc Kỳ của ông Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông – con của nguyên Nhiếp chính vương, một người yêu nghệ thuật khai sáng, người bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật ở Bắc Kỳ, thì cuốn “Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ” ra đời như một lời giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông, đồng thời là một lời tri ân đối với các nghệ nhân ở Bắc Kỳ.

“Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ” của Marcel Bernanose bao gồm 64 hình khắc nằm ngoài bài và 48 hình minh hoạ sống động nằm trong các bài viết giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông là tác phẩm trang trí nghệ thuật sơ khai và đặc trưng nổi tiếng một thời của những người thợ thủ công Bắc Kỳ. Dõi theo từng bước công việc sáng tạo vô cùng tỉ mẩn và tinh xảo trên nhiều chất liệu (gỗ, kim loại, vải, giấy, v.v..), phong phú về hình thức thể hiện (lăng mộ, chùa, công trình kiến trúc) bạn đọc sẽ thêm thấu hiểu và tri ân công sức của các nghệ nhân, để cùng chung sức bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật trang trí Bắc Kỳ nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.

Mục lục sách Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ

  • THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO GIỚI THIỆU
  • NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ Ở BẮC KỲ
  • I. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
    1. Nguồn gốc
    2. Các điều kiện phát triển
    3. Sự phát triển
  • II. NHỮNG NHẬN XÉT VỀ NGHỆ THUẬT
    1. Nét đặc trưng
    2. Họa tiết trang trí
  • III. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
    1. Nguyên tắc
    2. Chùa
    3. Lăng mộ
  • IV. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỖ
    1. Chạm khắc
    2. Đồ sơn mài
    3. Đỗ khảm
  • V. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIM LOẠI
    1. Đồng và đồ đồng, thiếc
    2. Đồ kim hoàn
  • VI. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒ GỐM
  • VII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ VẢI VIII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GIẤY
  • IX. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
    1. Nghệ thuật trang trí gỗ
    2. Nghệ thuật trang trí kim loại
    3. Nghệ thuật trang trí vải
    4. Nghệ thuật trang trí giấy
  • THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO
  • MỤC LỤC HÌNH ẢNH
  • MỤC LỤC HÌNH KHẮC

495.000đ

550.000đ

-10%